Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Rate this post

Trước khi mang thai, người mẹ tương lai cần chuẩn bị kỹ càng về chế độ dinh dưỡng và thực hiện tiêm phòng các loại vaccine để bé yêu của bạn lớn lên khỏe mạnh, thông minh và hạn chế mắc bệnh tối đa.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Lên lịch kiểm tra sức khoẻ và tiêm phòng

Kiểm tra sức khoẻ trước khi mang thai

– Trước khi có thai, bạn cũng nên lên lịch khám sức khỏe, thông tin cho bác sĩ kỹ càng về tiền sử bệnh của bạn, chồng, gia đình, những loại thuốc bạn đang sử dụng…

– Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ cho bạn biết nên ăn những loại thực phẩm nào, tập thể dục ra sao, tiêm phòng những loại vaccin gì hay khuyên bạn từ bỏ các thói quen, ngừng uống những loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng…

– Nếu bạn đang mắc tiểu đường, huyết áp cao hoặc hen suyễn, bạn cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa để biết cách kiểm soát bệnh tốt trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bạn cũng cần xét nghiệm máu và tế bào cổ tử cung để xem mình có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nào không, nếu có bạn cần ngừng dự định mang thai để chữa bệnh trước.

Tiêm phòng các loại vaccin trước khi mang thai

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Loại vaccin

Thời điểm tiêm

Số liều vaccin cần tiêm

Yêu cầu

Thủy đậu

Trước khi có thai 3 tháng

1 – 2 liều

Không tiêm khi biết mình đã có thai

Viêm gan B

Tiêm mũi thứ nhất trước khi có thai 7 tháng, tiêm mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng và tiêm mũi thứ ba cách mũi thứ hai 6 tháng

3 liều

Xét nghiệm trước khi tiêm

Sởi – rubella – quai bị

Trước khi có thai 3 tháng

1 liều

Không tiêm khi biết mình đã có thai

Cúm

Trước khi có thai 1 tháng

1 liều

– Với vaccin ngừa viêm gan B và cúm, nếu lỡ có thai trước khi tiêm, bạn có thể tiêm bù trong thời gian thai kỳ.

– Còn nếu tiêm 2 vaccin này rồi mà phát hiện mang thai, thời gian tiêm đến lúc mang thai chưa được 1 tháng thì chị em nên thông báo với bác sĩ để có hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp, khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

– Bên cạnh đó, những chị em nào dưới 26 tuổi cũng nên tiêm phòng vaccin ngừa ung thư cổ tử cung HPV. Tiêm vaccin này 3 mũi, thời gian tiêm mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 – 2 tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai 6 tháng. Nếu có thai trong quá trình tiêm thì dừng tiêm, sinh xong mới tiêm tiếp, tuy nhiên thời gian tiêm 3 mũi không quá 2 năm.

– Nếu chị em có điều kiện nên tiêm phòng thêm các vaccin viêm gan A, viêm phổi do phế cầu, ngừa uốn ván… để giúp bảo vệ sức khẻo của mình và bé tốt hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Mediplantex của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

– Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai cũng quan trọng như chế độ dinh dưỡng trong và sau khi mang thai, khi chị em có một cơ thể khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng đủ chất, phôi thai sẽ phát triển tốt, mẹ và bé khỏe mạnh vững vàng hơn trong suốt thai kỳ.

– Nếu đã có ý định mang thai, chị em nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, thu nạp dưỡng chất đa dạng, bổ sung vào thực đơn các món ăn giàu protein, canxi, sắt, acid folic, kẽm, vitamin D, vitamin B12 như trái cây, sữa, trứng, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, rau xanh…

– Axit folic cực kỳ quan trọng với phụ nữ, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị có thai vì nó giúp giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, bạn nên bắt đầu uống mỗi ngày kể từ khi có ý định mang thai (khoảng 400mcg axit folic/ngày).

– Đặc biệt vì thói quen ăn nhiều thịt ít hải sản của người Việt nên chị em thường thiếu hụt Omega 3. Khi quyết định mang thai, chị em nên ăn nhiều các loại cá do trong cá có lượng Omega 3 dồi dào nhưng không nên ăn nhiều cá ngừ, cá thu vì hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể dùng viên bổ tổng hợp để có đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Theo dõi chu kì kinh nguyệt và tính ngày rụng trứng

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

>>>>>Xem thêm: Những cách diệt gián Đức bằng nguyên liệu tự nhiên đơn giản tại nhà

– Để dễ thụ thai, chị em nên tìm hiểu cách tính ngày rụng trứng, dễ thụ thai nhất của mình bằng cách ghi lại các ngày mình có kinh nguyệt hàng tháng. Sau đó, tính ra chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài bao nhiêu ngày.

– Chị em cũng căn cứ vào nhiệt độ cơ thể và chất nhầy cổ tử cung, theo dõi kỹ 2 dấu hiệu này để xác định chính xác thời gian rụng trứng của mình.

Mẹ bầu tương lai đã ghi nhớ hết các lưu ý này chưa? Nhớ chuẩn bị chế độ dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai để có sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé nhé!!!

Có thể bạn quan tâm:

Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất để dễ thụ thai hoặc tránh thai theo ý muốn

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *