Hạt bí là nguồn cung cấp protein và axit béo omega 3 tuyệt vời cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vậy sử dụng hạt bí trong giai đoạn mang thai có an toàn không và nó có gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Những lợi ích của hạt bí ngô với phụ nữ mang thai
Hạt bí ngô có thể được thêm vào món salad, bánh mì, sinh tố và tuyệt đối an toàn cho các bà mẹ sắp sinh. Không chỉ an toàn, chúng còn lành mạnh và là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trước khi sinh. Mang thai là thời kỳ cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi bên trong và bên ngoài để nhường chỗ cho sự phát triển của em bé.
Khi tử cung mở rộng, các cơ lưng, bụng và hông cần phải căng ra. Sự thúc đẩy, kéo và kéo căng này đòi hỏi thêm protein trong chế độ ăn uống và hạt bí ngô có thể giúp bạn vượt qua thời điểm quan trọng này, đặc biệt là đối với những người ăn chay. 1 cốc hạt bí ngô cung cấp một nửa nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài protein, nó còn chứa canxi, phốt pho, kali và kẽm.
Những lợi ích của hạt bí ngô với phụ nữ mang thai
Một số lợi ích của việc ăn hạt bí ngô khi mang thai là:
– Giàu chất xơ, hạt bí ngô giữ cho ruột của bạn hoạt động khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai. Chúng cũng ngăn ngừa tiêu chảy và là một chất tẩy giun tự nhiên. Hơn nữa, hạt bí còn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng dạ dày.
– Thiếu sắt là một vấn đề phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải. Thay vì sử dụng thực phẩm bổ sung, bạn nên đi theo cách tự nhiên và thêm hạt bí ngô vào chế độ ăn uống của mình. Cứ 100 gam hạt bí ngô chứa khoảng 8,8 miligam sắt. Sắt giúp sản xuất các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể được biết là sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn để tăng cường sự phát triển của em bé; do đó cần nhiều sắt hơn. Một cốc hạt này có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
– Hạt bí ngô giúp tim bơm máu hiệu quả, đồng thời giúp thai nhi phát triển răng và xương chắc khỏe.
– Hạt bí ngô giàu kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp kiểm soát tâm trạng thất thường thường gặp khi mang thai. Bên cạnh đó, kẽm giúp sản xuất DNA hỗ trợ sự phát triển tế bào nhanh chóng ở thai nhi. Bổ sung nhiều kẽm hơn cũng được biết là có thể ngăn ngừa sẩy thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân và các biến chứng khác có thể xảy ra sau khi sinh. Để đảm bảo điều này, phụ nữ mang thai nên bổ sung tối thiểu 13 mg kẽm mỗi ngày.
– Hạt bí ngô điều chỉnh lượng insulin giúp bạn không cần lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong suốt 9 tháng thai kỳ.
– Ăn hạt bí ngô thường xuyên sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
– Hạt bí ngô có chứa tryptophan. Vì lý do này, tiêu thụ hạt bí ngô vài giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp phụ nữ mang thai có thể có được giấc ngủ ngon hơn.
– Khi thai kỳ tiến triển, phụ nữ có xu hướng cảm thấy kiệt sức. Một cách để khắc phục điều này là tiêu thụ các loại thực phẩm giàu Vitamin B, hạt bí ngô là một nguồn cung cấp Vitamin B dồi dào, giúp tạo ra năng lượng. Bên cạnh đó, một ounce hạt cung cấp 16 microgram folate, một nguồn Vitamin B quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
– Hạt bí ngô cũng được biết đến là một nguồn quan trọng của chất béo không bão hòa lành mạnh và axit béo Omega 3 giúp hỗ trợ sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương.
– Hạt bí ngô giúp giảm cảm giác buồn nôn và nghén giúp phụ nữ mang thai ăn uống thoải mái hơn.
– Hạt bí ngô được cho là chất chống trầm cảm tốt nên tiêu thụ chúng có thể giúp cải thiện tâm trạng của phụ nữ mang thai và cũng giúp giảm mức độ căng thẳng của họ.
Một số lưu ý khi ăn hạt bí ngô
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử trí tiêu chảy cấp trong các ngày lễ
>>>>>Xem thêm: Rát lưỡi là bệnh gì? 5 nguyên nhân gây rát lưỡi, khô miệng kéo dài
Cũng giống như những loại thực phẩm khác, việc sử dụng điều độ chính là chìa khóa mang lại sức khỏe tốt. Để có được những lợi ích đầy đủ mà hạt bí ngô mang lại, bạn nên ăn với lượng vừa phải. Dưới đây là một vài tác dụng phụ của hạt bí ngô:
– Vì hàm lượng chất xơ trong loại hạt này cao, nên tiêu thụ quá nhiều hạt bí ngô có thể dẫn đến khó chịu ở bụng.
– Trong hạt bí ngô có một loại chất béo gây kích thích niêm mạc họng nên nếu ăn nhiều quá có thể dễ bị ho, khàn tiếng.
– Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số phụ nữ có thể bị dị ứng với hạt bí ngô và có thể gây thở khò khè, nôn mửa, khó thở hoặc thậm chí đau quặn bụng, nhưng những tác dụng phụ này vẫn còn đang tranh cãi ở phụ nữ mang thai.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc sử dụng hạt bí ngô trong thời kỳ mang thai cũng như những lưu ý khi khi sử dụng. Bạn có thể thêm một lượng hạt bí vừa phải vào chế độ ăn để mang lại những lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
Nguồn: Vinmec.com, Beingtheparent