Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng ở các tế bào, dẫn tới tăng nồng độ đường trong máu. Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân đái tháo đường qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và biến chứng cần lưu ý
Contents
Nguyên nhân của đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin ở tuyến tụy. Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 1 là do các yếu tố về gen và môi trường như vi-rút.[1]
Khi hệ miễn dịch tấn công vào tế bào beta sản xuất insulin sẽ gây bệnh tiểu đường type 1
Nguyên nhân của đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 là loại đái tháo đường phổ biến nhất, nguyên nhân có thể là do tình trạng đề kháng insulin, di truyền và lối sống.
Do đề kháng insulin
Tình trạng đề kháng insulin ở các tế bào cơ, gan, mỡ gây giảm hiệu quả sử dụng insulin và khả năng chuyển hóa đường. Kết quả là cơ thể của người bệnh cần thêm nhiều insulin hơn để bù đắp sự suy giảm hiệu quả sử dụng insulin của các tế bào.
Ở giai đoạn đầu, tuyến tụy có thể tăng cường sản xuất insulin để đáp ứng đủ nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin thì sẽ dẫn đến sự gia tăng nồng độ đường trong máu.
Sự đề kháng insulin ở các tế bào cơ, gan và mỡ gây ra bệnh tiểu đường type 2
Do di truyền
Tương tự với đái tháo đường type 1 thì nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 2 cũng có thể liên quan đến các yếu tố về gen và di truyền. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình và phổ biến hơn ở một số chủng tộc, dân tộc như người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ba Nha.
Tiểu đương type 2 có liên quan đến một số yếu tố gen và di truyền
Do thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng insulin ở các tế bào cơ, gan và mỡ dẫn tới bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, lối sống lười vận động và việc tích tụ mỡ bụng cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể dẫn tới bệnh tiểu đường type 2
Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ
Do kháng insulin
Các hormone được sản xuất bởi nhau thai góp phần gây ra tình trạng đề kháng insulin ở cơ thể người mẹ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.
Mặc dù, hầu hết phụ nữ mang thai đều có thể sản xuất đủ insulin để khắc phục tình trạng này nhưng ở một số trường hợp, người mẹ có thể mắc phải đái tháo đường thai kỳ nếu tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin.
Bên cạnh đó, giống với đái tháo đường type 2, tình trạng tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.
Các hormone do nhau thai tiết ra có thể gây ra tình trạng đề kháng insulin
Di truyền
Các yếu tố về gen và di truyền cũng đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Khi phụ nữ mang thai có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường thì nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của họ sẽ cao hơn so với những người khác.
Yếu tố gen và di truyền góp phần gây ra bệnh đái thái đường thai kỳ
Các nguyên nhân khác gây đái tháo đường
Các bệnh lý nội tiết
Một số bệnh lý nội tiết khiến cơ thể sản xuất quá nhiều một loại hormone nhất định đôi khi làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như:
- Hội chứng Cushing: xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều costisol.
- Bệnh to đầu chi: do cơ thể cơ thể tạo ra nhiều hormone tăng trưởng GH.
- Bệnh cường giáp: khi tuyến giáp tăng hoạt động và sản xuất quá nhiều hormone giáp.
Hội chứng Cushing làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Thuốc
Mốt số loại thuốc có thể gây hại cho tế bào beta tuyến tụy hoặc làm gián đoạn hoạt động của insulin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: niacin (vitamin B3), một số thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh, thuốc tâm thần, pentamidine, glucocorticoids.
Tìm hiểu thêm: 10 nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bị ung thư phổi dù không hút thuốc lá
Một số loại thuốc có thể gây hại cho tế bào beta tuyến tụy
Tổn thương tuyến tụy
Viêm tụy, ung thư tuyến tụy hay chấn thương tụy đều có thể gây hại cho các tế bào beta tuyến tụy. Điều này đôi khi dẫn đến sự suy giảm khả năng sản xuất insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Viêm tụy có thể gây hại cho các tế bào beta và dẫn tới suy giảm khả năng tạo insulin
Các ảnh hưởng của gen
Bệnh đái tháo đường đơn gen là do tình trạng đột biến ở một gen duy nhất và thường được di truyền qua các thể hệ. Hầu hết các đột biến gen này gây bệnh bằng cách làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Các bệnh đái tháo đường đơn gen phổ biến nhất là bệnh đái tháo đường ở trẻ sơ sinh và bệnh đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi (MODY).
Bên cạnh đó, một số bệnh lý di truyền khác như bệnh xơ nang, bệnh hemochromatosis cũng có thể làm tổn thương tụy và ngăn cản sự sản xuất insulin của tuyến tụy dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bệnh đái tháo đường đơn gen phổ biến nhất là đái tháo đường ở trẻ sơ sinh
Biến chứng của bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường làm giảm khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng ở các tế bào, gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu, thần kinh và nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm soát tốt, lâu dần bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Bệnh tim mạch: bệnh mạch vành (bệnh tim thiếu máu cục bộ), tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.
- Tổn thương dây thần kinh: gây cảm giác ngứa ran, tê, nóng rát hoặc đau, mất cảm giác ở đầu chi và lan dần lên trên.
- Bệnh thận đái tháo đường do tổn thương mạch máu ở cầu thận.
- Bệnh võng mạc đái tháo đường do tổn thương mạch máu ở võng mạc.
- Bệnh về da, niêm mạc như nhiễm trùng, nấm.
- Bệnh Alzheimer.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai nhi, các biến chứng có thể gặp như: thai to, hạ đường huyết sau sinh, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 sau này.
Các biến chứng thường gặp ở người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ như: tiền sản giật, nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo hoặc bệnh đái tháo đường thực sự.[2]
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng lên nhiều hệ cơ quan
Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường
Những thực phẩm nên sử dụng
Chế độ ăn cân bằng và lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng kiểm soát đường máu của người bệnh đái tháo đường. Những thực phẩm nên sử dụng ở người mắc bệnh đái tháo đường bao gồm:
- Trái cây và rau củ tươi như bưởi, đào, táo, lê, rau cải, cà chua, cà tím.
- Cơm tấm, gạo lứt, bún, lúa mì nguyên hạt.
- Thực phẩm giàu protein: các loại đậu, hạt, trứng, thịt và cá.
- Sữa gầy, sữa chua ít béo và không đường, phô mai.
- Chất béo lành mạnh như: dầu ô liu, dầu thực vật.[3]
Ăn trái cây và rau củ tươi có lợi cho việc quản lý đường huyết ở người bệnh tiểu đường
Những thực phẩm nên tránh sử dụng
Để quản lý tốt lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh, người bệnh đái tháo đường nên tránh sử dụng một số thực phẩm như:
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật, dầu dừa, các đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm chứa nhiều muối, đặc biệt là các thức ăn chế biến sẵn.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh ngọt, kem, khoai tây, khoai lang nướng, xôi nếp, cơm.
Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt
Các nguyên nhân có thể gây bệnh đái tháo đường, bao gồm: rối loạn miễn dịch, sự đề kháng insulin, yếu tố di truyền và tình trạng thừa cân, béo phì. Bạn hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!
Diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444
what is a healthy, balanced diet for diabetes?
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/what-is-a-healthy-balanced-diet
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn đắp mặt nạ đúng cách giúp làn da sáng mịn, hiệu quả rõ rệt