Loãng xương là bệnh thường gặp từ độ tuổi trung niên. Cùng tìm hiểu cách điều trị loãng xương qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Những phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả
Contents
Loãng xương là gì?
Loãng xương là bệnh được hình thành do sự mất cân bằng quá trình tạo xương và hủy xương. Điều này khiến cho xương yếu đi và dễ gãy hơn.
Loãng xương thường diễn biến âm thầm cho đến khi xuất hiện tình trạng gãy xương khi người bệnh chỉ thực hiện những động tác bình thường hoặc khi chấn thương xảy ra rất nhẹ. Vì vậy, việc phát hiện sớm loãng xương là vấn đề được nhiều người quan tâm.[1]
Loãng xương là tình trạng cấu trúc xương yếu đi
Bệnh loãng xương có chữa được không
Không có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng loãng xương do sự thoái hóa của các tế bào khi tuổi tác cao. Tuy không thể ngăn cản quá trình này xảy ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh này bằng thuốc cũng như kết hợp thay đổi lối sống.
Loãng xương không thể điều trị khỏi nhưng có thể làm chậm quá trình này bằng một số phương pháp
Những cách điều trị loãng xương
Bổ sung canxi và Vitamin D
Canxi và vitamin D là hai vi chất cần thiết cho sự hình thành hệ xương khớp. Việc bổ sung các chất này trong giai đoạn trung niên có thể làm chậm quá trình loãng xương. Lưu ý trước khi sử dụng, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và được bác sĩ kê đơn thích hợp.[1]
Nhu cầu canxi tối ưu tùy thuộc vào lứa tuổi và giới tính, song nên đảm bảo đủ 1000 – 1200 mg/ngày. Khoảng 1000 mg/ ngày đối với nam giới 50-70 tuổi và khoảng 1200 mg/ ngày cho nam > 70 tuổi và nữ > 50 tuổi.
Nguồn canxi: thực phẩm ( các thức ăn, đồ uống giàu canxi đặc biệt là sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa), dược phẩm chứa canxi sẽ cần thiết nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ ( ít nhất 1000 mg/ ngày).
Vitamin D: nguồn cung cấp vitamin D từ ánh nắng mắt trời là quan trọng nhất, ngoài ra thức ăn và các chế phẩm vitamin D có thể dùng bổ sung.
Khuyến cáo nhu cầu trung bình vitamin D hàng ngày cho người lớn từ 50 tuổi là 800- 1000 đơn vị/ ngày. Đặc biệt lưu ý những người có nguy cơ cao thiếu vitamin D: hội chứng kém hấp thu, bệnh thận mnaj, béo phì, người già yếu ít tiếp xúc với ánh nắng, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D.
Thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng để làm chậm quá trình phá hủy xương hoặc tăng quá trình sản xuất các tế bào xương như:
- Bisphosphonates: giúp làm chậm quá trình phân hủy xương. Đây là thuốc có tác dụng chậm (từ 6 – 12 tháng mới có tác dụng) nên người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài (khoảng 3-5 năm). Thuốc hấp thu tốt nhất khi đói nên khi sử dụng người bệnh nên uống sau ăn khoảng 2 giờ hoặc trước ăn 30 phút.
- Bổ sung chất tương tự estrogen (SERM): đây là thuốc có tính chất tương tự estrogen giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương tại cột sống.
- Bổ sung hormone tuyến cận giáp: giúp kích thích quá trình tạo tế bào xương mới. Thuốc này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.
- Thuốc sinh học: đây là loại thuốc mới có nguồn gốc từ protein giúp làm chậm quá trình phá hủy xương và tăng cường quá trình sản xuất các tế bào xương.[2]
Một số loại thuốc giúp làm chậm quá trình hủy xương
Tập thể dục thường xuyên
Một số bài tập giúp tăng sức mạnh của xương cũng như tất cả các cơ quan liên quan tới xương như cơ, gân và dây chằng. Cụ thể là:
- Những bài tập chịu trọng lực để nâng cao sức mạnh cơ bắp.
- Những bài tập chống lại trọng lực như yoga, đi bộ, thái cực quyền.
- Ngoài ra, người bệnh có thể tìm chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn bài tập phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Tập thể dục thường xuyên giúp xương chắc khỏe
Xây dựng lối sống lành mạnh
Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc, việc xây dựng thói quen sống lành mạnh cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Những thói quen tốt nên duy trì có thể kể đến là:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng và phong phú, bổ sung đủ vitamin D và canxi.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia.[3]
Tìm hiểu thêm: Bồ hòn có tác dụng gì? 6 tác dụng của quả bồ hòn trong chữa bệnh
Bỏ thuốc lá giúp làm chậm quá trình hủy xương
Phòng ngừa loãng xương
Để phòng ngừa loãng xương, mọi người có thể tuân thủ một số gợi ý sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi.
- Bảo hộ phù hợp khi thực hiện các hoạt động thể thao.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh vấp ngã hoặc va chạm.
- Hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe.
- Sử dụng gậy hoặc khung tập nếu đi lại khó khăn.
Sử dụng phương tiện bảo hộ khi thực hiện một số hành động ảnh hưởng đến xương
Loãng xương nên ăn gì?
Chế độ ăn với những người mắc loãng xương là chế độ ăn Địa Trung Hải. Một số thực phẩm cần được cung cấp đầy đủ có thể kể đến là:
- Canxi: có nhiều trong sữa, phô mai, bông cải xanh, đậu nành, bánh mì, cá nhỏ ăn được cả xương,…
- Vitamin D: nên phơi nắng vào thời điểm cần thiết để được cung cấp đầy đủ vitamin này. Một số thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng có thể được sử dụng nếu người bệnh thiếu vitamin D nghiêm trọng.
- Vitamin A: chỉ nên cung cấp vừa đủ, không nên để nồng độ vitamin A quá nhiều trong máu.[4]
Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe
Loãng xương là bệnh không thể điều trị khỏi. Sự thay đổi về chế độ ăn hay thuốc sử dụng chỉ có tác dụng làm chậm quá trình này để tránh những biến chứng nguy hiểm. Tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang bước vào độ tuổi trung niên cần thực hiện những gợi ý thay đổi lối sống để tránh tình trạng loãng xương.
Osteoporosis
https://www.nhs.uk/conditions/osteoporosis/treatment/
Osteoporosis treatment
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/in-depth/osteoporosis-treatment/art-20046869
Food for healthy bones
https://www.nhs.uk/live-well/bone-health/food-for-strong-bones/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Điều trị rụng tóc bằng dầu hạt bí ngô