Nhược thị là một trong những bệnh về mắt khiến khả năng nhìn của chúng ta không những bị hạn chế mà còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Cùng Kenshin tìm hiểu nhược thị là gì và những dấu hiệu của nó nhé!
Bạn đang đọc: Nhược thị là gì? 5 dấu hiệu của nhược thị cần lưu ý
Nhược thị là gì?
Nhược thị (mắt lười) là hiện tượng giảm thị lực ở mắt do sự phát triển thị giác bất thường trong giai đoạn đầu đời. Đây là một trong những rối loạn phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra khi thị lực ở một hoặc hai mắt bị suy giảm do não không hoạt động hiệu quả vì một lý do nào đó. Điều này dẫn đến việc não không nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt truyền đến.
Dấu hiệu của nhược thị
Nhận thức độ sâu kém
Do nhược thị làm cản trở thị lực của một hoặc thậm chí là cả hai bên mắt, do đó nhận thức về độ sâu của trẻ sẽ kém dần. Nhận thức về chiều sâu là khả năng nhìn thế giới bên ngoài theo ba chiều (3D).
Thông thường nhận thức về chiều sâu sẽ phân phối tín hiệu cho cả hai mắt để mắt tiếp nhận hình ảnh vật thể, kích thước, thị sai chuyển động. Do đó khi nhược thị gây nên giảm thị lực một bên mắt thì sự nhận sức về độ sâu cũng kém đi.
Mắt lác
Mắt lác (lé) xuất hiện bởi vì sự sắp xếp sai của mắt dẫn đến các hình ảnh võng mạc khác nhau được gửi tới võ não của vùng thị giác. Khi sự sai lệch này xảy ra, não chỉ chú ý đến chỉ một mắt mỗi lần và đầu vào từ mắt còn lại bị ngăn chặn.
Các cơ vận nhãn lúc này xảy ra sự mất cân bằng, không còn phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng. Từ đó dẫn đến hiện tượng mắt lác.
Bất thường khúc xạ (bị cận, loạn hoặc viễn thị)
Các tật khúc xạ gây giảm thị lực do hình ảnh bị mờ khi truyền đến não.
Trường hợp nhược thị dị hướng xảy ra khi khúc xạ giữa hai mắt không đều nhau dẫn đến hình ảnh ở võng mạc có tiêu điểm khác nhau. Do đó hình ảnh từ mắt có tật khúc xạ lớn hơn thì hội tụ kém hơn.
Giảm thị lực hai bên xảy ra khi các tật khúc xạ như cận, loạn, viễn thị ở mức cao và khiến não nhận hình ảnh ngày càng mờ.
Hay nheo mắt, nghiêng đầu, ngoẹo cổ để nhìn rõ hơn.
Trẻ thường hay nheo mắt, nghiêng đầu, ngoẹo cổ khi xem ti vi, nhìn bảng đen hay một vật gì đó chứng tỏ mắt trẻ đã có dấu hiệu nhược thị bởi một bên mắt hoạt động tốt hơn bên còn lại nên sẽ sử dụng bên tốt nhiều hơn.
Nheo mắt, dụi mắt khi ra ánh sáng chứng tỏ mắt không thoải mái khi tiếp xúc với ánh sáng.
Tìm hiểu thêm: Sợi bã nhờn là gì? Cách trị sợi bã nhờn trên mũi tại nhà hiệu quả
Tổn thương thành phần trong suốt của mắt
Các tổn thương thành phần trong suốt của mắt như đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, tổn thương dịch kính cũng là các nguyên nhân gây ra giảm thị lực ở mắt của trẻ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy mắt của trẻ có dấu hiệu bị lác sau vài tuần đầu đời. Đối với tất cả trẻ em, chúng ta nên đưa trẻ khám mắt toàn diện từ 3 – 5 tuổi.
Kiểm tra thị lực là điều hết sức cần thiết khi gia đình có tiền sử bị lác mắt, đục thủy tinh thể và một số các tật về mắt khác như cận thị, loạn thị, viễn thị.
Phương pháp chẩn đoán
Sau đây là một vài phương pháp chẩn đoán hiện này để xác định nhược thị:
- Siêu âm nhãn cầu.
- Điện võng mạc.
- Kiểm tra thị lực.
- Đo khúc xạ.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Laboratoires Chemineau của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Một số bệnh viện mắt uy tín
Sau đây là một vài bệnh viện mắt uy tín ở TP. HCM và Hà Nội:
Tại TP. HCM: Trung tâm Mắt kỹ thuật cao – Bệnh viện 30-4, Bệnh viện Mắt TP HCM, Bệnh viện Trưng Vương,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung Ương, Bệnh viện mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Bạch Mai,…
Nhà thuốc vừa cung cấp thông tin về nhược thị và một số dấu hiệu của nó cũng như một vài dấu hiệu để bạn nhận biết nhược thị ở trẻ để phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu thấy hữu ích thì hãy chia sẻ rộng rãi đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Johns Hopkins Medicine, Mayo Clinic