Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Rate this post

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có một vết rách dọc theo ống hậu môn. Nứt hậu môn có thể gây đau và chảy máu khi đi cầu. Vậy nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Bạn hãy đọc bài viết để tìm hiểu thêm về nứt kẽ hậu môn nhé!

Bạn đang đọc: Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có một vết rách dọc theo ống hậu môn. Các nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn bao gồm: táo bón, rặn hoặc đi đại tiện phân cứng, lớn. Các vết nứt hậu môn thường gây đau và chảy máu khi đi tiêu hoặc có thể gây co thắt cơ vòng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Hầu hết các vết nứt hậu môn sẽ tự lành bằng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà như tăng cường bổ sung chất xơ hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm.

Nhưng khi các biện pháp tại nhà không hiệu quả hoặc vết nứt trở thành tình trạng mạn tính, người bệnh bị nứt kẽ hậu môn có thể phải dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.[1]

Nguyên nhân gây nứt kẻ hậu môn

Các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn có thể được phân thành các nhóm như sau:

  • Cấp tính (kéo dài từ dưới 8 tuần): gây ra bởi táo bón, tiêu chảy mạn tính, bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI), viêm ruột, sau sinh con, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, tiền sử phẫu thuật hậu môn trực tràng.
  • Mạn tính (trên 8 tuần): thường phải mắc nứt hậu môn cấp tính và vết nứt không lành trong 8 tuần, tỉ lệ cấp tính gây nứt kẽ hậu môn mãn tính là trên 30%, nguyên nhân có thể là do thiếu máu nuôi, bất thường bẩm sinh niêm mạc hậu môn gây suy yếu, trĩ.
  • Nguyên nhân ít gặp hơn: Lao, HIV, Crohn, STD (bệnh lây qua đường tình dục như herpes, giang mai), ung thư hậu môn gây vết nứt bên.

Trên thực tế, đa số các vết nứt hậu môn thường nằm ở vị trí dưới giữa.

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn cấp tính có thể là do táo bón

Triệu chứng nứt kẻ hậu môn

Người bệnh bị nứt kẽ hậu môn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau rát tại hậu môn khi đi cầu và có thể kéo dài đến vài giờ sau đi cầu.
  • Đi cầu ra máu đỏ tươi lượng ít hoặc máu dính ở trên giấy vệ sinh.
  • Có thể nhìn thấy vết nứt ở vùng da xung quanh hậu môn.
  • Một cục thịt nhỏ lồi lên ở phần da gần vết nứt hậu môn.
  • Co thắt cơ vòng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Vết nứt hậu môn thường có thể tự khỏi và không để lại biến chứng nào. Nhưng nếu vết nứt hậu môn tồn tại quá lâu không lành, nứt hậu môn mạn tính thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu mạn do vết nứt kẽ hậu môn mạn tính kéo dài gây chảy máu liên tục.
  • Cảm giác đau dẫn đến sợ đi tiêu, do đó có thể gây táo bón khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tiểu không tự chủ.
  • Rò hậu môn gây rò phân ra khu vực khác do hậu môn xuất hiện một vết nứt sâu.
  • Nhiễm trùng.[2]

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gây biến chứng thiếu máu mạn do chảy máu kéo dài

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không?

Hầu hết các vết nứt kẽ hậu môn đều là bệnh lý tạm thời và có thể tự khỏi được. Người bệnh có thể không cần điều trị bằng thuốc hay thực hiện các can thiệp khác ngoài việc chăm sóc tốt cơ thể và nết nứt.

Trong trường hợp các vết nứt không thể tự lành sau 6 – 8 tuần điều trị hoặc có tiến triển xấu như chảy máu liên tục kéo dài, rò hậu môn, nhiễm trùng… thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Sau khi lành, vết nứt hậu môn cũng rất dễ tái phát nếu các nguyên nhân gây nứt hậu môn vẫn còn đó. Vì vậy trong nứt kẽ hậu môn việc tìm kiếm nguyên nhân và thay đổi lối sống lành mạnh là rất quan trọng để phòng ngừa tái phát.

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nhưng cũng rất dễ tái phát

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Đa số trường hợp nứt kẽ hậu môn đều do căng giãn hậu môn quá mức, có thể tự khỏi thông qua chăm sóc tại nhà hoặc bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc trong 6 – 8 tuần.

Trong trường hợp nứt hậu môn do các bệnh lý khác như bệnh Crohn, giang mai… người bệnh cần tiến hành nhiều xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và sẽ được các bác sĩ hội chẩn để tìm ra phương án điều trị tối ưu.

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà

Phần lớn vết nứt hậu môn có thể tự lành thông qua các biện pháp điều trị tại nhà. Một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo là:

  • Ngâm nước ấm: giúp giãn cơ vùng hậu môn, hông, làm tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn. Điều này có thể hiệu quả trong việc giảm bớt sự khó chịu do vết nứt gây ra và hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi vết nứt kẽ hậu môn.
  • Bổ sung chất xơ, uống đủ nước: giúp phân mềm, dễ đi cầu hơn tránh gây tổn thương cho hậu môn, hỗ trợ phục hồi vết nứt hậu môn tốt hơn.
  • Giữ vệ sinh: giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng vòi nước hoặc giấy ướt không mùi để vệ sinh vùng da ở hậu môn sau khi đi cầu để tránh gây tổn thương cho hậu môn.
  • Tập thể dục: tập thể dục nói chung và các bài tập vùng bụng nói riêng giúp tăng nhu động ruột làm quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải phân của người bệnh tốt hơn.
  • Dùng thuốc làm mềm phân: phù hợp với những người bệnh có biểu hiện táo bón, thuốc giúp ngừa táo bón để tránh gây tổn thương cho hậu môn.
  • Mỡ bôi trơn: có thể giúp phân đi qua ống hậu môn dễ dàng hơn, hạn chế tổn thương thêm vết loét và đồng thời tạo 1 lớp màng mỡ ngăn cách làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết nứt.
  • Thuốc giảm đau: nếu vết nứt gây đau rát người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen để làm giảm triệu chứng.[3]

Tìm hiểu thêm: 21 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người mà bạn nên tránh

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Ngâm nước ấm có thể hỗ trợ quá trình phục hồi vết nứt hậu môn

Sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn

  • Thuốc mỡ nitroglycerin: giúp giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn, hỗ trợ phục hồi vết nứt kẽ hậu môn tốt hơn.
  • Kem bôi gây tê tại chỗ: thuốc kê đơn có tác dụng gây tê tại chỗ dạng bôi như lidocain có thể làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc chẹn canxi dạng bôi: giúp giãn cơ vòng hậu môn, gồm các thuốc như diltiazem, nifedipine và đã được chứng minh hiệu quả hơn so với nitroglycerin.[4]

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Lidocain có thể được sử dụng để gây tê tại chỗ cho người bệnh bị nứt kẽ hậu môn

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

Đối với người bệnh bị nứt kẽ hậu môn chỉ cân nhắc thực hiện phẫu thuật khi bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc, bệnh tiến triển mạn tính và thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện các biến chứng khó kiểm soát (như rò hậu môn, nhiễm trùng mạn tính).

Chi phí phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường dao động từ 3 – 12 triệu đồng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, cơ sở chữa trị, phương pháp phẫu thuật… Phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường sẽ là cắt mở cơ thắt làm giảm sự co cứng của cơ này từ đó giảm áp lực phân khi đi qua ống hậu môn. Tùy theo tình trạng bệnh lý, có thể phẫu thuật mở cơ thắt mà không cần gây mê.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần có các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết mổ hợp lí để tránh tổn thương và giúp quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Các biện pháp mà người bệnh có thể áp dụng là:

  • Tuân thủ chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ, đặc biệt là thuốc men và chế độ nhịn ăn.
  • Vệ sinh vết thương và vùng da xung quanh mỗi ngày bằng nước ấm, lau khô bằng giấy ướt không chứa cồn.
  • Tránh dùng khăn, giấy khô cứng chà xát lên vết thương.
  • Không dùng xà phòng, các sản phẩm có hương liệu để vệ sinh vết thương tránh tình trạng kích ứng.
  • Tránh vận động mạnh trong tuần đầu phẫu thuật như nâng tạ, chạy bộ… và không đi bơi cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Ăn nhiều chất xơ để giữ phân mềm, giúp giảm đau khi đi vệ sinh.[5]

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Các cách điều trị nứt kẽ hậu môn

>>>>>Xem thêm: Người bị huyết áp thấp nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Phẫu thuật điều trị vết nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở mọi lứa tuổi gây ra tình trạng đau và chảy máu khi đi cầu. Đa số trường hợp nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi thông qua việc chăm sóc tại nhà. Bạn hãy chia sẻ bài viết này với mọi người để cùng tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *