Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Rate this post

Omega 6 là một axit béo cùng họ với omega 3 cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ và nguồn thực phẩm chứa omega 6 qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega 6 là gì?

Omega-6 là một loại chất béo không bão hòa đa, có trong dầu thực vật, các loại hạt và hạt. Omega 6 tồn tại dưới các dạng gamma linolenic acid (GLA), dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), arachidonic acid (AA) và phổ biến nhất là axit linoleic (LA).[1]

Omega 6 là một trong những chất béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra được. Thay vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh là nguồn cung cấp axit béo omega-6 chính của cơ thể.[2]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega-6 là một chất béo không bão hòa đa, có trong dầu thực vật và các loại hạt

Các tác dụng của Omega 6 đối với sức khỏe

Giảm đau dây thần kinh do đái tháo đường

Một nghiên cứu cho thấy dùng axit gamma linolenic (GLA) trong 6 tháng trở lên có thể làm giảm triệu chứng đau dây thần kinh ở những người mắc bệnh thần kinh do tiểu đường.[3]

Ngoài ra, nghiên cứu khác cũng nhận thấy phương pháp cung cấp axit gamma-linolenic (GLA) giúp điều chỉnh các vấn đề về sinh hóa, phục hồi mức độ chất chuyển hóa GLA về bình thường, đồng thời tạo ra những cải thiện về lâm sàng và sinh lý thần kinh ở bệnh lý thần kinh tiểu đường.[4]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Axit gamma linolenic có thể làm giảm triệu chứng đau dây thần kinh ở những người tiểu đường

Hỗ trợ điều trị trong viêm khớp dạng thấp (RA)

Báo cáo năm 2011 nhận định rằng axit gamma linolenic (GLA) có khả năng giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như giảm đau, sưng và cứng khớp buổi sáng.[5]

Tuy nhiên, khi sử dụng GLA cho các triệu chứng của viêm khớp có thể phải mất từ 1 đến 3 tháng mới thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

GLA có khả năng giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Hỗ trợ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Một nghiên cứu thực hiện trên trẻ em (6-12 tuổi) mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đang điều trị bằng methylphenidate được kết hợp sử dụng omega 3 và 6 trong 6 tháng cho thấy rằng có sự cải thiện về tình trạng bồn chồn, hung hăng, thiếu chú ý và bốc đồng. Ngoài ra, trẻ còn hợp tác với phụ huynh và giáo viên, hoàn thành công việc và cho kết quả học tập tốt hơn.[6]

Một nghiên cứu khác cũng nhận định rằng các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) giảm và ít tác dụng phụ xảy ra hơn khi sử dụng Omega-3/6 hoặc methylphenidate (MPH) kết hợp Omega-3/6 so với chỉ sử dụng MPH.[7]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Điều trị ADHD kết hợp với omega 3 và 6 cho thấy có sự cải thiện về tình trạng bệnh

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị ung thư vú dùng kết hợp GLA với tamoxifen (một loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú nhạy cảm với estrogen) có phản ứng tốt hơn so với những người chỉ dùng tamoxifen sau 6 tuần điều trị. Từ đó, GLA được đề nghị như một chất bổ sung hữu ích cho tamoxifen trong bệnh ung thư vú nhạy cảm với nội tiết.[8]

Nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng chế độ ăn giàu axit gamma-linolenic (GLA) ngăn chặn quá trình gây ung thư ở vú và ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy ở người.[9]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

GLA giúp ngăn chặn và ức chế sự phát triển của quá trình gây ung thư ở vú

Chống viêm

Axit arachidonic (ARA) của omega-6 đóng góp đáng kể vào các axit béo có trong màng phospholipid của tế bào liên quan đến tình trạng viêm. Từ đó nhận định rằng ARA và axit linoleic (LA) có thể hỗ trợ giảm viêm cho cơ thể.[10]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

ARA và LA trong omega 6 có thể liên quan đến việc giảm viêm của cơ thể

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Omega-6 được nhận định có tác động thuận lợi đến các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.[11]

Một báo cáo cho rằng, axit béo không bão hòa đa (bao gồm omega-6) có tác dụng tích cực đối với lipid máu và giảm các biến cố bệnh tim mạch vành. Hơn nữa, việc điều chỉnh chất béo trong chế độ ăn uống thành axit béo không bão hòa đơn hoặc đa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả trong ít nhất 6 tháng.[12]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega-6 có tác động thuận lợi đến các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch

Giảm nguy cơ gãy xương và loãng xương

Những người không nhận đủ axit béo thiết yếu (đặc biệt là EPA và GLA) có nhiều khả năng bị loãng xương hơn những người bình thường.

Nghiên cứu cho thấy axit gamma-linolenic (GLA) và axit eicosapentaenoic (EPA) có thể tăng khả năng hấp thu canxi, giảm bài tiết và tăng lắng đọng canxi trong xương. Từ đó mang lại tác dụng có lợi đối với xương như cải thiện tình trạng thoái hóa xương và gia tăng mật độ khoáng xương ở bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương.[13]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

GLA cải thiện tình trạng thoái hóa xương ở người loãng xương

Cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức ở người già và bệnh Alzheimer

Axit linoleic (LA) trong chế độ ăn uống không chỉ làm giảm các cytokine tiền viêm và giải quyết tình trạng viêm thần kinh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiến triển và phát triển của bệnh Alzheimer.[14]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

LA giúp giải quyết tình trạng viêm thần kinh dẫn đến tiến triển của bệnh Alzheimer

Cải thiện sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh hoặc phát triển tinh thần

Các axit béo omega 6 rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Nếu bị thiếu hụt trầm trọng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương da và chậm phát triển não bộ, hạn chế khả năng ghi nhớ và học tập sự phát triển tinh thần.[15]

Ngoài ra, axit béo omega-6 còn là một dưỡng chất giúp tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn, phát triển khỏe mạnh và toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega-6 giúp tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng

Hướng dẫn sử dụng Omega 6 đúng cách an toàn, hiệu quả

Bạn có thể sử dụng omega 6 cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn do lượng chất béo trong thức ăn là môi trường lý tưởng giúp tăng hấp thu omega 6. Hơn nữa, thời điểm dùng omega 6 được hấp thu tối đa và tốt nhất là vào buổi sáng. Tuy nhiên, nên tránh dùng lớn hơn 3.000 mg omega 6 mỗi ngày.[16]

Tìm hiểu thêm: 21 cách chữa đau đầu ngay lập tức an toàn tại nhà, không dùng thuốc

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Bạn có thể sử dụng omega 6 cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn

Nên sử dụng Omega 6 bao nhiêu một ngày?

Liều lượng axit béo omega 6 của mỗi người phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số tình trạng bệnh lý khác của cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia, lượng tiêu thụ axit béo omega 6 dạng axit linoleic (LA) hàng ngày như sau:[17]

  • Nữ giới từ 19–50 tuổi: 12g.
  • Nữ từ 51 tuổi trở lên: 11g.
  • Nam giới từ 19–50 tuổi: 17g.
  • Nam giới từ 51 tuổi trở lên: 14g.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Liều lượng axit béo omega 6 thích hợp mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Omega 6

Mặc dù mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhưng omega 6 cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như:

  • Đau bụng: Omega 6 là chất béo nên khi sử dụng quá mức có thể gây đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.
  • Chóng mặt, buồn nôn.
  • Hạ huyết áp: Nhóm chất béo omega 6 có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên, giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Do đó, ở những người huyết áp thấp khi sử dụng omega 6 khiến huyết áp hạ quá thấp.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Đau bụng là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Omega 6

Lưu ý khi sử dụng Omega 6

Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng

Các sản phẩm tự nhiên như omega 6 không phải lúc nào cũng an toàn và liều lượng khi sử dụng rất quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo làm theo các hướng dẫn trước khi sử dụng để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe mà dưỡng chất này mang lại.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tối ưu hóa lợi ích omega 6

Thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú

Axit béo omega-6 tiêu thụ với liều lượng cao có thể không an toàn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây chuyển dạ sớm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú sử dụng nhiều omega 6 cũng có thể khiến trẻ bị bệnh chàm.[18]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega-6 liều cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây chuyển dạ sớm

Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em

Axit béo omega-6 thường được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn từ 5 – 10% lượng calo hàng ngày ở trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu axit béo omega-6 có an toàn khi sử dụng làm thuốc đối với trẻ em hay không.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết axit béo omega-6 an toàn với trẻ em

Không sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Omega-6 có thể gây khó thở hơn ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Do đó, bạn nên cân nhắc không sử dụng chất bổ sung axit béo omega-6 nếu đang bị COPD.[18]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega-6 có thể gây khó thở hơn ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Không sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường dùng nhiều axit béo omega-6 trong chế độ ăn uống có thể gây ra phản ứng kích thích sản xuất glucose khiến đường huyết tăng cao. Từ đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và biến chứng bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng.[18]

Vì vậy, đừng sử dụng chất bổ sung axit béo omega-6 nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Sử dụng omega-6 có thể gây ra phản ứng khiến đường huyết tăng cao

Không dùng omega 6 cho người có nồng độ triglycerides cao

Omega-6 là một axit béo nên khi sử dụng có thể làm tăng mức chất béo trung tính của cơ thể. Do đó, không nên sử dụng chất bổ sung axit béo omega-6 nếu bạn có nồng độ triglycerides cao.[18]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

Omega-6 là một axit béo nên khi sử dụng có thể làm tăng mức chất béo trung tính của cơ thể

Thực phẩm giàu Omega 6

Axit béo omega-6 có sẵn trong các loại dầu và thực phẩm với hàm lượng như sau:[19]

  • Quả óc chó: 10,8g trong khẩu phần 28g.
  • Dầu hạt nho: 9,5g trong mỗi muỗng canh.[20]
  • Hạt thông: 9,3g trong khẩu phần 28g.
  • Hạt hướng dương: 9,3g mỗi khẩu phần 28g.
  • Dầu hướng dương: 8,9g mỗi muỗng canh.
  • Dầu ngô: 7,3g mỗi muỗng canh.
  • Dầu óc chó: 7,2g mỗi muỗng canh.
  • Dầu hạt bông: 7,0g mỗi muỗng canh.
  • Dầu đậu nành: 6,9g mỗi muỗng canh.
  • Mayonnaise: 5,4g mỗi muỗng canh.
  • Hạnh nhân: 3,7g mỗi khẩu phần 28g.[21]
  • Đậu phụ: 3,0g trong khẩu phần 124g.[21]

Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6

>>>>>Xem thêm: Có nên uống kẽm và vitamin C cùng lúc? Cách uống kẽm và vitamin C đúng

Quả óc chó là một thực phẩm giàu omega 6

Một số thực phẩm chức năng giàu omega 6

Bạn có thể dùng chất bổ sung có chứa omega-6, omega-3 hoặc kết hợp omega 3-6-9 chứa trong dầu cá, dầu hạt lanh hoặc dầu hạt cây lưu ly.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa omega 6 như viên uống tinh dầu hoa anh thảo 2 lần mỗi ngày và mỗi lần 2 viên hoặc viên tổng hợp phức hợp omega 3-6-9.

Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu được phần nào về định nghĩa Omega 6, cách sử dụng, liều dùng cũng như các nguồn thực phẩm giàu omega 6. Từ đó, giúp bạn sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao, trách được các tác dụng phụ không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *