Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Rate this post

Cảm cúm, cảm lạnh và Covid-19 đều là các bệnh đường hô hấp với nhiều triệu chứng tương tự nhau khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách phân biệt covid với cảm cúm thông qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

COVID-19 là gì? Vì sao chúng lây lan mạnh và cách điều trị?

Covid-19 là gì?

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút SARS-CoV-2 – một vi rút thuộc nhóm Corona có thể lây từ động vật sang người hay từ người sang người. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra đại dịch toàn cầu bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Vi rút SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang người

Vì sao chúng lây lan mạnh?

Nguyên nhân chính khiến Covid-19 nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới là nhờ khả năng truyền nhiễm của nó. Nếu bạn tiếp xúc trong khoảng cách gần (1 mét) với những người bị nhiễm Covid, bạn sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm mầm bệnh chứa trong:

  • Hơi thở.
  • Nước bọt, dịch tiết do các hành vi hắt hơi, nói chuyện.

Một con đường khác làm gia tăng sự lây lan là chạm phải các bề mặt vật dụng có chứa vi rút như tay nắm cửa, bàn, tay vịn cầu thang,… do các F0 vô tình làm lây lan các giọt bắn lên đó.

Ngoài ra, sự chủ quan của mọi người cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua. Với các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, mệt mỏi,… làm nhiều người lầm tưởng do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Do đó, quên đi việc cần phải cách ly, xét nghiệm và điều trị bệnh.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Covid lây lan mạnh giữa những người tiếp xúc gần.

Cách điều trị Covid-19 hiệu quả

Hiện nay, việc điều trị Covid-19 chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng như sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng vi rút hay bổ sung thêm vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu bị nhiễm SARS-CoV-2, bạn cần theo dõi các chỉ số sống như: nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và chỉ số SpO2.

Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi các triệu chứng của bệnh như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ớn lạnh, mất vị giác và khứu giác, khó thở, li bì, nôn mửa,… Khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Mức độ lây lan của Covid-19 và cảm lạnh, cảm cúm

Cả Covid-19 và cảm lạnh, cảm cúm đều có thể lây lan dễ dàng giữa người và người thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc trong bán kính 2 mét và đều có thể lây truyền trong thời kỳ ủ bệnh mà chưa có triệu chứng hay bất kỳ dấu hiệu nào.

Một điểm khác biệt giữa vi rút cúm và vi rút Covid là SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh lâu hơn. Theo công bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC Mỹ) thì thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể là từ 2 – 14 ngày tùy từng trường hợp.

Trung bình thì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 là 5 ngày, biến thể Delta thời gian ngắn hơn là từ 2 – 4 ngày. Đồng thời vi rút còn có thể sống trên bề mặt các vật dụng như bàn, ghế, tay nắm cửa,… Do đó, Covid lây lan dễ dàng hơn so với cảm lạnh, cảm cúm.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Covid-19 lây lan dễ dàng hơn so với cảm lạnh, cảm cúm.

Sự khác nhau giữa Covid-19, cảm cúm, cảm lạnh thông thường

Mặc dù giữa Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh có nhiều tương đồng về triệu chứng như:

  • Sốt, ớn lạnh.
  • Ho, đau họng.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ.
  • Đau đầu.
  • Thay đổi vị giác và khứu giác.

Nhưng xét về mức độ hay thời gian xuất hiện triệu chứng thì giữa chúng vẫn có sự khác nhau theo như thống kê trong bảng dưới đây:

Dấu hiệu hay triệu chứng Covid-19 Cảm lạnh Cảm cúm
Thời gian ủ bệnh 2 đến 5 ngày (tối đa 14 ngày) 1 đến 4 ngày 1 đến 3 ngày
Độ nặng của triệu chứng Nặng hơn Nhẹ hơn Nhẹ hơn
Sốt Thường xuyên Hiếm khi Thường xuyên
Tiêu chảy Thường xuyên Không Chủ yếu ở trẻ em
Nôn hay buồn nôn Thỉnh thoảng Không Chủ yếu ở trẻ em
Mất khứu giác và vị giác Thường xuyên, không kèm theo ngạt mũi Thỉnh thoảng, có kèm ngạt mũi Hiếm khi
Hắt hơi Hiếm khi Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng
Ho Thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng
Hụt hơi, khó thở Thường xuyên Hiếm khi Thỉnh thoảng

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Phân biệt Covid-19, cảm lạnh, cảm cúm dựa vào độ nặng triệu chứng.

Các biến chứng nguy hiểm giữa Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh thông thường

Biến chứng nguy hiểm của Covid-19

Covid-19 có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm phổi.
  • Viêm đa nang hệ thống (hội chứng gây tổn thương cho các cơ quan và mô khắp cơ thể).
  • Tình trạng hậu Covid.
  • Sốc do nhiễm trùng máu.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường trong mùa dịch Covid-19 tại nhà

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Nhiễm trùng máu là biến chứng nguy hiểm của Covid-19.

Biến chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh

Các biến chứng của cảm lạnh và cảm cúm bao gồm:

  • Viêm xoang.
  • Viêm phế quản.
  • Viêm tai trong.
  • Viêm màng não.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Viêm xoang do cảm lạnh, cảm cúm

Cách phòng ngừa Covid-19, cảm cúm và cảm lạnh?

Phòng ngừa bằng vắc-xin

Vắc-xin giúp cơ thể bạn khởi động hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng cơ thể. Nếu bạn bị nhiễm vi rút thì hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và chống lại nó, giúp giảm độ nặng của triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Các loại vắc-xin cúm:

  • Vắc-xin Vaxigrip Tetra (Pháp).
  • Vắc-xin Influvac Tetra (Hà Lan).
  • Vắc-xin GC Flu (Hàn Quốc).
  • Vắc-xin Ivacflu-S (Việt Nam).

Các loại vắc-xin Covid-19:

  • Vắc-xin AstraZeneca.
  • Vắc-xin Vero Cell.
  • Vắc-xin Moderna.
  • Vắc-xin Pfizer.
  • Vắc-xin Janssen.
  • Vắc-xin Hayat-Vax.
  • Vắc-xin Abdala.
  • Vắc-xin Gam-COVID-Vac.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng cho một sức khỏe tốt. Bạn hãy thiết lập cho bản thân một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ các chất nhằm làm tăng đề kháng của cơ thể, hạn chế sự nhiễm bệnh.

Bạn có thể thay đổi chế độ ăn của mình dựa vào gợi ý dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn giàu protein: nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt cơ, đồng thời duy trì tốt các chức năng trao đổi chất. Các thực phẩm giàu protein gồm: thịt heo nạc, thịt bò nạc, các sản phẩm từ sữa và các loại rau xanh như rau muống, cải xoong,…
  • Bổ sung chất béo không bão hòa: bạn có thể tham khảo các nguồn chất béo không bão hòa lành mạnh như cá hồi, cá thu, hạt chia, quả óc chó,…
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ: nên ăn ít nhất 5 đến 6 phần trong các bữa ăn hằng ngày.
  • Bổ sung men vi sinh probiotics: men vi sinh giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch. Men vi sinh có nhiều trong sữa chua, dưa chua, kim chi,…
  • Cung cấp vitamin C: vitamin C là chống oxy hóa, bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng. Để bổ sung vitamin C, bạn nên ăn các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi,… ớt chuông đỏ, đu đủ, dâu tây,…
  • Bổ sung thêm kẽm: kẽm có nhiều trong thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, sữa và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ăn các món chứa selen: ăn hải sản, hạt bí ngô, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa,… để bổ sung thêm selen cho cơ thể.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

Dinh dưỡng hợp lý làm tăng đề kháng của cơ thể.

Sử dụng khẩu trang nơi đông người

Đeo khẩu trang và sử dụng mắt kính, tấm chắn giọt bắn nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh ra môi trường bên ngoài, đồng thời cũng ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút vào cơ thể qua đường mũi, miệng.

Vệ sinh sạch sẽ

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng các dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay có chứa 60 đến 70% cồn.
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên tẩy rửa và khử trùng các bề mặt thường chạm vào như tay nắm cửa, công tắc đèn,…

Tập thể dục thường xuyên

Giống như chế độ ăn hợp lý, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn, từ đó hạn chế việc nhiễm bệnh và giảm bớt độ nặng của triệu chứng.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Biện pháp tránh thai mới, thuốc diệt tinh trùng liệu có hiệu quả không?

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn được thêm nhiều kiến thức về cảm cúm, cảm lạnh và Covid-19 cũng như cách phân biệt, phòng ngừa. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến cho bạn bè, người thân cùng đọc nhé!

Nguồn: Healthmatters, Mayoclinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *