Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Rate this post

Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến cường giáp. Bệnh gây các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và dẫn đến nhiều biến chứng như suy tim, rung nhĩ, cơn bão giáp nếu không được điều trị. Cùng Kenshin tìm hiểu về những phương pháp điều trị cường giáp nhé!

Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Cường giáp là gì?

Phóng xạ Iod

Khi uống, iod phóng xạ được hấp thụ bởi tuyến giáp của bạn, nơi chúng làm cho tuyến co lại. Các triệu chứng thường giảm dần trong vòng vài tháng. Lượng iod phóng xạ dư thừa sẽ biến mất khỏi cơ thể sau vài tuần đến vài tháng.

Phương pháp điều trị này có thể khiến hoạt động của tuyến giáp chậm lại đến mức được coi là suy giáp, và cuối cùng bạn có thể phải dùng thuốc mỗi ngày để thay thế thyroxine.

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ

Thuốc kháng giáp

Những loại thuốc này làm giảm dần các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp của bạn sản xuất lượng hormone dư thừa.

Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần đến vài tháng. Việc điều trị bằng thuốc kháng giáp sẽ kéo dài ít nhất một năm hoặc lâu hơn.

Một số loại thuốc kháng giáp như:

  • Nhóm thiouracil: methylthiouracil, benzylthiouracil và propylthiouracil.
  • Nhóm imidazole: methimazole, carbimazole.

Tác dụng kháng giáp của phân nhóm imidazole mạnh hơn nhóm thiouracil khoảng 10 – 15 lần, đồng thời tác dụng cũng kéo dài hơn.

Đối với một số người, điều trị bằng thuốc kháng giáp có thể hết bệnh vĩnh viễn, song một số người khác có thể bị tái phát. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nhẹ như ngứa, nổi mẩn, mề đay, đau khớp; hoặc những tác dụng phụ nặng hơn như giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tổn thương gan.

Lưu ý: Propylthiouracil có thể gây tổn thương gan nặng dẫn đến cần ghép gan hoặc tử vong. Do đó, nhóm thuốc imidazole thường được ưu tiên sử dụng hơn.

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Thuốc kháng giáp

Thuốc chẹn beta

Mặc dù những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và không ảnh hưởng đến tuyến giáp, nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cường giáp, chẳng hạn như run, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi,… nhờ vào tác dụng ức chế hoạt động của thần kinh giao cảm.

Ngoài ra, propranolol ở liều cao còn có tác dụng ức chế quá trình chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi. Thuốc được dùng rộng rãi trong giai đoạn tấn công với liều 20 – 80 mg mỗi 6 – 8 giờ.

Lưu ý: Chống chỉ định dùng thuốc ức chế beta đối với bệnh nhân hen phế quản, COPD hay suy tim nặng. Bên cạnh đó, thuốc có một số tác dụng phụ như mệt mỏi và rối loạn chức năng tình dục.

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Propranolol là thuốc chẹn beta được sử dụng rộng rãi trong bệnh cường giáp giúp giảm các triệu chứng của bệnh

Phẫu thuật (cắt bỏ tuyến giáp)

Nếu bạn đang mang thai hoặc không thể sử dụng các phương pháp điều trị trên, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn cần điều trị về bình giáp trước khi phẫu thuật.

Trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ sẽ loại bỏ hầu hết tuyến giáp của bạn. Một số biến chứng của phẫu thuật này bao gồm:

  • Tổn thương tuyến cận giáp của bạn – bốn tuyến nhỏ nằm ở mặt sau của tuyến giáp giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu của bạn.
  • Chảy máu sau mổ.
  • Tổn thương dây thần kinh quặt ngược gây khàn giọng hoặc mất tiếng.
  • Suy giáp sau phẫu thuật: bạn sẽ cần điều trị suốt đời bằng levothyroxine để cung cấp lượng hormone tuyến giáp bình thường cho cơ thể.
  • Cường giáp tái phát.

Nếu tuyến cận giáp của bạn cũng bị cắt bỏ, bạn sẽ cần dùng thuốc để giữ mức canxi trong máu ở mức bình thường.

Tìm hiểu thêm: 6 lưu ý khi sử dụng dược liệu đảng sâm bạn không nên bỏ qua

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp bằng đường miệng

Phòng ngừa cường giáp

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nói chung sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cải thiện cơ bắp cũng như hệ thống tim mạch của bạn. Các bài tập thể dục chịu trọng lượng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh vì chúng giúp duy trì mật độ xương. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm sự thèm ăn và tăng mức năng lượng của bạn.
  • Thư giãn/thiền hoặc yoga: Nhiều kỹ thuật thư giãn có thể giúp bạn duy trì cái nhìn tích cực, đặc biệt là khi đối diện với bệnh tật. Căng thẳng là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh lý phát triển. Vì vậy học cách thư giãn và đạt được sự cân bằng trong cuộc sống của bạn có thể giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Thiền là một trong những phương pháp giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn đã điều trị cường giáp trước đây hoặc hiện đang được điều trị, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên theo lời khuyên để họ có thể theo dõi tình trạng của bạn. Ngoài ra, bạn nên đi khám ngay nếu có các triệu chứng nghi ngờ bệnh như:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Nhịp tim nhanh – trên 100 lần/phút.
  • Loạn nhịp tim.
  • Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Cảm thấy lo lắng và khó chịu hoặc hay cáu gắt.
  • Run – thường là run nhẹ ở tay và ngón tay của bạn.
  • Đổ mồ hôi.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tăng nhạy cảm với nhiệt.
  • Tiêu chảy.
  • Tuyến giáp to, có thể xuất hiện dưới dạng sưng ở cổ của bạn.
  • Mệt mỏi, yếu cơ.
  • Khó ngủ.
  • Tóc mỏng, dễ gãy.

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

Bạn nên đi khám nếu bạn đang bị sụt cân không rõ nguyên nhân

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng của bạn. Bạn có thể được chỉ định một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu đo thyroxine và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có thể xác định chẩn đoán. Nồng độ thyroxine cao và lượng TSH thấp hoặc không tồn tại cho thấy tuyến giáp hoạt động quá mức. Lượng TSH rất quan trọng vì đây là hormone báo hiệu tuyến giáp của bạn sản xuất nhiều thyroxine hơn.
  • Thử nghiệm hấp thu iod phóng xạ: Đối với xét nghiệm này, bạn uống một lượng nhỏ iod phóng xạ để xem lượng iod tích tụ trong tuyến giáp của bạn. Bạn sẽ được kiểm tra sau mỗi 4 – 6 và 24 giờ để xem tuyến giáp của bạn đã hấp thụ bao nhiêu iod.
  • Quét tuyến giáp: Bạn sẽ được tiêm đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch ở mặt trong khuỷu tay hoặc tĩnh mạch ở tay. Sau đó, bạn nằm trên bàn, một máy quét ảnh đặc biệt sẽ tạo ra hình ảnh về tuyến giáp của bạn và xuất hình ảnh vào màn hình máy tính. Xét nghiệm này cho thấy cách iod thu thập trong tuyến giáp của bạn.
  • Siêu âm tuyến giáp: Xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của tuyến giáp. Siêu âm có thể phát hiện các nốt tuyến giáp tốt hơn các xét nghiệm khác và không tiếp xúc với bất kỳ bức xạ nào.

Phương pháp điều trị cường giáp bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Chỉ cần 15 phút tập thể dục mỗi tối bạn sẽ có một giấc ngủ ngon

Bạn sẽ được lấy máu và làm xét nghiệm để đo lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể

Các bệnh viện uy tín

Nếu gặp phải tình trạng Cường giáp hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Nội tiết của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh:Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thu Cúc,Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Bài viết trên đây nói về các phương pháp điều trị cường giáp. Mong rằng bài viết có thể giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Hãy chia sẻ cho gia đình, người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hay và hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo: NHS, Mayo Clinic.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *