Suy gan cấp là bệnh diễn biến nhanh, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Liệu suy gan cấp có điều trị được không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay những phương pháp điều trị suy gan cấp qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị suy gan cấp bạn nên biết
Contents
Dùng thuốc giảm độc tố
Đối với các trường hợp suy gan cấp do dùng quá liều acetaminophen, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc N-acetylcystein (viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch).[1]
Trong các tình huống suy gan do những nguyên nhân khác gây ra thì loại thuốc này cũng phát huy tác dụng đảo ngược các tình trạng, giảm các triệu chứng.[2]
Nếu trường hợp suy gan do virus viêm gan gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc điều trị virus tùy thuộc vào loại viêm gan đang mắc phải.
Chống phù não
Phù não là tình trạng tích tụ dịch trong não, đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân suy gan cấp. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên nội sọ. Hiện tượng phù não có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ não của người bệnh.
Tình trạng phù não gây ra sự cản trở đến quá trình cung cấp máu và oxy lên não. Khi lượng máu và oxy không đủ cung cấp sẽ khiến nhiều hoạt động của não bị dừng dẫn tới gián đoạn, thậm chí gây chết các tế bào não.
Lúc này bác sĩ có thể can thiệp các phương pháp chống phù não như:
- Liệu pháp thẩm thấu bằng manitol: Đây là thuốc có tác dụng kéo dịch lỏng ra khỏi não từ đó giúp tăng lưu lượng máu đến não và giảm áp lực lên nội sọ.
- Liệu pháp oxy: Bằng cách cung cấp oxy ngay lập tức cho bệnh nhân thông qua máy thở hoặc các phương tiện giúp thở khác để đảm bảo đủ lượng oxy được đưa lên não.
- Phương pháp phẫu thuật mở hộp sọ: Trong các trường hợp đặc biệt nặng, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật mở hộp sọ để giảm áp lực nội sọ.
Ghép gan
Phẫu thuật cấy ghép gan là một thủ tục cứu sống thay thế một lá gan bị bệnh và suy yếu bằng một lá gan mới.
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép gan đối với các trường hợp bệnh nhân suy gan cấp tính ở mức độ nặng và không còn đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác bằng lá gan khỏe mạnh từ những người hiến tạng.
Tầm soát các bệnh nhiễm trùng
Những trường hợp bệnh nhân bị suy gan cấp tính có rất nhiều khả năng do các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng trong máu hoặc trong đường hô hấp và tiết niệu.
Vậy nên, thường xuyên tầm soát phát hiện các bệnh nhiễm trùng là phương pháp điều trị suy gan cấp mà người bệnh và người nhà không nên bỏ qua.[3]
Ngăn ngừa chảy máu nghiêm trọng
Gan là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình đông máu cho cơ thế.
Do đó, khi các chức năng của gan bị suy giảm nhanh chóng, người bệnh sẽ có nguy cơ rất cao bị rối loạn đông máu. Bệnh có thể gây ra chảy máu bất thường ngay cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.[4]
Điều này có thể gây ra các tình trạng xuất huyết nghiêm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, máu trong phân và nước tiểu, cơ thể xuất hiện những vết bầm tím bất thường dưới da không rõ nguyên nhân,… Khi cơ thể mất máu quá nhiều, người bệnh có thể được truyền máu ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Uống đậu đen rang hàng ngày có tốt không? Tác dụng của nước đậu đen rang
Cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng
Đối với những người bệnh bị suy gan cấp, rất cần được cung cấp hỗ trợ các chất dinh dưỡng cần thiết ngay khi cơ thể đang yếu. Lúc này, người bệnh được khuyến khích ăn những thực phẩm giàu đạm như: trứng, cá, sữa, các loại hạt hạnh nhân, óc chó,..
Các nhóm thực phẩm giàu chất xơ không thể không nhắc đến đó chính là rau, củ, quả. Ngoài việc bổ sung chất xơ cần thiết cho cơ thể mà chúng còn giúp ngon miệng, nhất là trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh rất dễ mệt mỏi, chán ăn.
Hơn hết, trái cây, rau quả sạch còn là nguồn cung cấp giàu các vitamin và các khoáng chất cần thiết như vitamin A, vitamin C. Chúng giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh suy gan nên bổ sung đủ lượng nước trong ngày.
Phòng ngừa suy gan
Để giảm nguy cơ suy gan cấp, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc và chủ động phòng ngừa suy gan sau:
- Tránh tiếp xúc với máu người bệnh suy gan cấp.
- Tránh lạm dụng quá liều với thuốc acetaminophen gây nên ngộ độc thuốc, đặc biệt đối với những người có tiền sử nghiện rượu, uống bia.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc thảo dược khi không hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
- Không tự ý sử dụng các thuốc kê đơn đối với những trường hợp bệnh nhân có tiền sử về các bệnh lý gan.
- Chủ động tiêm phòng tránh lây nhiễm các virus viêm gan.
- Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế ăn những thức ăn dầu mỡ, các chất kích thích là nguyên nhân các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nêu dưới đây cần gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe:
- Xuất hiện các vết bầm tím bất thường trên da.
- Buồn nôn, nôn.
- Đi đại tiện phân có máu.
- Vàng da.
- Xuất hiện các hiện tượng phù chân, phù bụng (cổ trướng).
- Đau bụng phần trên vị trí bên phải.
- Thường xuyên chảy máu cam bất thường.
- Nhãn cầu vàng.
- Mệt mỏi.
Chẩn đoán
Để đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể cho người bệnh làm một số các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm bằng hình ảnh: siêu âm ổ bụng, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Sinh thiết gan kiểm tra các tế bào ung thư.
- Xét nghiệm nước tiểu.
>>>>>Xem thêm: 8 cách tăng thị lực cho mắt an toàn, hiệu quả bạn cần biết
Các bệnh viện uy tín
Khi gặp phải tình trạng suy gan hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ, bạn có thể đến khoa Tiêu hóa – Gan mật của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai,…
Suy gan cấp không phải là bệnh hoàn toàn không thể chữa khỏi. Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin những thông tin về các phương pháp điều trị. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Clevelandclinic