Tăng nhãn áp là một bệnh lý nhãn khoa thường gặp. Đây là một căn bệnh nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị tăng nhãn áp để cải thiện tình trạng bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị tăng nhãn áp bạn không bỏ qua
Contents
Dùng thuốc nhỏ mắt
Điều trị bệnh tăng nhãn áp thường bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt theo toa. Các loại thuốc nhỏ mắt này giúp điều tiết lượng dịch do mắt tiết ra. Bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt phù hợp với tình trạng áp lực nội nhãn của người bệnh.
Một số loại thuốc nhỏ mắt phổ biến sẽ được sử dụng bao gồm:
- Prostaglandins: Giúp cơ ở cấu trúc phía trong của mắt được giãn ra, làm các loại dịch tiết ra tốt hơn, từ đó giảm áp lực bên trong mắt.
- Thuốc chủ vận alpha-adrenergic: Làm chậm tốc độ thủy dịch được tiết ra và tăng tiết thủy dịch trong mắt.
- Thuốc ức chế carbonic anhydrase: Tác động tương tự với thuốc chủ vận alpha-adrenergic.
Người bệnh có thể được kê nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt. Trong trường hợp đó, hãy lưu ý rằng hãy đợi ít nhất 5 phút giữa các lần sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các loại thuốc nhỏ mắt này giúp điều tiết lượng dịch do mắt tiết ra
Dùng thuốc kê đơn
Việc chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể sẽ không mang lại tác dụng hạ áp lực nội nhãn như mong muốn. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc uống cho người bệnh. Đa phần các thuốc này sẽ chứa chất ức chế carbonic anhydrase.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc uống bạn có thể gặp phải là đi tiểu thường xuyên, ngứa ngón chân và ngón tay, đau dạ dày,…
Thuốc kê đơn có thể được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp
Phẫu thuật bằng tia laze
Nếu người bệnh không thể dung nạp thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc nhỏ mắt không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật bằng tia laze.
Phẫu thuật bằng tia laze sẽ giúp cải thiện sự thoát dịch của các mô nằm ở vị trí mà mống mắt và giác mạc gặp nhau. Sau vài tuần phẫu thuật, mắt của người bệnh có thể dần trở lại bình thường.
Phẫu thuật bằng tia laze điều trị tăng nhãn áp
Vi phẫu
Vi phẫu (phẫu thuật cắt lọc/cắt bè) là thủ thuật tạo một lỗ thoát nước nhỏ trong mắt, nằm sau mí mắt trên để giúp chất lỏng tiết ra khỏi mắt và đi vào tuần hoàn phía sau bên trong hốc mắt. Từ đó, áp lực nội nhãn của bệnh nhân sẽ được giảm xuống.
Vi phẫu giúp làm giảm áp lực nội nhãn ở bệnh nhân tăng nhãn áp
Phẫu thuật tăng nhãn áp xâm lấn tối thiểu (MIGS)
Để làm giảm áp lực nội nhãn, bác sĩ có thể lựa chọn làm phẫu thuật tăng nhãn áp xâm lấn tối thiểu (MIGS) cho bệnh nhân.
Đây là kỹ thuật phẫu thuật rất tiên tiến với ít yêu cầu chăm sóc hậu phẫu cũng như ít rủi ro hơn so với thủ thuật vi phẫu hoặc phẫu thuật bằng tia laze.
Tìm hiểu thêm: Các bước dưỡng da ban đêm đúng cách, đơn giản mang lại làn da khỏe đẹp
Phẫu thuật tăng nhãn áp xâm lấn tối thiểu rất tiên tiến
Kiểm soát bệnh nhân tăng nhãn áp tại nhà
Khi người thân của bạn bị tăng nhãn áp, hãy giúp họ thiết lập thói quen nhỏ mắt hằng ngày theo đúng những khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp tình trạng bệnh của họ được cải thiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, hãy khuyến khích người thân thường xuyên vận động để làm giảm áp lực trong mắt và giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Đồng thời, hãy chuẩn bị một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho mắt.
Bệnh nhân tăng nhãn áp cần được kiểm soát tốt tại nhà
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bệnh tăng nhãn áp thường không xuất hiện triệu chứng bệnh rõ ràng. Bạn chỉ có thể được phát hiện ra bệnh nếu đi khám mắt định kỳ thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau đầu và đau mắt dữ dội một cách đột ngột, hãy ngay lập tức liên hệ cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở gần nhất để kịp thời chẩn đoán và điều trị, tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Đến cơ sở gần nhất nếu bị đau đầu và đau mắt dữ dội
Chẩn đoán
Bác sĩ nhãn khoa có thể thăm khám, đồng thời tiến hành các kiểm tra bệnh tăng nhãn áp như một phần của quy trình khám mắt chuyên sâu.
Việc kiểm tra bệnh tăng nhãn áp rất đơn giản và không gây đau đớn. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử, sau đó soi kiểm tra trường thị giác bên trong mắt của người bệnh để xác định chính xác tình trạng bệnh.[2]
>>>>>Xem thêm: Ứng phó với mệt mỏi sau Covid-19
Kiểm tra bệnh tăng nhãn áp rất đơn giản và không gây đau đớn
Các bệnh viện uy tín
Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng tăng nhãn áp thời hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Chuyên khoa mắt của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP. HCM: Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Mắt TP.HCM, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện An Sinh,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Bài viết này đã cung cấp thông tin về những phương pháp điều trị tăng nhãn áp phổ biến. Để cải thiện tình trạng bệnh tăng nhãn áp và tránh những biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt, bạn hãy chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp và cho mắt nghỉ ngơi nhé!