Viêm mào tinh hoàn là bệnh thường gặp ở nam giới, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn bạn nên biết
Contents
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là chỉ định cần thiết để điều trị viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc kháng sinh nhằm đảm bảo rằng nhiễm trùng đã biến mất sau khi điều trị.
Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn
Dùng thuốc chống viêm ibuprofen (Thuộc nhóm NSAID)
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen sẽ được chỉ định giúp giảm sưng, đau và sốt.
Tuy nhiên, NSAID có thể gây ra một số vấn đề về thận và xuất huyết dạ dày. Lưu ý không dùng những loại thuốc này cho trẻ em dưới 6 tháng mà không có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
NSAID không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng
Dùng Acetaminophen (thuộc nhóm NSAID)
Acetaminophen là thuốc giảm đau và hạ sốt có thể được sử dụng không cần sự kê toa của bác sĩ. Tuy nhiên, acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không dùng đúng cách.
Acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không dùng đúng cách
Dùng thuốc giảm đau theo toa (Thuộc nhóm NSAID)
Các thuốc giảm đau được cấp theo toa của bác sĩ và có thể gây táo bón. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cách ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón khi sử dụng thuốc để điều trị viêm mào tinh hoàn.
Các thuốc giảm đau có thể được cấp theo toa của bác sĩ
Phẫu thuật
Trong trường hợp tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hoặc trở thành mãn tính, phẫu thuật là phương pháp giúp dẫn lưu áp xe, ngăn chặn tình trạng tích tụ mủ.
Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ mào tinh hoặc tinh hoàn cũng có thể được thực hiện khi tình trạng trở nặng.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Phúc Vinh của nước nào? Có tốt không?
Phẫu thuật được dùng khi bệnh tồi tệ hơn hoặc trở thành mãn tính
Biện pháp khắc phục tại nhà
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình trạng tại nhà như:
- Sử dụng một túi nước đá chườm lên tinh hoàn trong 15 đến 20 phút mỗi giờ hoặc theo chỉ dẫn giúp ngăn ngừa tổn thương mô và giảm sưng và đau.
- Nghỉ ngơi trên giường và nâng cao bìu bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu để giúp giảm sưng, đau.
- Sử dụng dụng cũ hỗ trợ hỗ trợ bìu và có thể giúp bạn thoải mái hơn khi đứng.
- Bạn nên hạn chế nâng vật nặng hoặc căng cơ vì có thể làm tình trạng sưng nặng hơn.
Hạn chế nâng vật nặng vì có thể làm tình trạng sưng nặng hơn
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn cần nhận được sự tư vấn và điều trị của bác sĩ khi xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Đau hoặc sưng bìu dữ dội.
- Xuất hiện vùng nóng, đỏ, mềm trên tinh hoàn.
- Chảy dịch từ dương vật hoặc đau khi đi tiểu.
- Các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 3 ngày điều trị hoặc tái phát sau khi điều trị.
Đến gặp bác sĩ khi tình trạng trở nặng
Chẩn đoán
- Sàng lọc STI: Kiểm tra mẫu dịch được thu bằng một miếng gạc hẹp tại cuối dương vật để tìm bệnh lậu và chlamydia.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu để xem bạn có bị nhiễm trùng hay không.
- Siêu âm: Thử nghiệm hình ảnh này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh về tinh hoàn, kiểm tra lưu lượng máu đến tinh hoàn. Nếu lưu lượng máu đến tinh hoàn thấp hơn bình thường thì tinh hoàn bị xoắn hoặc ngược lại có thể xác nhận rằng bạn bị viêm mào tinh hoàn.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Medinova của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp kiểm tra có bị nhiễm trùng
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng viêm mào tinh hoàn hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Nam khoa của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Tp.HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 108,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé!
Nguồn: Drugs.com, Mayoclinic.