Vải không những là loại quả thơm ngon mà còn được biết với nhiều công dụng cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch. Cùng tìm hiểu xem quả vải có tác dụng gì với bệnh tim mạch qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Quả vải có tác dụng gì với bệnh tim mạch? Lưu ý khi ăn quả vải
Contents
Giới thiệu về quả vải
Mô tả quả vải
Quả vải hay quả vải thiều thường mọc thành chùm ở phần đầu mỗi cành của cây vải. Khi chín, quả vải có màu sắc đỏ tươi, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 2 – 3 cm với cấu tạo gồm:[1][2]
- Phần vỏ sần sùi với nhiều gai nhỏ phía trên màu đỏ.
- Lớp màng trắng hoặc hơi hồng ngay sát vỏ quả và bao bọc phần thịt bên trong.
- Thịt quả màu trắng ngà, mọc nước, vị thơm ngọt dễ chịu và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Phần hạt sẫm màu phía trong cùng.
Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích
Giá trị dinh dưỡng của quả vải
Vải là một loại quả có thành phần dinh dưỡng đa dạng giúp cung cấp năng lượng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong 100g cùi quả có thể đem lại:
- Carbohydrate (đường): 16.5g
- Chất xơ: 1.3g
- Protein (đạm): 0.83g
- Lipid (chất béo): 0.44g
- Các vitamin: vitamin C (71.5mg), vitamin B3 (0.603mg), vitamin B2 (0.0605 mg), vitamin B1 (0.011mg) vitamin B6 (0.1mg) và một lượng nhỏ folate (vitamin B9).
- Khoáng chất: kali (171mg), phospho (31mg), magie (10mg), canxi (5mg), natri (1mg) cùng với hàm lượng nhỏ sắt, đồng, kẽm…
Thành phần dinh dưỡng trong vải thiều rất đa dạng
Các công dụng của quả vải
Quả vải là món ăn yêu thích của nhiều người bởi mùi thơm nhẹ nhàng, hương vị ngon ngọt và những công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe:
- Quả vải giúp chống lão hóa, bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa ung thư nhờ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa nhóm anthocyanin và flavonoid.
- Chiết xuất hạt vải thiều có thể hỗ trợ giảm cân, hạ đường huyết nhờ khả năng kích thích hoạt động bài xuất insulin (hormone điều hòa glucose máu) của tuyến tụy khi ăn với lượng vừa phải.
- Thành phần polyphenol trong vải giúp bảo vệ chức năng gan, hạ lipid máu và hạn chế việc tích tụ chất béo gây gan nhiễm mỡ hoặc rối loạn lipid máu.
- Vải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ hàm lượng cao và đa dạng các khoáng chất và vitamin.
- Vải là một loại trái cây có hàm lượng natri vô cùng thấp nhưng lại giàu kali (một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể để kiểm soát huyết áp).
Quả vải giúp kiểm soát đường máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường
Quả vải có tác dụng gì với bệnh tim mạch
Đặc biệt, ăn vải đúng cách còn có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh tim mạch nhờ cùi và hạt vải chứa hoạt chất phenolic có vai trò:
- Ức chế enzyme angiotensin I nhờ đó giúp hạ huyết áp và hạn chế bệnh suy tim, tai biến mạch máu não.
- Điều chỉnh cholesterol máu, giúp làm giảm lượng LDL-C có hại và tăng cường HDL-C có lợi cho sức khỏe. Từ đó, giảm khả năng mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim cục bộ…
- Vải chứa lượng lớn ion kali giúp quá trình phát nhịp và co bóp của cơ tim diễn ra bình thường, tránh rối loạn nhịp tim.[3]
Ngoài việc bổ sung các hoạt chất tốt cho tim mạch từ quả vải, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thực phẩm hỗ bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm mệt mỏi.
Vải giúp kiểm soát huyết áp trong giới hạn bình thường
Lưu ý khi ăn quả vải
Các tác dụng phụ khi ăn vải không đúng cách
Mặc dù ăn vải đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu ăn vải không đúng cách, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như:[4]
- Nóng trong người.
- Dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban.
- Nhiệt miệng.
- Khó thở.
- Sưng môi, sưng lưỡi.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Khapharco của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Ăn vải không đúng cách có thể dẫn đến mẩn ngứa
Các đối tượng nên thận trọng khi ăn quả vải
Một số đối tượng sau không nên ăn quá nhiều vải (trên 200g/ngày) để hạn chế những tác dụng phụ và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Người bị nhiệt, thường xuyên nóng trong người, có các biểu hiện như rôm sảy, mụn nhọt nên hạn chế ăn loại quả này.
- Người có tiền sử dị ứng với nhiều loại thức ăn.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú vì loại quả này có thể gây nóng rát lưỡi, buồn nôn và rối loạn chức năng gan. Điều này có thể gây nguy hại cho sức khoẻ của mẹ và bé.
- Người bệnh đái tháo đường không kiểm soát do quả vải có thể làm tăng glucose máu lên cao một cách đột ngột.
- Ba mẹ nên theo dõi và tách bỏ hạt khi cho trẻ nhỏ ăn, tránh tình trạng bé bị hóc hột quả vải.
Phụ nữ có thai nên thận trọng khi ăn vải
Tương tác thuốc
Các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất có trong vải thiều có thể gây tương tác, làm giảm khả năng hoạt động hoặc tăng độc tố của một số thuốc:
- Thuốc hạ đường huyết.
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc ngăn kết tập tiểu cầu.
- Thuốc giảm đau như naproxen, ibuprofen…
- Thuốc hạ lipid máu.
- Thuốc điều trị bệnh lý tim mạch…
Vải có thể tương tác với một vài loại thuốc
Ăn bao nhiêu vải là đủ
Đối với người có sức khoẻ bình thường, khuyến cáo nên ăn từ 5-10 quả vải/ngày. Trường hợp phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ chỉ nên ăn từ 3-4 quả/lần, không nên quá lạm dụng dẫn tới tình trạng “say vải”.
Khi ăn quá nhiều vải (trên 200g/ngày), đặc biết đối với những người có thể trạng nhiệt, sẽ rất dễ tình trạng nóng trong người, rộp miệng, buồn nôn, chóng mặt…
>>>>>Xem thêm: Natri caseinate là gì? Những lợi ích và hạn chế của natri caseinate
Đối với người bình thường có thể ăn từ 5-10 quả vải/ngày
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về công dụng của quả vải đối với cơ thể cũng như sức khỏe tim mạch. Hãy chia sẻ bài viết này đến với những người thân và bạn bè xung quanh để có thể thưởng thức những quả vải thơm ngon một cách an toàn nhé!