Quan hệ rồi mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Thực tế nhiều chị em không biết quan hệ bao lâu thì thụ thai và dấu hiệu mang thai như thế nào, vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Quan hệ bao lâu thì thụ thai? 21 dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ
Contents
- 1 Quan hệ bao lâu thì có thể mang thai?
- 2 Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?
- 3 Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần quan hệ
- 3.1 Đau tức ngực, đầu vú thâm quầng
- 3.2 Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- 3.3 Chậm kinh
- 3.4 Buồn nôn và nôn
- 3.5 Xuất hiện máu báo thai
- 3.6 Đau bụng dưới âm ỉ
- 3.7 Nhức đầu
- 3.8 Mệt mỏi, chóng mặt
- 3.9 Tăng cân
- 3.10 Ợ nóng, ợ chua
- 3.11 Nướu bị sưng và đau
- 3.12 Cổ tử cung ẩm ướt
- 3.13 Rụng tóc
- 3.14 Thay đổi khẩu vị
- 3.15 Nhạy cảm với các loại mùi
- 3.16 Nhiệt độ cơ thể tăng
- 3.17 Táo bón, khó tiêu, đầy hơi
- 3.18 Đau lưng
- 3.19 Khó thở, dễ hụt hơi
- 3.20 Tiết nhiều nước bọt
- 3.21 Tâm trạng thất thường
- 4 Nên quan hệ vào thời điểm nào để dễ thụ thai?
- 5 Tần suất quan hệ như thế nào dễ mang thai?
- 6 Khi nào nên thử thai?
- 7 Làm gì khi có dấu hiệu mang thai?
- 8 Một số câu hỏi thường gặp
Quan hệ bao lâu thì có thể mang thai?
Thời gian tinh trùng gặp trứng và bắt đầu thụ thai
Tinh trùng có thể gặp trứng tại đoạn đầu của vòi trứng trong khoảng thời gian từ 45 phút – 12 tiếng sau khi quan hệ vào ngày rụng trứng. Tuy nhiên, nếu tinh trùng không gặp được trứng, nó sẽ phải chờ từ 2 đến 3 ngày cho đến khi trứng rụng để có thể thụ tinh.
Tinh trùng có thể gặp trứng sau 45 phút – 12 tiếng
Thời gian phôi thai làm tổ
Hiện tượng phôi làm tổ xảy ra khi phôi tiến vào buồng tử cung qua ống dẫn trứng để bắt đầu quá trình làm tổ. Thông thường, điều này xảy ra từ ngày thứ 6 – 8 sau khi phôi được thụ tinh. Quá trình làm tổ kéo dài từ 7 – 10 ngày và hoàn tất vào ngày thứ 13 – 14 sau khi thụ tinh.
Quá trình phôi làm tổ thường kéo dài 7 – 10 ngày
Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?
Tinh trùng có thể tồn tại trong đường sinh sản của phụ nữ khoảng 5 ngày, trong khi trứng chỉ tồn tại từ 12 – 24 giờ sau khi rụng trứng. Do đó, trứng có thể được thụ tinh 3 – 4 ngày trong thời gian “nguy hiểm” của kỳ kinh.
Sau khi tinh trùng và trứng thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ bắt đầu phân chia nhanh chóng. Nó di chuyển qua ống dẫn trứng và nhập vào tử cung, nơi nó sẽ gắn vào niêm mạc tử cung. Quá trình làm tổ có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Do đó, quá trình thụ thai nhìn chung có thể diễn ra trong 13 – 14 ngày. Tuy nhiên, sau khi làm tổ, chưa chắc chắn 100% bạn đã mang thai do có khả năng có đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào. [1]
Quá trình thụ thai có thể xảy ra từ 13 – 14 ngày
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần quan hệ
Đau tức ngực, đầu vú thâm quầng
Dấu hiệu đau tức ngực thường khiến nhiều chị em phân vân liệu có phải do mang thai hay chỉ là do đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thường thì tình trạng đau tức ngực chỉ xảy ra xung quanh thời điểm kỳ kinh. Tuy nhiên, đối với những người đã mang thai, dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận thấy sau 1 tuần thụ tinh – thời gian mà nồng độ hormone hCG tăng cao.
Khi đó, ngực sưng đau, nhũ hoa trở nên sẫm màu, nhô ra và vùng quầng núm vú có kích thước lớn hơn so với bình thường. Tình trạng đau tức ngực sẽ dần giảm và biến mất sau ba tháng đầu tiên của thai kỳ do cơ thể có khả năng điều chỉnh lại nồng độ hormone.
Đau tức ngực xuất hiện sau 1 tuần thụ tinh
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Sau khi tinh trùng gặp trứng và thành công thụ tinh trong 2 – 3 tuần đầu, một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai là phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Nguyên nhân cho hiện tượng này là do thận phải hoạt động tăng cường để lọc lưu lượng máu lớn. Ngoài ra, có thể còn do sự chèn ép của tử cung vào bàng quang trong thời gian mang thai, dẫn đến tình trạng bạn cảm thấy cần tiểu thường xuyên hơn.
Phụ nữ có thai đi tiểu nhiều hơn do thận tăng cường hoạt động
Chậm kinh
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn đã mang thai nếu như bạn từng quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn. Tuy nhiên, chậm kinh đôi khi cũng do căng thẳng, sự thay đổi cân nặng đột ngột hoặc do các vấn đề về hormone.[2]
Chậm kinh là dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đã mang thai
Buồn nôn và nôn
Phần lớn phụ nữ mang thai có cảm giác buồn nôn và nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bắt đầu từ tuần thứ 1 – 2 của quá trình mang thai, bạn có thể sẽ trải qua cảm giác buồn nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Triệu chứng ốm nghén cũng được xem như một dấu hiệu phổ biến của việc mang thai. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc ốm nghén một cách bất thường, có khả năng cao bạn đang mang thai.[2]
Buồn nôn xảy ra trong tuần 1 – 2 của thai kỳ
Xuất hiện máu báo thai
Hiện tượng máu báo thai là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất chứng minh sự có thai. Điều này xảy ra khi có một số mô ở vùng nơi phôi gắn kết trong nội mạc tử cung bị phá huỷ, dẫn đến một lượng máu nhỏ xuất hiện.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xuất hiện máu báo thai. Thông thường, nó thường xảy ra từ 7 đến 14 ngày sau thụ tinh. Máu báo thai cũng thường xảy ra sau khi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc trong quá trình sử dụng phương pháp ngừa thai.
Máu báo thai thường xuất hiện từ 7 – 14 ngày sau khi thụ tinh
Đau bụng dưới âm ỉ
Đau bụng dưới âm ỉ có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai, đặc biệt nếu xảy ra trong khoảng 1 – 2 tuần sau quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ.
Về mặt y học, khi trứng đã được thụ tinh và gắn kết vào buồng tử cung, phụ nữ có thể bị chuột rút, cảm giác không thoải mái và một lượng máu nhỏ chảy ra. Dấu hiệu này là hoàn toàn bình thường và không phải ai mang thai cũng bị chuột rút.[2]
Chuột rút ở bụng là dấu hiệu nhận biết sớm khi mang thai
Nhức đầu
Nhức đầu là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong ba tháng đầu tiên, cơ thể sản xuất nhiều hormone hơn và làm tăng lưu thông máu. Kết quả là, bạn nữ có thể có cảm giác nhức đầu nhẹ suốt cả ngày. [2]
Nhức đầu là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ
Mệt mỏi, chóng mặt
Nếu bạn đột ngột cảm thấy mệt trong vài ngày liên tiếp, đây có thể là dấu hiệu nhận biết có thai mà bạn nên chú ý. Lúc này, cơ thể của bạn chưa quen với việc hoạt động liên tục suốt 24 giờ để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Mặt khác, năng lượng vẫn phải được cung cấp đều đặn cho thai nhi, trong khi đó năng lượng cũng được dùng cho các hoạt động của mẹ, dẫn đến cảm giác mệt mỏi hơn so với thường ngày.
Mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi
Tăng cân
Khi nói về các dấu hiệu mang thai trong tuần đầu sau quan hệ, vấn đề cân nặng nên được các chị em chú ý. Đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên, cân nặng của người mẹ sẽ tăng từ 0.5 đến 2 kg. Trong giai đoạn thai kỳ, một số bộ phận của cơ thể người mẹ sẽ trở nên lớn hơn như:
- Ngực.
- Tử cung.
- Máu và chất lỏng.
- Mỡ.
Phụ nữ mang thai thường tăng cân trong vài tháng đầu thai kỳ
Ợ nóng, ợ chua
Trong giai đoạn mang thai, sự sản sinh hormone có thể làm cho van giữa dạ dày và thực quản của mẹ bầu bị giãn ra. Hiện tượng này có thể gây sự trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, dẫn đến triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Phụ nữ có thai ợ chua do sự sản sinh hormone quá mức
Nướu bị sưng và đau
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của thai kỳ sớm là sự sưng và đau nướu. Khi mang thai, mức hormone progesterone tăng cao hơn rất nhiều so với trạng thái bình thường. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn và mảng bám trong miệng, từ đó dễ dàng tấn công nướu gây sưng đau.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của thai kỳ sớm là sự sưng và đau nướu.
Cổ tử cung ẩm ướt
Một trong những dấu hiệu dễ để nhận biết có thai là sự ẩm ướt của cổ tử cung. Chất nhầy ở cổ tử cung được tăng cường để tạo môi trường thuận lợi cho việc làm tổ và thụ tinh của trứng.
Nếu thụ tinh không xảy ra, chất nhầy này sẽ biến mất qua đường âm đạo trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng. Tuy nhiên, nếu thụ tinh thành công, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ hoạt động mạnh hơn để bảo vệ và bao bọc trứng.
Do đó, trong một số ngày liên tiếp, bạn sẽ cảm thấy khu vực tử cung ẩm ướt do sự tiết chất nhầy này. Đó là dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể theo dõi trước khi đến kỳ kinh.
Một trong những dấu hiệu dễ để nhận biết có thai là sự ẩm ướt của cổ tử cung
Rụng tóc
Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết nữ, dẫn đến hiện tượng rụng tóc, nám da và xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Những hiện tượng này thường được coi là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai.[3]
Rụng tóc do sự thay đổi hormone trong nội tiết tố nữ
Thay đổi khẩu vị
Bên cạnh những dấu hiệu trên, thay đổi khẩu vị cũng đánh giá khả năng mang thai. Đối với một số phụ nữ, dấu hiệu mang thai trong tuần đầu có thể là chứng “thèm ăn vô độ” kéo dài suốt thai kỳ.
Phụ nữ mang thai có thể thay đổi khẩu vị so với bình thường
Nhạy cảm với các loại mùi
Nồng độ hormone hCG và estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ làm cho phụ nữ dễ nhạy cảm với mùi vị. Một số người nhạy cảm với mùi vị mức độ nhẹ, nhưng cũng có một số người nhạy cảm một cách dữ dội.
Tìm hiểu thêm: Cách tính lượng nước cần uống mỗi ngày của cơ thể và lưu ý khi uống
Phụ nữ có thai dễ nhạy cảm với mùi vị do nồng độ hCG và estrogen tăng
Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi mang thai, cung lượng tim phải hoạt động gấp đôi, thậm chí gấp ba để cung cấp đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi. Do đó, nhiệt độ của phụ nữ mang thai thường cao hơn so với người không mang thai, thường dao động trong khoảng 37,2 – 37,5 độ C.
Nhiệt độ của phụ nữ mang thai thường cao hơn so với người không mang thai
Táo bón, khó tiêu, đầy hơi
Đây dường như là những dấu hiệu phổ biến ở phụ nữ trong tuần đầu của thai kỳ, và chúng tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone progesterone tăng cao khi mang thai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người phụ nữ.
Táo bón, khó tiêu, đầy hơi là do hormone progesterone tăng cao khi mang thai
Đau lưng
Những cơn đau nhức hoặc mỏi dọc cột sống lưng trong thời kỳ đầu mang thai là do một số khớp và dây chằng phải giãn ra để thích nghi với sự phát triển của tử cung trong bụng. Do đó, nếu chị em có biểu hiện này thì đừng bỏ qua khả năng mình đã mang thai nhé.
Phụ nữ mang thai phải trải qua cơn đau nhức hoặc mỏi dọc cột sống lưng
Khó thở, dễ hụt hơi
Do lượng hormone progesterone tăng cao và cơ thể người mẹ cần cung cấp thêm oxy cho thai nhi trong tử cung, việc này có thể gây ra triệu chứng khó thở và hụt hơi khi mang thai.
Mẹ bầu thường cảm thấy khó thở khi mới mang thai
Tiết nhiều nước bọt
Khi mang thai, tử cung mở rộng để chứa em bé, gây áp lực lên dạ dày và làm mở van giữa dạ dày và thực quản. Khi xuất hiện triệu chứng ợ nóng trong thai kỳ, phụ nữ có thể trải qua cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng do sự kích thích của hơi axit.
Điều này làm tăng hoạt động của tuyến nước bọt, giúp tiết ra nước bọt nhằm bảo vệ vùng hầu họng.
Tiết nhiều nước bọt cũng là một trong các dấu hiệu nhận biết mang thai
Tâm trạng thất thường
Thay đổi tâm trạng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến, một phần là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố đến các chất truyền tin hóa học trong não. Mỗi mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với những thay đổi này như hưng phấn, lo lắng hoặc chán nản.
Thay đổi tâm trạng khi mang thai là tình trạng phổ biến
Nên quan hệ vào thời điểm nào để dễ thụ thai?
Đối với chu kỳ kinh nguyệt đều
Thời điểm vàng để dễ thụ thai nhất là 5 ngày trước thời điểm rụng trước kéo dài đến sau rụng trứng 1 ngày.
Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều, ngày rụng trứng sẽ diễn ra vào giữa chu kỳ (thường là ngày thứ 14 hoặc 15). Khoảng thời gian từ ngày 11 – 16 trong chu kỳ được xem là thời gian dễ nhất để thụ tinh xảy ra.
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều nên quan hệ vào ngày 11 – 16 của chu kỳ
Đối với chu kỳ kinh nguyệt không đều
Với những chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, việc tính toán thời điểm dễ thụ thai phức tạp hơn một chút:
- Người có chu kỳ kinh dài hơn 28 ngày: Chu kỳ cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm 1 ngày. Ví dụ, bạn có chu kỳ kinh 29 ngày thì dễ thụ thai vào ngày 12 = 11 + 1 đến ngày 17 = 16 + 1.
- Người có chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày: Chu kỳ cứ ngắn thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ trừ đi 1 ngày. Ví dụ, bạn có chu kỳ kinh 26 ngày thì ngày dễ thụ thai vào ngày 9 = 11 – 2 đến 14 = 16 – 2.
Phụ nữ có kinh nguyệt không đều cần tính toán thời điểm thụ thai phức tạp
Tần suất quan hệ như thế nào dễ mang thai?
Trái với suy nghĩ nên kiêng xuất tinh trong thời gian dài sẽ cải thiện chất lượng tinh trùng, các nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại. Thực tế là tinh trùng có chất lượng tốt nhất khi nam giới xuất tinh hàng ngày.
Vì thế, khả năng thụ tinh tự nhiên cao nhất sẽ là khi cặp vợ chồng có quan hệ mỗi ngày hoặc cách ngày. Nếu tần suất quan hệ ít hơn, khả năng thụ tinh tự nhiên sẽ giảm.
Cặp vợ chồng quan hệ với nhau mỗi ngày sẽ dễ mang thai
Khi nào nên thử thai?
Bạn nên kiểm tra tình trạng mang thai nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Trễ kinh 5 ngày nếu chu kỳ kinh nguyệt ổn định, thử thai sau 1 tháng nếu không xác định được chu kỳ kinh nguyệt.
- Mệt mỏi.
- Tiểu nhiều.
- Căng tức ngực, nhũ hoa sẫm màu.
- Buồn nôn.
- Chuột rút ở vùng bụng.
- Nhạy cảm với mùi, vị.
Bạn nên thử thai nếu có biểu hiện trễ kinh, mệt mỏi, căng tức ngực,…
Làm gì khi có dấu hiệu mang thai?
Khám thai
Nếu như bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu mang thai thì bạn nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Khám thai những tháng đầu giúp phòng ngừa được nhiều biến chứng thai kỳ cũng như dự đoán ngày dự sinh tương đối chính xác, theo dõi và quản lý thai kỳ tốt hơn, tăng cường tình cảm mẹ con,…
Bạn nên đi khám thai sớm nếu cơ thể có dấu hiệu mang thai
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu xác định mang thai giúp mẹ bầu biết được nhóm máu, đường huyết, tổng phân tích nước tiểu. Phụ nữ có thể đi xét nghiệm máu vào ngày 23 – 24 của chu kỳ kinh nguyệt đã có thể xác định được mình đã mang thai hay không.
Xét nghiệm máu giúp xác định mang thai
Nghỉ ngơi
Phụ nữ mang thai nên cố gắng ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày trong đó 30 phút mỗi buổi trưa để giúp thai nhi khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách chọn nơi ngủ yên tĩnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
Phụ nữ mang thai nên cố gắng ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày
Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bà bầu
Khi mang thai, cơ thể bạn cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn để nuôi thai nhi trong bụng. Do đó, bạn cần bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất chính: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, bạn cần tăng cường bổ sung thêm các vi khoáng như sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu cần bổ sung đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất
Cung cấp kiến thức thai sản
Việc trau dồi các kiến thức và kĩ năng trong thời kỳ mang thai giúp mẹ bầu tự tin hơn trước khi đón chào một sinh linh mới. Chị em nên bổ sung các kiến thức từ lời khuyên của bác sĩ, các sách báo đã được kiểm chứng về độ uy tín.
Trau dồi kiến thức thai sản giúp mẹ bầu tự tin hơn
Lựa chọn các bệnh viện khám thai uy tín
Mẹ bầu nên khám thai tại những cơ sở y tế uy tín giúp kiểm tra được những thông tin về thai nhi cũng như kịp thời phòng ngừa biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp mẹ bầu vững tâm hơn trong quá trình mang thai và sinh nở.
>>>>>Xem thêm: 7 cách uống nước ép cần tây giảm cân hiệu quả và những lưu ý khi uống
Mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở khám thai uy tín để theo dõi thai kỳ
Một số câu hỏi thường gặp
Xuất tinh ngoài có mang thai không?
Mỗi lần xuất tinh, tinh dịch nam giới thường chứa từ 40 đến 200 triệu tinh trùng. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm duy nhất mà tinh dịch được phóng ra ngoài. Kể từ khi bắt đầu quan hệ, dương vật nam giới có hiện tượng tiết dịch nhầy, trong dịch nhầy này có chứa một lượng nhỏ tinh trùng.
Khi tinh dịch được phóng thích vào âm đạo, tinh trùng di chuyển nhanh chóng vào cổ tử cung để thụ tinh. Ngay cả khi chỉ có một lượng nhỏ tinh dịch, cũng có thể có nhiều tinh trùng khỏe mạnh di chuyển đến ông trứng dẫn đến mang thai. Do đó, xuất tinh ngoài vẫn có khả năng mang thai.
Có phải phụ nữ nào cũng đều có dấu hiệu nhận biết giống nhau không?
Phụ nữ có thể có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau để nhận biết mình có thai, và thậm chí cũng có thể khác nhau giữa các lần mang bầu.
Triệu chứng ban đầu của thai kỳ thường tương tự với những triệu chứng xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt, việc nhận ra việc mang thai có thể khó khăn đối với phụ nữ. Để chắc chắn, phụ nữ có thể sử dụng que thử thai hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề sau quan hệ bao lâu thụ thai cũng như dấu hiệu nhận biết mang thai. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mang thai, mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe cũng như khám thai định kỳ để đảm bảo cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh nhé!