Quế không chỉ được dùng làm gia vị hay hương liệu mà còn được sử dụng như một vị dược liệu trong Y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, đầy hơi,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng hay từ cây quế với sức khỏe.
Bạn đang đọc: Quế: 12 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
Contents
- 1 Quế là gì? Các thành phần có trong quế
- 2 Những lợi ích của quế với sức khỏe
- 2.1 Chống oxy hóa
- 2.2 Chống viêm
- 2.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- 2.4 Cải thiện độ nhạy của insulin
- 2.5 Giảm lượng đường trong máu
- 2.6 Ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh
- 2.7 Phòng ngừa ung thư
- 2.8 Ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
- 2.9 Bảo vệ chống lại HIV
- 2.10 Ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng
- 2.11 Giảm ảnh hưởng của bữa ăn nhiều chất béo
- 2.12 Điều trị và chữa lành vết thương mãn tính
- 3 Hướng dẫn cách sử dụng quế đúng cách an toàn và hiệu quả
- 4 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng quế
Quế là gì? Các thành phần có trong quế
Tên khoa học: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl. (họ Lauraceae)
Tên thường gọi: Quế
Cây quế có nguồn gốc từ vùng caribe, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Có hai loài quế chính là Cassia và Ceylon.
Quế được dùng phổ biến như một loại gia vị hoặc hương liệu, đồng thời quế có thể được sử dụng dưới dạng bột, nguyên hạt hoặc dạng vỏ cây. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng tinh dầu quế và các chất bổ sung.
Trong Y học cổ truyền, quế là một vị dược liệu được dùng để điều trị cảm lạnh, đầy hơi, viêm họng, viêm khớp,… Mùi và hương vị đặc biệt của quế là do chúng có chứa hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde cao, một trong những thành phần chính mang đến các hoạt tính sinh học đối với cơ thể.
Các hợp chất trong quế có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và trị đái tháo đường, đồng thời chúng cũng có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống bệnh ung thư cũng như bệnh tim mạch.[1]
Quế chứa hàm lượng cinnamaldehyde cao mang lại nhiều hoạt tính sinh học
Những lợi ích của quế với sức khỏe
Chống oxy hóa
Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do.[2]
Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung quế có thể làm tăng hiệu lực chống lại quá trình stress oxy hóa trong máu, đồng thời làm giảm các triệu chứng của phản ứng viêm.[3]
Trong một nghiên cứu so sánh hoạt tính chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế là một trong những gia vị có khả năng chống oxy hóa cao nhất (cao hơn cả tỏi và oregano). Trên thực tế, tác dụng chống oxy hóa của quế mạnh đến mức có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.[4][5]
Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol
Chống viêm
Viêm là một phản ứng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tổn thương mô từ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành một vấn đề khi tình trạng này kéo dài và trực tiếp tấn công các mô của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong quế có hoạt tính chống viêm mạnh, đặc biệt là E-cinnamaldehyde và o-methoxycinnamaldehyde.[6][7]
Quế chứa các hoạt chất chống viêm mạnh
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một số tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch bao gồm cholesterol, triglyceride và cao huyết áp.
Theo một đánh giá trên những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, việc bổ sung ít nhất 1,5g hay khoảng ¾ thìa cà phê quế mỗi ngày có thể làm giảm triglyceride, cholesterol toàn phần nói chung và cholesterol xấu (LDL) nói riêng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu.[8]
Một nghiên cứu lớn khác đã chứng minh việc sử dụng 120 mg/ngày bột quế cũng có thể giúp cải thiện glucose và lipid máu như nghiên cứu trên. Theo nghiên cứu này, quế còn giúp làm tăng cholesterol tốt (HDL).[9]
Ngoài ra, những nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng về việc sử dụng quế liên tục trong ít nhất 8 tuần có thể chống tăng huyết áp hay giúp hạ áp. Một thử nghiệm trên động vật cho thấy cinnamaldehyde trong quế đã làm giảm huyết áp.[10][11]
Trong một nghiên cứu khác vào năm 2014, những con chuột được điều trị kéo dài bằng quế kết hợp tập luyện aerobic có chức năng tim tốt hơn những con chuột khác.[12]
Quế giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Cải thiện độ nhạy của insulin
Insulin là một trong những hormone quan trọng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng trong cơ thể. Hormone này rất cần thiết cho quá trình vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng kháng insulin – dấu hiệu đặc trưng của người mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
Theo các nghiên cứu, quế có thể làm tăng độ nhạy của insulin và làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, đồng thời có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.[13][14]
Quế giúp độ nhạy của insulin tăng lên và cải thiện tình trạng kháng insulin
Giảm lượng đường trong máu
Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin, quế còn có thể giúp giảm nồng độ đường trong máu bằng một số cơ chế khác nhau như:
- Thứ nhất, quế làm giảm lượng glucose đi vào máu sau bữa ăn bằng cách can thiệp vào các enzym tiêu hóa và làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa.[15][16]
- Thứ hai, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quế có thể thực hiện chức năng tương tự như insulin để cải thiện sự hấp thu đường vào tế bào.[17][18]
Nhiều nghiên cứu trên người cho thấy, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói từ 10 – 29%, đồng thời cải thiện HbA1c (huyết sắc tố gắn glucose – chỉ số theo dõi đường huyết) giúp kiểm soát đường huyết lâu dài.[19][20][21]
Liều hiệu quả thường là 1 – 6g hoặc 0,5 – 2 thìa cà phê bột quế mỗi ngày.[22]
Quế có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh
Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não (Alzheimer, Parkinson,…).
Cinnamaldehyde và epicatechin trong quế có thể giúp ức chế sự tích tụ protein (được gọi là tau) trong não – một trong những dấu hiệu của bệnh Alzheimer.[23]
Dựa theo một nghiên cứu khác, một chiết xuất trong vỏ quế được gọi là CEppt có đặc tính ngăn chặn các triệu chứng Alzheimer phát triển chẳng hạn như mảng amyloid và cải thiện khả năng suy nghĩ cũng như lý luận.[24]
Trong một nghiên cứu trên chuột bị Parkinson cho thấy quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng vận động.[25]
Quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh
Phòng ngừa ung thư
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm bởi sự nhân lên không kiểm soát của tế bào.
Quế được nghiên cứu rộng rãi về khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư. Chúng hoạt động bằng cơ chế làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, hình thành mạch máu trong khối u và gây độc cho tế bào ung thư.[26][27]
Một nghiên cứu trên chuột bị ung thư ruột kết cho thấy các hợp chất trong quế có tác dụng kích hoạt các enzyme giải độc giúp ngăn chặn sự tiến triển của ung thư. Ngoài ra, quế còn có khả năng thúc đẩy các phản ứng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào ruột kết.[28][29]
Những nghiên cứu khác trong ống nghiệm và trên động vật đã đưa ra các bằng chứng chứng minh cinnamaldehyde trong quế có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư buồng trứng.[30][31]
Hoạt chất trong quế có thể ngăn cản sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư
Ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
Cinnamaldehyde – một trong những thành phần hoạt tính chính của quế, có thể giúp chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng chẳng hạn như tiêu diệt một số loại nấm gây nhiễm trùng đường hô hấp.[32][33]
Bên cạnh đó, tinh dầu quế có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn (bao gồm cả Listeria và Salmonella). Nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn, quế còn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm hôi miệng.[34][35][36][37]
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2016 cho thấy tinh dầu quế có hiệu quả chống lại một loại nấm candida ảnh hưởng đến máu, điều này cũng được chứng minh là do đặc tính kháng nấm của quế.[38]
Tìm hiểu thêm: Có nên đi khám hậu Covid-19 không? Khám ở đâu tốt? Gói khám gồm những gì?
Quế có thể giúp giảm nhiễm trùng, ngăn chặn sâu răng và làm giảm hôi miệng
Bảo vệ chống lại HIV
HIV là một virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Các chiết xuất từ quế là một trong những biện pháp hiệu quả giúp chống lại chủng HIV-1 (chủng virus HIV phổ biến nhất ở người).[39][40]
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được hợp chất procyanidin (chiết xuất từ quế) chống HIV-1 bằng cách ngăn cản heparan sulfate và co-receptor (đơn vị tế bào cơ thể) liên kết với gp120 (một phân tử protein nằm trên bề mặt của virus HIV-1). Điều này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể, làm giảm khả năng lây nhiễm và phát triển của HIV-1.[41]
Ngoài ra, procyanidin cũng đảo ngược tình trạng cạn kiệt tế bào T thông qua việc cản trở quá trình điều hòa Tim-3 và PD-1, hai protein được biết đến là có liên quan đến sự kiệt quệ của tế bào T.[41]
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong phòng thí nghiệm khảo sát về hoạt tính chống HIV của 69 cây thuốc, trong đó quế là cây thuốc mang lại hiệu quả nhất.[42]
Hợp chất procyanidin (chiết xuất từ quế) có thể chống lại chủng virus HIV-1
Ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng
Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã cho chuột uống hỗn hợp bột quế, kết quả cho thấy tác dụng chống viêm trên hệ thần kinh trung ương rất hiệu quả.
Hơn nữa, những người bị bệnh đa xơ cứng (MS) có mức Tregs thấp hơn người bình thường. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất rằng quế có thể giúp bảo vệ các tế bào T (ngăn ngừa sự mất đi một số protein đặc trưng cho Tregs) góp phần điều hòa phản ứng miễn dịch.[43]
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc điều trị kết hợp với quế đã giúp phục hồi bao myelin ở chuột mắc bệnh MS, được biết MS xảy ra khi lớp myelin bao quanh các sợi thần kinh bị tổn thương.[44]
Quế có khả năng ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng
Giảm ảnh hưởng của bữa ăn nhiều chất béo
Năm 2011, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn giàu gia vị chống oxy hóa, bao gồm cả quế, có thể giúp làm giảm những tác động tiêu cực của bữa ăn nhiều chất béo đối với cơ thể.
Sáu người tham gia nghiên cứu được ăn những món ăn có chứa 14g hỗn hợp gia vị. Sau đó, họ được đưa đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy hoạt động chống oxy hóa tăng 13%, phản ứng kháng insulin giảm 21% và triglyceride giảm 31%.[45]
Hỗn hợp gia vị quế giúp làm giảm ảnh hưởng của bữa ăn nhiều chất béo
Điều trị và chữa lành vết thương mãn tính
Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học đã tìm ra cách đóng gói các hợp chất kháng khuẩn từ bạc hà và quế vào viên nang nhỏ để có thể dùng đơn giản bằng đường uống nhằm tiêu diệt màng sinh học của vi khuẩn.
Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.[46]
Quế có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương
Hướng dẫn cách sử dụng quế đúng cách an toàn và hiệu quả
Một cách dễ dàng để bổ sung các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quế vào cơ thể đó là dùng quế như một loại gia vị khi chế biến thực phẩm như:[47]
- Rắc quế lên bột yến mạch thay cho đường.
- Thêm quế vào khi làm bánh ngọt, bánh quy, bánh mì, sinh tố, pudding, súp, salad… để tăng hương vị.
Ngoài ra, quế còn được sản xuất dưới dạng thực phẩm bổ sung. Các chất bổ sung được chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày (trước, sau hoặc trong bữa ăn).
Một nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung quế cassia với liều 1-2 g/ngày trong tối đa 3 tháng hoặc liều 3-6g trong tối đa
6 tuần được coi là an toàn. Trong trường hợp bạn đang điều trị một bệnh lý nào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng quế để xác định cách sử dụng và liều lượng phù hợp.[48]
Quế thường được dùng như một loại gia vị để chế biến thực phẩm
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng quế
Tiêu thụ một lượng quế vừa phải trong thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung dường như là an toàn cho hầu hết mọi người trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quế quá nhiều thì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:[49][50]
- Kích ứng và dị ứng: quế thường không gây tác dụng phụ nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây kích ứng cho miệng và môi, thậm chí làm lở loét, một số người có thể phản ứng dị ứng. Bôi nó lên da cũng có thể gây đỏ và kích ứng.
- Hạ đường huyết.
- Gây độc và tổn thương gan.
- Ảnh hưởng đến quá trình đông máu: quế cassia chứa tới 1% coumarin, trong khi quế ceylon chứa khoảng 0,004% coumarin (coumarin có vai trò tạo ra warfarin, một loại thuốc làm loãng máu). Lượng coumarin được tiêu thụ mỗi ngày là 0,1 mg/kg/ng, nếu bổ sung nhiều hơn thì có thể gây hại cho sức khỏe.[51][52]
- Các chất bổ sung có hàm lượng quế cao có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Tương tác và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc làm loãng máu, thuốc tim,…
Quế có thể gây tương tác với một số loại thuốc, do đó bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về những tác dụng của cây quế đối với sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng quế trong điều trị bệnh để có thể tối ưu hiệu quả và hạn chế rủi ro xảy ra.
Cinnamon: Mystic powers of a minute ingredient
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4466762/
Impact of Cinnamon Supplementation on cardiometabolic Biomarkers of Inflammation and Oxidative Stress: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33066854/
Antioxidant capacity of 26 spice extracts and characterization of their phenolic constituents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16190627/
Antioxidant activity of cinnamon (Cinnamomum Zeylanicum, Breyne) extracts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10077878/
Anti-inflammatory activity of cinnamon (C. zeylanicum and C. cassia) extracts – identification of E-cinnamaldehyde and o-methoxy cinnamaldehyde as the most potent bioactive compounds
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25629927/
Anti-Inflammatory Activities of Cinnamomum cassia Constituents In Vitro and In Vivo
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22536283/
The beneficial effects of cinnamon among patients with metabolic diseases: A systematic review and dose-response meta-analysis of randomized-controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33739219/
Anti-hypertensive effects of cinnamon supplementation in adults: A systematic review and dose-response Meta-analysis of randomized controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31617744/
The effect of cinnamon supplementation on blood pressure in adults: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32220351/
Cinnamon: A Multifaceted Medicinal Plant
https://www.hindawi.com/journals/ecam/2014/642942/
The Effect of Cinnamon Extract and Long-Term Aerobic Training on Heart Function, Biochemical Alterations and Lipid Profile Following Exhaustive Exercise in Male Rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4312399/
Insulin resistance improvement by cinnamon powder in polycystic ovary syndrome: A randomized double-blind placebo controlled clinical trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29250843/
Efficacy of cinnamon in patients with type II diabetes mellitus: A randomized controlled clinical trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29605574/
Inhibitory activity of cinnamon bark species and their combination effect with acarbose against intestinal α-glucosidase and pancreatic α-amylase
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21538147/
Cinnamon extract inhibits α-glucosidase activity and dampens postprandial glucose excursion in diabetic rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21711570/
A hydroxychalcone derived from cinnamon functions as a mimetic for insulin in 3T3-L1 adipocytes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11506060/
Regulation of PTP-1 and insulin receptor kinase by fractions from cinnamon: implications for cinnamon regulation of insulin signalling
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9762007/
The potential of cinnamon to reduce blood glucose levels in patients with type 2 diabetes and insulin resistance
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19930003/
Cinnamon supplementation in patients with type 2 diabetes mellitus
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17381386/
Effects of a cinnamon extract on plasma glucose, HbA, and serum lipids in diabetes mellitus type 2
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16634838/
To what extent does cinnamon administration improve the glycemic and lipid profiles?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30144878/
Interaction of cinnamaldehyde and epicatechin with tau: implications of beneficial effects in modulating Alzheimer”s disease pathogenesis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23531502/
Orally Administrated Cinnamon Extract Reduces β-Amyloid Oligomerization and Corrects Cognitive Impairment in Alzheimer’s Disease Animal Models
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3030596/
Cinnamon treatment upregulates neuroprotective proteins Parkin and DJ-1 and protects dopaminergic neurons in a mouse model of Parkinson’s disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24946862/
Novel angiogenesis inhibitory activity in cinnamon extract blocks VEGFR2 kinase and downstream signaling
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3105590/
Water-soluble polymeric polyphenols from cinnamon inhibit proliferation and alter cell cycle distribution patterns of hematologic tumor cell lines
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16253769/
Inhibition of lipid peroxidation and enhancement of GST activity by cardamom and cinnamon during chemically induced colon carcinogenesis in Swiss albino mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18260732/
The Cinnamon-Derived Dietary Factor Cinnamic Aldehyde Activates the Nrf2-Dependent Antioxidant Response in Human Epithelial Colon Cells
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3101712/
Cinnamon extract reduces VEGF expression via suppressing HIF-1α gene expression and inhibits tumor growth in mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27253180/
Cinnamaldehyde Suppressed EGF-Induced EMT Process and Inhibits Ovarian Cancer Progression Through PI3K/AKT Pathway
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35645793/
Cinnamon bark oil, a potent fungitoxicant against fungi causing respiratory tract mycoses
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8834832/
Antimicrobial activities of cinnamon oil and cinnamaldehyde from the Chinese medicinal herb Cinnamomum cassia Blume
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16710900/
The Natural Antimicrobial trans-Cinnamaldehyde Interferes with UDP-N-Acetylglucosamine Biosynthesis and Cell Wall Homeostasis in Listeria monocytogenes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8307235/
Effects of Cinnamon Essential Oil on Oxidative Damage and Outer Membrane Protein Genes of Salmonella enteritidis Cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35954002/
Comparative study of cinnamon oil and clove oil on some oral microbiota
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22783715/
Short-term germ-killing effect of sugar-sweetened cinnamon chewing gum on salivary anaerobes associated with halitosis
https://europepmc.org/article/med/21290983
Antifungal Activity of Cinnamon Oil and Olive Oil against Candida Spp. Isolated from Blood Stream Infections
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5028442/
Effects of plant extracts on HIV-1 protease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20946094/
HIV type-1 entry inhibitors with a new mode of action
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19641233/
A Cinnamon-Derived Procyanidin Compound Displays Anti-HIV-1 Activity by Blocking Heparan Sulfate- and Co-Receptor- Binding Sites on gp120 and Reverses T Cell Exhaustion via Impeding Tim-3 and PD-1 Upregulation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5082894/
A survey of some Indian medicinal plants for anti-human immunodeficiency virus (HIV) activit
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11094851/
Prospects of Cinnamon in Multiple Sclerosis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4568834/
Cinnamon
https://www.nccih.nih.gov/health/cinnamon
A High Antioxidant Spice Blend Attenuates Postprandial Insulin and Triglyceride Responses and Increases Some Plasma Measures of Antioxidant Activity in Healthy, Overweight Men
https://jn.nutrition.org/article/S0022-3166(22)03028-0/fulltext
Nanoparticle-Stabilized Capsules for the Treatment of Bacterial Biofilms
https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acsnano.5b01696
What are the health benefits of cinnamon?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/266069#tips
Health Benefits of Cinnamon
https://www.health.com/cinnamon-benefits-7546804#toc-how-to-take-cinnamon
What are the health benefits of cinnamon?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/266069#side-effects
Cinnamon: Health Benefits and Side Effects
https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-cinnamon#1-4
Coumarins in Food and Methods of Their Determination
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7278589/
Safety of Cinnamon: An Umbrella Review of Meta-Analyses and Systematic Reviews of Randomized Clinical Trials
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2021.790901/full
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Tăng phosphat máu là gì? Triệu chứng và cách điều trị