Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Rate this post

Ngô (bắp) là món ăn quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Không chỉ vậy, râu ngô cũng là một vị thuốc trong Đông y với rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay râu bắp có tác dụng gì trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Lợi tiểu và hỗ trợ điều trị bệnh thận

Trong đông y, râu ngô là một vị thuốc lợi tiểu mạnh, được dùng nhiều để chữa trị các bệnh liên quan đến thận như sỏi thận, đau thận, viêm thận,…

Từ thời xưa, người ta đã dùng râu ngô để giảm nguy cơ hình thành cặn thận – nguyên nhân gây sỏi. Râu ngô cũng có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ung thư gây ra.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô là vị thuốc lợi tiểu mạnh

Cải thiện bệnh gan, mật

Râu ngô cũng được coi là vị thuốc lợi mật an toàn nhất trong Đông y, có tác dụng thông mật, giúp điều trị bệnh sỏi túi mật và viêm túi mật hiệu quả.

Râu ngô cũng xuất hiện thường xuyên trong các bài thuốc chữa trị tắc mật tiểu vàng, vàng da, viêm gan,… và rất nhiều bệnh lý khác.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô là vị thuốc lợi mật trong Đông y

Điều trị bệnh xuất huyết

Râu ngô chứa vitamin K, một loại vitamin có vai trò quan trọng giúp đông máu. Nhờ vậy mà nó trở thành một vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến xuất huyết hiệu quả như: chảy máu chân răng, chảy máu cam, băng huyết hay các trường hợp bị thương và mất máu quá nhiều,…

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp chữa chảy máu cam

Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường

Râu ngô được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền Trung Quốc để kiểm soát bệnh tiểu đường. Chiết xuất từ râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường liên quan đến thần kinh (tổn thương dây thần kinh).

Râu ngô cũng giúp làm chậm quá trình hấp thu tinh bột trong thực phẩm, nhờ đó ổn định đường huyết, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao đột ngột.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp kiểm soát đường huyết

Chống oxy hóa

Căng thẳng oxy hóa là một trong những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chính gây nên các bệnh mãn tính không lây như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch hay ung thư.

Râu ngô chứa vitamin A, vitamin C và flavonoid. Đây đều là các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do, viêm nhiễm và căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trị các bệnh đường tiết niệu

Nhờ tác dụng lợi tiểu, sử dụng râu ngô sẽ kích thích chúng ta đi tiểu nhiều hơn. Việc tăng lưu lượng nước tiểu như vậy có thể giúp ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và nhiễm trùng bàng quang.

Chiết xuất râu ngô hoặc trà râu ngô cũng rất hữu ích đối với trẻ em bị đái dầm và người lớn mắc chứng tiểu không tự chủ.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp trị các bệnh đường tiết niệu

Hỗ trợ giảm cân

Chiết xuất râu ngô có khả năng ức chế sự tổng hợp và tích tụ chất béo, từ đó giúp hỗ trợ giảm mỡ an toàn.

Nước râu ngô cũng là một loại nước thanh mát, ít calo có thể dùng để thay thế nước ngọt hay các thức uống giàu calo khác, giúp chúng ta nạp ít năng lượng hơn và giảm cân hiệu quả.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp hỗ trợ giảm cân

Thanh nhiệt, giải độc

Theo đông y, râu ngô có tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Nếu bạn đang có những triệu chứng nóng trong người như da khô, dễ chảy máu cam, khó ngủ, nổi mụn,… thì nước râu ngô sẽ là một giải pháp tuyệt vời giúp bạn cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Lipa của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp thanh nhiệt, giải độc

Hỗ trợ hạ huyết áp

Râu ngô có tác dụng như thuốc lợi tiểu, giúp loại bỏ nước và natri ra khỏi cơ thể, từ đó giảm lượng chất lỏng trong mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy chiết xuất râu ngô có chứa các hoạt chất giúp cản trở hoạt động của enzym chuyển đổi angiotensin (ACE) – loại enzym gây tăng huyết áp, nên dùng râu ngô có thể giúp ổn định huyết áp.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô có hoạt chất giúp giảm huyết áp

Giảm cholesterol

Cholesterol LDL hay còn gọi là cholesterol xấu có thể gây ra các mảng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đau thắt ngực và đột quỵ.

Các flavonoid trong râu ngô có khả năng làm giảm cholesterol LDL và triglyceride trong mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa và làm giảm đau thắt ngực.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp giảm đau thắt ngực

Làm đẹp da

Râu ngô chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa phong phú góp phần làm giảm ảnh hưởng của quá trình lão hóa da, giúp bạn nuôi dưỡng một làn da khỏe đẹp từ bên trong.

Nước râu ngô là thức uống có tính mát, có thể giúp ngăn ngừa nổi mụn do nóng gan, rất hữu ích cho chị em phụ nữ.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô giúp làm đẹp da

Một số bài thuốc từ râu ngô

  • Trị đái tháo đường: 40g Râu ngô, sắc lấy nước uống.
  • Trị cao huyết áp: 18g Râu ngô, 9g thảo quyết minh, 6g kim cúc, sắc lấy nước uống.
  • Chữa viêm thận, viêm bàng quang: 100g Râu ngô, 50g mã đề, 50g ý dĩ, 40g sài đất, 50g rau má, sắc lấy nước uống.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y

Những lưu ý khi sử dụng râu bắp (râu ngô)

  • Không dùng râu ngô dài ngày (mỗi lần không dùng quá 10 ngày) vì có thể gây rối loạn điện giải.
  • Không nên dùng vào buổi tối vì có thể gây lợi tiểu, tiểu đêm nhiều lần.
  • Liều dùng hợp lý 1 ngày10g đối với râu ngô phơi khô và 20g đối với râu ngô tươi.
  • Trẻ nhỏ chỉ nên uống khoảng 200ml nước râu ngô 1 ngày.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Không nên dùng râu ngô dài ngày

Những đối tượng không nên uống râu ngô

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Người bị cao huyết áp hoặc huyết áp thấp.
  • Người có vấn đề về hạ đường huyết hoặc người bị tiểu đường đang điều trị
  • Người có nồng độ kali trong máu quá thấp.
  • Người bị dị ứng ngô và các sản phẩm từ ngô.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu,…).

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

Râu ngô không phù hợp cho người đang dùng một số loại thuốc

Cách dùng râu ngô đơn giản tại nhà

2 cách để bạn có thể sử dụng râu ngô đó là dùng râu ngô tươi và râu ngô phơi khô, trong đó thì râu ngô tươi sẽ mang lại tác dụng tốt hơn so với râu ngô khô.

Bạn cũng có thể kết hợp nấu trà râu ngô cùng với các vị thuốc khác như: rau má, mã đề, mía lau, lá mía bách giải,… để thức uống thêm phần ngon miệng và tăng thêm tác dụng hữu ích cho sức khỏe.

Râu ngô có tác dụng gì? 11 tác dụng của râu ngô khiến bạn bất ngờ

>>>>>Xem thêm: Công thức trị thâm khuỷ tay, đầu gối tại nhà bằng baking soda

Trà râu ngô là thức uống thanh mát tốt cho sức khỏe

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của râu ngô và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc này. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy lưu lại ngay và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *