Ngày nay, bệnh rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Cùng tìm hiểu các biến chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả
Contents
Tổng quan về rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn thăng bằng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở nhóm người cao tuổi.
Các dấu hiệu của rối loạn tiền đình có thể kể đến là:
- Chóng mặt.
- Mất thăng bằng.
- Mờ mắt.
- Mất phương hướng.
- Dễ bị ngã.
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy.[1]
Chóng mặt là triệu chứng hay gặp của rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiền đình thường chỉ diễn ra trong vài ngày rồi biến mất. Tuy nhiên, trong thời gian bệnh, triệu chứng có thể kiến người bệnh khó đi lại, dễ té ngã, có thể dẫn tới chấn thương xương hoặc chấn thương sọ não.
Với những bệnh nhân thường xuyên có những cơn chóng mặt, choáng váng nghĩ do rối loạn tiền đình, có kèm yếu tố nguy cơ tim mạch cao (huyết áp, tiểu đường), cần phải thăm khám bác sĩ Nội khoa thường xuyên để được tầm soát, đánh giá, quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Rối loạn tiền đình có thể làm cho người bệnh té ngã
Rối loạn tiền đình có chữa được không?
Điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:
- Môi trường: nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa.
- Căng thẳng: những cơn căng thẳng, áp lực có thể khiến huyết áp bệnh nhân dao động, rối loạn giấc ngủ, khởi kích cơn chóng mặt kịch phát.
- Nguyên nhân mạch máu: do một số nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến mạch máu não làm thay đổi đột ngột lưu lượng máu não, gây triệu chứng chóng mặt.
- Tuổi cao: do tuổi càng cao các chức năng của một số cơ quan trong đó có hệ thống tiền đình càng giảm.
- Người béo phì, suy nhược cơ thể, uống nhiều rượu bia cũng có thể dẫn tới rối loạn tiền đình.
Dựa vào nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị cũng như các biện pháp đi kèm để điều trị dứt điểm tình trạng này.
Trong trường hợp không thể khắc phục được nguyên nhân, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị để giảm tối đa các triệu chứng tiền đình có thể xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Enterogermina có trị táo bón không? Cách sử dụng men hiệu quả
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu rối loạn tiền đình diễn ra thường xuyên
Các cách điều trị rối loạn tiền đình
Việc điều trị rối loạn tiền đình đôi khi đơn giản nhưng với các trường hợp thường xuyên tái phát triệu chứng tiền đình thì quá trình điều trị sẽ phức tạp, dai dẳng, cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên để tầm soát, loại trừ nhiều nguyên nhân gây chóng mặt.
Một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình có thể kể đến là:
- Điều trị nguyên nhân: sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
- Thay đổi lối sống: ăn uống đủ chất, bỏ hoàn toàn thuốc lá và rượu bia, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Phẫu thuật: được sử dụng nhằm ổn định và sửa chữa các cấu trúc ở tai trong. Phẫu thuật này được chỉ định khi thuốc và các phương pháp điều trị khác không thể khắc phục được nguyên nhân do ống bán khuyên gây ra.
- Phục hồi chức năng: các biện pháp có thể giúp người bệnh thích nghi với những cơn chóng mặt và nâng cao chất lượng cuộc sống như: lên xuống cầu thang, tắm, thay quần áo, sử dụng gậy.
Người bệnh nên bỏ thuốc lá để điều trị tốt hơn rối loạn tiền đình
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về biến chứng cũng như cách điều trị hiệu quả rối loạn tiền đình. Đây là một tình trạng hay gặp trong cuộc sống nên bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Khi các dấu hiệu tiền đình xảy ra thường xuyên, bạn đừng ngần ngại mà tìm đến cơ sở uy tín để được thăm khám nhé!
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn tốt nên lưu ý