Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà nhiều người gặp phải, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Đặc biệt, nguy cơ mắc phải căn bệnh này vào dịp các dịp lễ càng tăng lên đáng kể. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa dịp lễ phải làm sao? Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Contents
Vì sao bạn thường bị rối loạn tiêu hóa vào dịp tết?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa vào dịp tết.
Đầu tiên phải kể đến là giờ giấc sinh hoạt không ổn định. Vào dịp lễ, bạn thường có xu hướng sinh hoạt không điều độ như: thức khuya, ăn uống thất thường,… dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Hơn nữa, việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt trong dịp lễ cũng dễ khiến các triệu chứng về bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, viêm đại tràng,… tái phát hoặc trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các món ăn hằng ngày trong các dịp lễ dù rất đa dạng nhưng chủ yếu đều giàu tinh bột, chất đạm, đường, chất béo như: thịt kho, chả giò chiên, đồ nướng, lẩu,… Trong khi đó, rau xanh và trái cây lại bị mọi người “lãng quên”, không bổ sung đầy đủ.
Ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, đường dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Không những thế, với thói quen tích trữ thức ăn dùng dần và xuyên suốt trong các ngày lễ dễ khiến các thức ăn bị hỏng, nhiễm khuẩn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Ăn uống thất thường là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa dịp tết
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, cơ thể có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau bụng.
- Đau ngực hoặc đau lưng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Khó tiêu, đầy bụng.
- Ợ hơi, ợ nóng
- Khó nuốt.
- Buồn nôn.
- Chảy máu.
- Tăng hoặc sụt cân bất thường.
Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,… là những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa nên làm gì?
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn của người bị rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo cân bằng đủ 4 nhóm chất: béo, đạm, đường, vitamin và khoáng chất. Thức ăn cần đảm bảo đã được nấu chín, chế biến vệ sinh, tránh ăn thực phẩm sống hoặc tái.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần tránh bỏ bữa. Thay vào đó, có thể chia nhỏ bữa ăn để dễ dàng tiêu hóa hơn. Người bệnh cũng cần tránh uống rượu bia, đồ uống có gas, đồ cay nóng để không gây thêm kích thích cho hệ tiêu hóa.
Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, uống nước cam. Cùng với đó, bạn cũng nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột ổn định và hoạt động tốt hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa
Uống đủ nước
Nước không chỉ cần thiết cho sức khỏe tổng thể mà còn rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa.
Đặc biệt là khi bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, bạn nên bổ sung nước một cách đầy đủ để tránh gây mất nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn nên tránh uống cà phê, nước có gas vì chúng có thể gây thêm kích thích cho hệ tiêu hóa, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Bạn nên bổ sung nước một cách đầy đủ để tránh gây mất nước cho cơ thể
Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng, lo lắng là một trong những tác nhân khiến chứng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Vì thể, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thư giãn để giúp hệ tiêu hóa hồi phục một cách tốt nhất.
Bạn có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách thường xuyên tập thể dục, tập yoga, thiền hoặc nghe một bài nhạc bạn yêu thích. Nếu căng thẳng của bạn nghiêm trọng hơn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh hoặc bác sĩ tâm lý nhé.
Căng thẳng, lo lắng là một tác nhân khiến chứng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Để hỗ trợ hoạt động co bóp và quá trình tiêu hóa của ruột, bạn nên dành thời gian tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn nên ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ để cải thiện sức khỏe đường ruột cũng như sức khỏe tổng thể.
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học không chỉ tốt cho tim mạch, cơ bắp mà còn giúp cân bằng nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe đường ruột
Sử dụng thuốc hỗ trợ khắc phục
Các loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như: thuốc đầy bụng, khó tiêu; thuốc giảm đau, Oresol giúp bù nước, men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
Những loại thuốc này hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đồng thời giúp đường ruột khỏe mạnh hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Gừng
Gừng được xem là một cái tên tiêu biểu giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng cũng như các vấn đề về tiêu hóa khác.
Bạn có thể cho thêm gừng tươi hoặc bột gừng vào các món ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng trà gừng hoặc cho thêm một lát gừng tươi vào loại trà mà bạn thích và thưởng thức. [1]
Tìm hiểu thêm: 8 triệu chứng bệnh bạch cầu giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh
Gừng giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng
Chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa giúp cơ thể hấp thu vitamin tốt hơn. Không những thế, nó cũng kết hợp với chất xơ để kích thích nhu động ruột.
Các loại dầu thực vật như dầu ô liu thường chứa nhiều chất béo không bão hòa. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ chất béo bão hòa ở mức vừa phải, khoảng 50g/ngày (khoảng 3 thìa). [2]
Chất béo không bão hòa giúp cơ thể hấp thu vitamin tốt hơn
Trái cây
Nhiều loại trái cây cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho cơ thể như vitamin C, kali,… giúp hệ tiêu hóa hồi phục và khỏe mạnh hơn.
Một số loại trái cây bạn nên bổ sung khi bị rối loạn tiêu hóa như táo, cam, chuối,… [3]
Trái cây cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế, khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. [4]
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Rau lá xanh
Rau lá xanh có chứa rất nhiều chất dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa. Những loại rau này có chứa sulfoquinovose – một loại đường có thể nuôi vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó, rau lá xanh giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. [5]
Rau lá xanh có chứa rất nhiều chất dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa
Lưu ý khi bị rối loạn tiêu hóa
Trong các dịp lễ, nếu có ý định đi chơi xa, thăm bạn bè, bạn cần chuẩn bị sẵn các thức ăn, nước uống lành mạnh, hợp vệ sinh hoặc các loại trái cây tươi phòng khi đói bụng.
Nếu phải ăn uống dọc đường đi, bạn nên chọn những quán ăn chế biến sạch sẽ, thoáng mát, có đầy đủ giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế cấp.
Tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống, tái, chưa được nấu chín kỹ sẽ dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa thậm chí ngộ độc thực phẩm.
Trước khi ăn, bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh vi khuẩn từ tay theo đường ăn uống vào trong cơ thể.
Lưu ý khi bị rối loạn tiêu hóa
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh rối loạn tiêu hóa và cách xử lý khi gặp phải vấn đề này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè của mình bạn nhé!
What are the best foods to aid digestion? (Unsaturated fats)
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596
What are the best foods to aid digestion? (Fruits)
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596
What are the best foods to aid digestion? (Yogurt)
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596
What are the best foods to aid digestion? (Vegetables with skin)
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Nhung hươu: tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng