Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Rate this post

Sắt (iron) là một khoáng chất rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể, đặc biệt sắt hỗ trợ mang oxy từ máu đến các cơ quan. Trong bài viết này Kenshin sẽ cung cấp kiến thức về các vai trò của sắt đối với cơ thể.

Bạn đang đọc: Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Vai trò của sắt

  • Vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. [1]
  • Hình thành hemoglobin. (chiếm 2/3 lượng sắt trong cơ thể) [2]
  • Giảm thiếu máu thiếu sắc. [3]
  • Duy trì các tế bào, da, tóc, móng khỏe mạnh. [4]

Tăng sự hình thành hemoglobin

Hình thành hemoglobin là chức năng chính của sắt. Không chỉ vậy, vì là một phần của hemoglobin nên sắt hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào cơ thể.

Con người thường có xu hướng mất máu theo nhiều cách khác nhau từ đó dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thường dễ thiếu máu hơn nam giới vì bị mất một lượng máu đáng kể hàng tháng (do kinh nguyệt). Vì vậy, việc bổ sung sắt để tăng cường hình thành hemoglobin là rất quan trọng. [nguon title=”” link=”https://academic.oup.com/ajcn/article-abstract/32/4/916/4666354″][/nguon], [nguon title=”” link=”https://academic.oup.com/ajcn/article-abstract/54/6/1047/4715104″][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Cải thiện chức năng cơ

Sắt là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe cơ. Sắt trong các mô cơ giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho chức năng cơ.

Thiếu sắt cơ bắp sẽ mất đi sự săn chắc và độ đàn hồi, yếu cơ là một trong những dấu hiệu của thiếu máu. [nguon title=”” link=”https://agsjournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1532-5415.2005.00491.x”][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Tăng chức năng não

Tăng cường sự phát triển của não cũng là một trong những lợi ích của sắt.

Khoáng chất này hỗ trợ việc cung cấp oxy từ máu đến các cơ quan, trong đó não sử dụng khoảng 20% lượng oxy trong máu, nên sắt liên quan trực tiếp đến sức khỏe của não và các chức năng não.

Não được cung cấp đủ oxy sẽ thực hiện các chức năng nhận thức và ngăn ngừa rối loạn thần kinh, vì vậy vai trò của sắt đối với chức năng não là rất lớn. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1071909106001033″][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Giảm hội chứng chân không yên

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên, vì vậy việc bổ sung sắt hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng này. [nguon title=”” link=”https://academic.oup.com/ageing/article-abstract/23/3/200/35557?login=false”][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Sắt là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp chức năng của enzym và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể có thể diễn ra trong môi trường nhiệt độ tối ưu và hiệu quả nhất. [nguon title=”” link=”https://academic.oup.com/jid/article-abstract/147/2/302/967140?login=false”][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Sắt có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Chất mang oxy

Một trong những lợi ích sức khỏe của sắt là hoạt động như một chất vận chuyển oxy, tham gia vào việc chuyển oxy từ tế bào này sang tế bào khác. Đây là một vai trò quan trọng của sắt, bởi oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động của các các cơ quan. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0006291X73800634″][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Giảm thiếu máu

Bổ sung sắt là rất cần thiết cho tình trạng thiếu sắt, có vai trò lớn trong việc cải thiện bệnh thiếu máu thiếu sắt (tình trạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến). [12]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Chống lại các bệnh mãn tính

Sắt là thành phần quan trọng của nhiều quá trình cần thiết trong cơ thể. Vì vậy sắt có vai trò lớn trong việc chống lại các bệnh mãn tính như thiếu máu do suy thận, bệnh liên quan đến hệ thống bài tiết và đường ruột. [13]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Giảm thiếu máu ở phụ nữ

Sắt còn thể hiện những lợi ích trong việc điều trị thiếu máu ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc kinh nguyệt, vì cơ thể phải hình thành các tế bào hồng cầu mới để thay thế cho những tế bào đã mất đi. [14]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh

Sắc tích cực tham gia vào quá trình tổng hợp một chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, norepinephrine và serotonin. Những chất hóa học này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của hệ thần kinh. [15]

Tìm hiểu thêm: Quai bị có lây không? 4 nguy cơ lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Giảm thiếu máu trước chạy thận

Các chuyên gia y tế cho rằng sắt có khả năng làm giảm thiếu máu trước chạy thận. Tuy nhiên, bệnh nhân có kế hoạch chạy thận nên tham vấn thêm với bác sĩ điều trị về vấn đề này. [16]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Loại bỏ mệt mỏi

Sắt có thể giúp loại bỏ chứng mệt mỏi mãn tính hoặc mệt mỏi không rõ nguyên nhân ở cả nam và nữ, bởi sự thiếu hụt sắt có thể là một nguyên nhân của sự mệt mỏi vì khoáng chất này là một thành phần quan trọng của hemoglobin. [17]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Tăng khả năng miễn dịch

Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho các mô, cơ quan và các tế bào bị tổn thương. Thiếu hồng cầu, dẫn đến thiếu hụt hemoglobin và không đủ lượng oxy cần thiết để cung cấp cho hệ thống miễn dịch trong việc chống lại một số bệnh tật và nhiễm trùng.

Vì vậy, bổ sung sắt là rất cần thiết cho quá trình tạo các tế bào hồng cầu đủ đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể.

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng

Sắt là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng (chuyển hóa protein) trong có thể. Đây là quá trình chuyển hóa các chất có trong thực phẩm được tiêu thụ thành năng lượng, sau đó phân phối đến các cơ quan. [18]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Sắt tham gia vào quá trình chuyển hóa protein thành năng lượng

Hỗ trợ hệ thống cơ quan

Sắt có trong các thành phần quan trọng của cơ thể như myoglobin, cytochome và catalase. Vì vậy, việc bổ sung sắt giúp hỗ trợ một số hoạt động chức năng của hệ thống cơ quan. [19]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Ngủ ngon hơn

Sắt có lợi ích trong việc giảm các triệu chứng mất ngủ và cải thiện thói quen ngủ bằng cách điều chỉnh nhịp sinh học. Ngoài ra, lượng hồng cầu thích hợp có thể làm cho huyết áp ít dao động hơn, từ đó giúp ngủ ngon hơn. [nguon title=”” link=”https://academic.oup.com/ndt/article/20/3/571/1870657?login=false”][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Cải thiện sự tập trung

Lượng sắt đủ làm lưu lượng máu đến não tăng lên, từ đó giúp cải thiện sự tập trung và tăng khả năng nhận thức. [nguon title=”” link=”https://academic.oup.com/ajcn/article/85/4/931/4648786?login=true”][/nguon]

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

Các triệu chứng của mức sắt thấp

Mức sắt thấp là một tình trạng phổ biến, nếu không điều trị có thể phát triển thành một trình trạng nghiêm trọng hơn là thiếu máu thiếu sắt (IDA). [22]

IDA là tình trạng thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu, dẫn đến lượng oxy không đủ để cung cấp đến các cơ quan, có thể gặp các triệu chứng sau [22], [23]:

  • Mệt mỏi.
  • Thiếu năng lượng.
  • Khó thở.
  • Khó tập trung.
  • Cơ thể dễ mắc các bệnh.
  • Nhiệt độ cơ thể không ổn định, thường xuyên cảm thấy lạnh.
  • Da nhợt nhạt.
  • Tim đập nhanh.
  • Đau đầu.
  • Nghe thấy âm thanh trong đầu (tiếng chuông, tiếng rít, tiếng vo ve).
  • Ngứa.
  • Đau lưỡi hoặc khó nuốt.
  • Thay đổi vị giác.
  • Rụng tóc.
  • Hội chứng pica (hội chứng ăn bậy).
  • Loét khóe miệng.
  • Móng tay lõm hình thìa.
  • Hội chứng chân không yên.

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

​Các đối tượng nên bổ sung sắt

Nên bổ sung sắt đối với những người dễ bị thiếu sắt, đặc biệt các trường hợp không thể đủ sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, bao gồm [22], [24], [25], [26], [1]:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Những người có thời kỳ kinh nguyệt kéo dài.
  • Người thường xuyên hiến máu.
  • Người mắc bệnh ung thư.
  • Người thường bị rối loạn tiêu hóa (bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm loét đường tiêu hóa).
  • Người đã phẫu thuật dạ dày.
  • Người bị suy tim.
  • Người đang dùng các thuốc làm giảm sắt (thuốc giảm acid dạ dày).
  • Người thường xuyên tập thể dục nặng.
  • Người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay.
  • Người bị rối loạn máu (thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm).
  • Người nghiện rượu.

Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt

>>>>>Xem thêm: Ho khan kéo dài sau COVID-19 ở người lớn có đáng lo ngại không?

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vai trò của sắt đối với cơ thể, từ đó có kế hoạch bổ sung sắt phù hợp. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Nguồn: Verywellhealth, WebMD, Organicfacts, Healthline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *