Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Rate this post

Sởi là một bệnh phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi liệu sởi có lây không và bệnh sởi lây qua đường nào. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu con đường lây lan của sởi và cách phòng ngừa nhé!

Bạn đang đọc: Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Sởi là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ em

Bệnh sởi có lây không?

Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất. Nếu một người bị nhiễm bệnh thì có tới khoảng 90% những người có tiếp xúc gần gũi với người đó (nhưng chưa được miễn dịch) sẽ bị nhiễm bệnh.

Virus sởi có thể sống đến 2 giờ trong không gian kể cả khi người nhiễm bệnh đã rời khỏi. Khả năng lây bệnh của một người đang bị sởi kéo dài từ 4 ngày trước khi xuất hiện phát ban đến 4 ngày sau phát ban.

Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Virus sởi sống trong chất nhầy có ở mũi và cổ họng của người bị bệnh. Chúng lây lan cho người khác qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Nếu một người hít thở không khí có virus sởi hoặc chạm vào bề mặt đã bị nhiễm virus, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng, họ có thể sẽ bị nhiễm bệnh.

Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Triệu chứng bệnh sởi

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi sẽ xuất hiện từ khoảng 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Bao gồm:

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Sổ mũi.
  • Viêm họng.
  • Viêm kết mạc.
  • Xuất hiện những đốm trắng li ti được tìm thấy ở niêm mạc bên trong má (đốm Koplik).
  • Phát ban trên da tạo thành các đốm lớn.

Nhiễm trùng xảy ra theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.

  • Nhiễm virus và ủ bệnh: Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, virus sởi bắt đầu lây lan trong cơ thể. Thời gian này thường không biểu hiện triệu chứng.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu của sởi: Sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng.
  • Bệnh cấp tính và phát ban: Phát ban được tạo thành từ những nốt đỏ nhỏ, một số nốt ban hơi nổi lên, lan dần xuống cánh tay, ngực, lưng cho đến đùi, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao từ 40 đến 41℃.
  • Giai đoạn phục hồi: Ban sởi có thể kéo dài khoảng 7 ngày và dần dần biến mất. Tuy vậy, tình trạng ho, sạm hoặc bong tróc da nơi phát ban có thể sẽ còn lưu lại trên cơ thể khoảng 10 ngày.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả, giúp bạn nhanh khỏi bệnh

Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là tiêm phòng. Thuốc chủng ngừa bệnh sởi thường được tiêm dưới dạng vaccine phối hợp sởi – quai bị – rubella (MMR). Mỗi người thường tiêm đủ 2 liều.

Trẻ em thường được tiêm liều đầu tiên vào thời điểm 12 tháng tuổi và liều thứ hai trước khi đi mẫu giáo. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi và đang đi du lịch đến khu vực thường có sự hiện diện của bệnh sởi, có thể tiêm liều đầu tiên khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 12 tháng.

CDC đã tuyên bố liều đầu tiên có thể ngăn ngừa bệnh sởi 93% và tiêm đủ 2 liều sẽ có hiệu quả đến 97%. [1]

Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ đã tiếp xúc với bệnh sởi hoặc có các triệu chứng giống như bệnh sởi như:

  • Sốt.
  • Phát ban.
  • Viêm kết mạc.
  • Viêm họng.

Chẩn đoán bệnh sởi

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh sởi dựa trên các triệu chứng lâm sàng như: sốt, phát ban, viêm kết mạc mắt, sổ mũi và có các đốm Koplik trên niêm mạc miệng. Đặc biệt là khi người bệnh vừa di chuyển đến vùng có bệnh sởi hoặc tiếp xúc với người bị sốt phát ban.

Tuy nhiên, phát ban thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Vì vậy cần phải làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh sởi. Mẫu bệnh phẩm thường dùng để xét nghiệm là huyết thanh, dịch mũi họngmẫu nước tiểu.

Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm MAC-ELISA. Đây là xét nghiệm hay được dùng nhất dùng để chẩn đoán xác định ca bệnh, mục đích của nó là phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi trong huyết thanh.
  • Kỹ thuật sinh học phân tử RT-PCR. Đây là kỹ thuật phát hiện RNA của virus sởi trong mẫu bệnh phẩm hô hấp của bệnh nhân.
  • Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang. Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên vi rút trong dịch mũi họng.

Sởi có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Các bệnh viện điều trị bệnh sởi uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,…

Vì sởi rất dễ lây lan chỉ qua tiếp xúc thông thường, việc tìm hiểu cũng như nắm rõ con đường lây lan và tiêm vaccine kịp thời có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh cho cả bản thân và gia đình. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: CDC, Mayoclinic, Webmd

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *