Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Rate this post

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiều người thắc mắc liệu việc tắm có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hay không. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem bệnh nhân sốt xuất huyết có tắm được không qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra thông qua loài muỗi Aedes. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau xương cơ, ban đỏ trên da và xuất huyết ở niêm mạc miệng, mũi hoặc tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, sốt xuất huyết có thể gây tử vong.

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Muỗi vằn Aedes là tác nhân làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có được tắm không?

Việc tắm gội giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh nhân sốt xuất huyết cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để phù hợp với các giai đoạn của bệnh. [1]

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Bệnh nhân sốt xuất huyết không cần phải kiêng tắm

Sốt xuất huyết nên tắm bằng nước nóng hay nước lạnh?

Mặc dù sốt xuất huyết không cần kiêng tắm, nhưng bệnh nhân không nên tắm bằng nước lạnh do nước lạnh làm co các mạch ngoài da, trong khi đó mạch nội tạng lại dãn ra. Điều này có thể dẫn tới tử vong.

Nước nóng, nước có nhiệt độ quá cao cũng không phải là phương pháp tốt để tắm khi bị sốt xuất huyết. Bạn nên sử dụng nước ấm để tắm và tránh ngâm mình trong nước quá lâu để không làm tăng thân nhiệt hoặc gây tổn thương cho cơ thể. [2]

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Không nên tắm bằng nước quá nóng hay quá lạnh

Những sai lầm khi tắm khiến bệnh lâu khỏi

Sốt xuất huyết là một căn bệnh cấp tính, nghiêm trọngcó thể dẫn đến tử vong nhanh. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc tắm cũng rất quan trọng để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

Dưới đây là một số sai lầm khi tắm có thể làm cho sốt xuất huyết kéo dài:

  • Sử dụng nước lạnh làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
  • Ngâm mình trong nước quá lâu có thể gây cảm, sốt, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tắm với nước nóng có thể làm tăng thân nhiệt hoặc gây bỏng da.
  • Sử dụng khăn tắm chung có thể gây lây nhiễm, khiến bệnh trở nên nặng và thời gian bệnh bị kéo dài hơn do khăn tắm là nơi trú ngụ của vi khuẩn.

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Sai lầm trong tắm rửa có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

Sốt xuất huyết giai đoạn giảm tiểu cầu tắm được không?

Các chuyên gia đặc biệt lưu ý trong trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh nhân không nên kỳ cọ mạnh vì điều này có thể gây ra chảy máu dưới da hoặc trong cơ và rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Những triệu chứng như tăng tính thấm thành mạch và giảm tiểu cầu thường xảy ra trong giai đoạn giữa (khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7) của bệnh và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau.

Do đó, trong giai đoạn này, bệnh nhân nên hạn chế việc tắm gội để tránh làm cho thành mạch máu giãn ra khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Thay vào đó, tốt nhất nên sử dụng khăn ấm lau người để giữ cho cơ thể sạch sẽ và tránh lây lan bệnh.

Tìm hiểu thêm: 9 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân bạn không nên bỏ qua

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Sốt xuất huyết giai đoạn giảm tiểu cầu nên hạn chế tắm

Sốt xuất huyết thể nhẹ tắm được không?

Bệnh nhân có thể tắm bình thường nếu chỉ bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý không tắm và ngâm người trong nước quá lâu. Nên sử dụng nước có độ ấm phù hợp để tắm và tuyệt đối không sử dụng nước lạnh.

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tắm bình thường

Hướng dẫn cách tắm phù hợp cho người bị sốt xuất huyết

Khi tắm gội trong thời gian bị sốt xuất huyết, bạn cần tuân thủ các khuyến cáo và chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác và giúp cho quá trình hồi phục được tốt hơn:

  • Nên tắm ở trong phòng kín gió.
  • Sử dụng nước ấm: Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh, hãy sử dụng nước ấm để tắm.
  • Không ngâm mình trong nước quá lâu: Nên tắm gội nhanh chóng để tránh làm hạ thân nhiệt và suy giảm sức đề kháng.
  • Sử dụng khăn tắm riêng: Không sử dụng khăn tắm chung và giặt sạch khăn tắm riêng của mình sau mỗi lần sử dụng để tránh lây nhiễm.
  • Tránh cọ mạnh: Cần tránh cọ mạnh hoặc chà xát quá mạnh vào các vết phát ban hoặc vết xuất huyết để tránh gây ra tổn thương cho da.

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

Người bị sốt xuất huyết nên dùng khăn tắm riêng để tránh lây nhiễm

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà:

  • Uống đủ nước để giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng nước và điện giải. Có thể thay thế bằng nước trái cây hoặc oresol.
  • Theo dõi và đo nhiệt độ cơ thể, trường hợp sốt cao, có thể đắp khăn ấm ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
  • Chỉ khi bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C mới nên dùng thuốc hạ sốt.
  • Tránh dùng các loại thuốc như Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt vì những hoạt chất trong các loại thuốc này có khả năng gây xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên dùng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không được tự ý dùng thuốc mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các dấu hiệu của sốt xuất huyết cần phải điều trị ngay

Dưới đây là các dấu hiệu cần phải điều trị ngay khi bạn nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết:

  • Sốt cao (trên 39°C).
  • Đau đầu, đau hốc mắt.
  • Chóng mặt, mệt mỏi.
  • Xuất huyết dưới da.
  • Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
  • Hạ huyết áp. [3]

Bệnh sốt xuất huyết khá nguy hiểm, cho nên bạn không nên chủ quan trong điều trị bệnh. Đặc biệt, bạn nền gặp ngay bác sĩ nếu cơ thể có các biến chứng bất thường.

Sốt xuất huyết có tắm được không? Sai lầm làm bệnh lâu khỏi cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Sữa không đường bao nhiêu calo? Uống sữa không đường có béo không?

Đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện biến chứng bất thường

Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn khi điều trị sốt xuất huyết. Bạn hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *