Aspartame là chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng phổ biến trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên aspartame cũng vấp phải nhiều tranh cãi về việc sử dụng nó không tốt cho sức khỏe. Vậy sử dụng aspartame có an toàn không? Đối tượng nào nên tránh sử dụng?
Bạn đang đọc: Sử dụng aspartame có an toàn không?Đối tượng nào nên tránh?
Aspartame là một loại đường ăn kiêng, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm đóng gói – đặc biệt là những sản phẩm được dán nhãn là thực phẩm “ăn kiêng”. Các thành phần của aspartame là axit aspartic và phenylalanin. Cả hai đều là axit amin tự nhiên. Axit aspartic được sản xuất bởi cơ thể và phenylalanin là một axit amin thiết yếu mà bạn nhận được từ thực phẩm.
Contents
Sử dụng aspartame có an toàn không?
Khi cơ thể bạn tiêu thụ aspartame, một phần của aspartame bị phân hủy thành methanol. Methanol sẽ gây độc cho cơ thể nếu ở một số lượng lớn, một lượng nhỏ hơn cũng có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với methanol tự do vì khả năng hấp thụ được tăng cường. Methanol tự do có trong một số thực phẩm và cũng được tạo ra khi đun nóng aspartam.
Methanol tự do sẽ bị phân hủy thành formaldehyde, một chất gây ung thư và chất độc thần kinh. Tuy nhiên, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm ở Vương quốc Anh tuyên bố rằng ngay cả ở trẻ em là đối tượng tiêu thụ nhiều aspartame thì mức methanol tối đa cũng không đạt được để gây độc.
Nhiều thử nghiệm mở rộng đã được tiến hành trên aspartame nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về việc liệu aspartame có gây hại cho cơ thể bạn hay không. Hai loại nghiên cứu chính được sử dụng để tìm hiểu xem một chất có gây ung thư hay không là nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu trên người, cả hai nghiên cứu đều không thể đưa ra bằng chứng xác thực.
Nghiên cứu trên động vật
Một số bằng chứng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu ban đầu về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ aspartame và ung thư ở chuột. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó lại không tìm thấy bất cứ mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ aspartame và ung thư ở động vật gặm nhấm và cả ở người.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ của aspartame với nguy cơ mắc bệnh trên động vật: Nghiên cứu thử nghiệm về tác dụng gây ung thư đa năng của aspartame được công bố vào năm 2006 trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho thấy rằng liều lượng rất cao của aspartame làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch và các loại ung thư khác ở chuột [1].
Các cơ quan quản lý khác nhau, bao gồm Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu và Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Vương quốc Anh đã yêu cầu đánh giá chất lượng, phân tích và giải thích của nghiên cứu này. Sau đó, nghiên cứu này được phát hiện có một số sai sót, bao gồm cả liều lượng aspartame cho chuột, tương đương với 8 đến 2.083 lon nước ngọt ăn kiêng hàng ngày.
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ của aspartame với nguy cơ mắc bệnh trên động vật: nghiên cứu đánh giá phân tích tổng hợp về aspartame và nguy cơ gây ung thư được xuất bản vào năm 2013 đã xem xét 10 nghiên cứu trên loài gặm nhấm trước đó về aspartame và nguy cơ ung thư được thực hiện trước ngày 31 tháng 12 năm 2012. Việc xem xét dữ liệu cho thấy rằng tiêu thụ aspartame không có tác dụng gây ung thư ở loài gặm nhấm [2].
Nghiên cứu trên người
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân da đầu bị gàu? Cách điều trị gàu tại nhà hiệu quả
Aspartame đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong hơn ba mươi năm nay, và không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa việc tiêu thụ nó với bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh tật nào khác. Tuy nhiên, dư luận vẫn không chắc chắn về độ an toàn của sản phẩm này. Mặc dù thực tế là FDA Hoa Kỳ và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu – sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và bằng chứng truyền miệng đã coi aspartame là an toàn để bạn sử dụng, ngay cả với số lượng lớn.
Các nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ aspartame với ung thư ở con người:
Nghiên cứu tăng tỷ lệ khối u não với aspartame năm 1996 gợi ý rằng sự ra đời của chất làm ngọt nhân tạo ở Hoa Kỳ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số lượng người mắc bệnh u não. Tuy nhiên, theo Viện ung thư Quốc gia (NCI), sự gia tăng khối u não thực sự bắt đầu từ tám năm trước khi aspartame được chấp thuận sử dụng và được tìm thấy ở những người từ 70 tuổi trở lên, một nhóm tuổi không tiếp xúc với liều lượng cao của aspartame [3].
Nghiên cứu tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ mắc ung thư hạch và bệnh bạch cầu được thực hiện vào năm 2012, trên 125.000 người đã tìm thấy mối liên hệ giữa aspartame và sự gia tăng nguy cơ ung thư hạch, bệnh bạch cầu và đa u tủy ở nam giới, nhưng không phải ở nữ giới. Do tác động không nhất quán đối với nam giới và phụ nữ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các liên kết có thể được giải thích một cách tình cờ. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu sau đó đã đưa ra lời xin lỗi về nghiên cứu, thừa nhận rằng dữ liệu còn yếu [nguon title=”Consumption of artificial sweetener– and sugar-containing soda and risk of lymphoma and leukemia in men and women
” link=”https://academic.oup.com/ajcn/article/96/6/1419/4571485″][/nguon].
Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ aspartame với ung thư ở người:
Nghiên cứu aspartame và tỷ lệ mắc các khối u ác tính ở não và hệ tạo máu là một trong những nghiên cứu lớn nhất về mối liên hệ có thể có giữa aspartame và ung thư đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ NCI. Họ đã xem xét 285.079 nam giới và 188.905 phụ nữ tuổi từ 50 đến 71 tham gia vào Nghiên cứu Sức khỏe và chế độ ăn uống NIH-AARP, các nhà nghiên cứu kết luận rằng aspartame không liên quan đến sự phát triển của ung thư não, bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch [4].
Vào năm 2013, nghiên cứu về các vấn đề an toàn và dịch tễ học của aspartame không tìm thấy mối liên quan giữa aspartame và nguy cơ ung thư [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S027869151300495X”][/nguon]. Nghiên cứu đánh giá về chất làm ngọt nhân tạo và bệnh ung thư ở người được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ 599.741 người từ năm 2003 đến năm 2014. Người ta kết luận rằng dữ liệu không cung cấp bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa aspartame với ung thư [6].
Những đối tượng không nên sử dụng aspartame
>>>>>Xem thêm: Virus corona sống trên quần áo bao lâu?
Những người bị bệnh phenylketonuria (PKU) và những người đang dùng thuốc điều trị tâm thần phân liệt được khuyến cáo không nên dùng aspartame.
Bệnh Phenylketonuria
Những người mắc bệnh Phenylketonuria có quá nhiều phenylalanin trong máu. Phenylalanin là một axit amin thiết yếu được tìm thấy trong các nguồn protein như thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Phenylalanin cũng là một trong hai thành phần của aspartame. Những người bị bệnh này thì cơ thể không thể phân hủy phenylalanin, khi nồng độ phenylalanin tích tụ nhiều trong máu sẽ ngăn cản các chất hóa học quan trọng đến não. Vì vậy những người mắc bệnh Phenylketonuria được khuyến cáo không nên sử dụng aspartame và các sản phẩm có phenylalanin.
Rối loạn vận động chậm
Rối loạn vận động chậm (TD) được cho là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Phenylalanin trong aspartame có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, gây ra các chuyển động cơ không kiểm soát được. Vì vậy những người bị rối loạn vận động chậm cũng được khuyến cáo không nên sử dụng aspartame.
Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về aspartame, bạn nên sử dụng các loại đường ăn kiêng với mức độ hợp lý để đạt được lợi ích mà nó mang lại cũng như tránh các tác dụng phụ có thể có.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách
>>>>> Các loại đường ăn kiêng tốt hiện nay
Sử dụng Aspartam cho bệnh nhân tiểu đường
Axit alpha lipoic và chăm sóc bệnh thần kinh ở người tiểu đường