Sử dụng Cam thảo an toàn hiệu quả

Rate this post

Cam thảo, được coi là một trong những phương thuốc thảo dược lâu đời trên thế giới, được sử dụng để giúp điều trị nhiều loại bệnh, để hiểu rõ hơn về cách sử dụng sao cho an toàn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Sử dụng Cam thảo an toàn hiệu quả

Cam thảo có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn mạnh, có thể làm dịu các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, điều trị loét và hỗ trợ tiêu hóa, trong số các lợi ích khác…. Tuy nhiên, nếu nó được tiêu thụ quá mức hoặc sử dụng thường xuyên cam thảo có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe, cần sử dụng đúng liều lượng, cách dùng để mang lại hiệu quả.

Cách sử dụng Cam thảo

Sử dụng Cam thảo an toàn hiệu quả

Chiết xuất rễ cam thảo có nhiều dạng, bao gồm viên nang, bột, cồn thuốc, gel bôi và trà, thông thường các chiết xuất này sẽ được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác, rất ít sản phẩm chỉ chứa một mình chiết xuất cam thảo. Ngoài ra, bản thân rễ cũng có thể được mua ở dạng tươi hoặc khô ở các hiệu thuốc đông y.

Hiện tại không có khuyến cáo về liều lượng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Khoa học về Lương thực Châu Âu (SCF) khuyến cáo hạn chế lượng glycyrrhizin có trong cam thảo không quá 100mg mỗi ngày.

Chế biến cam thảo: rửa sạch nhanh, sắc và thái mỏng thành lát khoảng 2mm sau đó đem sấy và phơi khô. Một số dạng chế biến khác của cam thảo như chích cam thảo, tán cam thảo thành bột nhưng chung quy lại cũng bảo quản cam thảo sau cùng ở dạng đã phơi khô.

Một số bài thuốc có chứa cam thảo mà các bạn có thể sử dụng:

– Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay: cam thảo đất 15g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 20g bông mã đề 15g đun nước ống trong ngày, uống liền 1 tháng bệnh sẽ lui.

– Điều trị mụn nhọt: cam thảo đất 15g, kim ngân hoa 20g, sài đất 15g, râu ngô 20g, diệp hạ châu 20g. Sắc uống chia 2 lần sáng chiều. Khi dùng thuốc kiêng bia rượu, hạn chế đồ ăn cay nóng.

– Điều trị sốt phát ban trong bệnh sốt xuất huyết độ 1: cam thảo đất 15g, cỏ nhọ nồi tươi 15g, sài đất 15g, trắc bách diệp 12g, cát căn 20g. Sắc uống ngày một tháng, chia 2 lần, uống sáng chiều.

– Giải độc bia rượu do hay phải uống bia rượu nhiều: cam thảo đất 30g, cà gai leo 30g, diệp hạ châu 50g, cây kim tiền thảo, đun nước uống hằng ngày, giúp giải độc cơ thể, làm mát gan thận.

– Chữa bệnh lỵ mạn: cam thảo đất 15g, lá mơ lông tím 20g, cỏ sữa lá nhỏ 20g, rau sam 30g. Tất cả sao vàng hạ thổ, cho vào 1 thang, đổ 500ml nước, đun cạn còn 300ml, uống chia 2 lần, sáng chiều.

Tác dụng phụ của Cam thảo

Tìm hiểu thêm: 13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Sử dụng Cam thảo an toàn hiệu quả

– Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã công nhận là cam thảo an toàn để sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, liều lượng lớn có thể tạo ra các tác dụng phụ và những người có tình trạng sức khỏe nhất định cần tránh sử dụng cam thảo.

– Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ đều được biết đến, nhưng cam thảo được cho là có thể an toàn khi dùng trong thời gian ngắn (không quá 4 tuần).

– Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: nhức đầu, cảm giác mệt mỏi, trễ kinh, giữ nước (sưng tấy, tăng cân nhanh chóng), các vấn đề tình dục ở nam giới (mất hứng thú, bất lực).

– Hãy đến ngay bệnh viện nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây của phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

– Trong trường hợp hiếm gặp, ngộ độc cam thảo có thể xảy ra. Nó có thể dẫn đến suy thận, suy tim sung huyết hoặc tích tụ chất lỏng dư thừa trong phổi (phù phổi).

Tương tác có thể gặp khi sử dụng Cam thảo

Sử dụng Cam thảo an toàn hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh chưng gạo lứt đơn giản, tốt cho sức khỏe vào dịp Tết

– Cam thảo sẽ làm giảm tác dụng của thuốc khi sử dụng chung với các thuốc tăng huyết áp, thuốc tim mạch như valsartan, pidolol, elenapril,..

– Cam thảo sử dụng chung với thuốc lợi tiểu sẽ gây ra nồng độ kali trong máu thấp. Điều này có thể gây ra mệt mỏi, đau hoặc yếu cơ, đau bụng, giảm thông khí và nhịp tim không đều. Ví dụ như các thuốc: hydrochlorothiazide, furosemide,…

Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Cam thảo để có thể biết cách sử dụng an toàn đối với sức khỏe của mình.

Nguồn: Healthline, Drugs, suckhoedoisong

Bạn có thể quan tâm

>>>>> Cam thảo là gì? những lợi ích tuyệt vời của Cam thảo

>>>>>Có nên sử dụng cam thảo hằng ngày không

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *