Chiết xuất ginkgo biloba thường được quảng cáo như một chất hỗ trợ trí nhớ, suy giảm nhận thức hoặc bệnh Alzheimer. Vậy thực sự thì sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả) có cải thiện bệnh Alzheimer? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả) có cải thiện bệnh Alzheimer?
Do không có thuốc đặc trị cho căn bệnh Alzheimer, nên một số loại thuốc khác nhau và các lựa chọn điều trị khác nhằm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Việc nghiên cứu chữa trị căn bệnh này rất được quan tâm, đặc biệt là thuốc từ thảo dược như ginkgo biloba với nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Contents
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một chứng rối loạn não, từ từ phá hủy trí nhớ, kỹ năng tư duy và cuối cùng là khả năng thực hiện những công việc dù đơn giản nhất. Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Hầu hết những người mắc bệnh là những người thuộc dạng khởi phát muộn, ở dạng này những triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào giữa những năm 60 tuổi.
Những mảng và đám rối trong não vẫn được coi là một số đặc điểm chính của bệnh Alzheimer. Tổn thương này ban đầu diễn ra ở các phần của não liên quan đến trí nhớ. Sau đó, nó ảnh hưởng đến các khu vực trong vỏ não, chẳng hạn như những khu vực chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, lý luận và hành vi xã hội. Cuối cùng, nhiều vùng khác của não bị tổn thương.
Biểu hiện rõ rệt nhất chính là mất trí nhớ, gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề, lú lẫn về thời gian, trở ngại ngôn ngữ, tâm trạng tính cách thay đổi và nhiều biểu hiện khác.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, mục tiêu điều trị chủ yếu vẫn là làm chậm quá trình tiến triển bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với đời sống của bệnh nhân. Ginkgo biloba hiện là phương thuốc thảo dược được nghiên cứu và áp dụng vào điều trị nhiều nhất.
Tác dụng của ginkgo biloba (cao bạch quả) đối với bệnh Alzheimer
Tìm hiểu thêm: Ăn gì giải độc gan? 18 thực phẩm tiêu độc gan cho ngày hè nóng bức
Ginkgo biloba đã nhiều lần được đánh giá về khả năng giảm lo lắng, căng thẳng, các triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Một đánh giá của 21 nghiên cứu cho biết chiết xuất bạch quả – ginkgo biloba có khả năng có lợi cho việc cải thiện chức năng nhận thức, cải thiện các hoạt động sống hàng ngày ở những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ hoặc bệnh Alzheimer, khi sử dụng kết hợp với các thuốc thông thường [1].
Một đánh giá khác đã đánh giá bốn nghiên cứu và phát hiện ra sự giảm đáng kể trong một loạt các triệu chứng liên quan đến chứng sa sút trí tuệ khi sử dụng chiết xuất lá ginkgo với liều hằng ngày 240 mg trong 22–24 tuần [2].
Các nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất bạch quả được tiêu chuẩn hóa (EGb 761) trên các bệnh nhân Alzheimer cho thấy rằng: dùng liều cao hơn chiết xuất ginkgo (240 mg mỗi ngày) có thể cải thiện trí nhớ của những người tham gia. Họ cũng có sự cải thiện trong khả năng quản lý các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà hoặc tự giặt giũ.
Có thể có những kết quả tích cực trên là do ginkgo biloba giúp cải thiện lưu lượng máu đến não, bảo vệ tế bào thần kinh, giảm áp lực máu, đặc biệt là nó liên quan đến các dạng mạch máu của chứng sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, những tác dụng này rất khác nhau giữa các nghiên cứu, cũng có những nghiên cứu chỉ ra sử dụng lâu dài chiết xuất ginkgo biloba tiêu chuẩn hóa không làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh Alzheimer so với giả dược. Vì vậy không thể đưa ra bất kỳ kết luận rõ ràng nào về việc có thực sự có thể hưởng lợi từ Ginkgo và tác dụng của nó mạnh đến mức nào [3].
Nhìn chung, không thể kết luận chắc chắn hoàn toàn rằng bạch quả điều trị được bệnh Alzheimer và các dạng mất trí nhớ khác, nhưng nó có thể hữu ích trong một số trường hợp.
Lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả)
>>>>>Xem thêm: 100g chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có mập không? Lưu ý khi ăn
Trong nhóm người tham gia nghiên cứu sử dụng ginkgo biloba, có những người đã xuất hiện các triệu chứng khó chịu và phải ngừng thuốc. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm các vấn đề về dạ dày, đau đầu, hoặc chảy máu.
Sau đây là một số lưu ý đáng chú ý về sử dụng ginkgo:
– Người ta tin rằng ginkgo có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc làm loãng máu như một số thuốc nhóm NSAIDs, aspirin, và warfarin. Vậy không nên uống ginkgo trong thời gian điều trị bệnh với các thuốc trên.
– Nếu bạn bị động kinh hoặc dễ bị co giật, hãy tránh dùng bạch quả. Một lượng lớn ginkgotoxin tìm thấy trong hạt, lá bạch quả có thể gây co giật.
– Nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang mang thai, không nên dùng ginkgo biloba. Việc bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
– Nếu bạn dự định phẫu thuật, hãy ngừng dùng ginkgo biloba trước hai tuần.
– Dùng ginkgo biloba với simvastatin (Zocor), atorvastatin (Lipitor), alprazolam (Xanax) có thể làm giảm tác dụng của những thuốc này.
– Tuyệt đối không ăn hạt tươi Ginkgo vì chúng có thể gây ngộ độc
Vì vậy, điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu điều trị với Ginkgo bilob.
Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của ginkgo đối với bệnh nhân Alzheimer, mọi kết luận đều còn gây nhiều tranh cãi, vậy nên nếu có ý định sử dụng ginkgo để điều trị các chứng bệnh liên quan đến sa sút trí tuệ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của bạn.
Nguồn: ncbi, mayoclinic
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Các sản phẩm ginkgo biloba (cao bạch quả) tốt trên thị trường
>>>>> Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả)