Sử dụng sữa dưỡng thể là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc da cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng có thể gặp phải tình trạng ngứa khi dùng các sản phẩm sữa dưỡng thể mới. Vậy nguyên nhân vì sao dùng sữa dưỡng thể bị ngứa và cách khắc phục như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Sử dụng sữa dưỡng thể bị ngứa và cách khắc phục khi bị dị ứng mỹ phẩm
Contents
Vì sao bị ngứa khi dùng sữa dưỡng thể?
Tình trạng ngứa khi sử dụng sữa dưỡng thể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi có thể là kết quả của sự tương tác giữa sản phẩm và da của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngứa khi sử dụng sữa dưỡng thể:
- Dị ứng hoặc kích ứng da: Một trong những lý do chính gây ngứa là dị ứng hoặc kích ứng da đối với một hoặc vài thành phần trong sản phẩm.
- Tắc nghẽn lỗ chân lông: Sữa dưỡng thể thường chứa các chất dầu hoặc dưỡng chất với kết cấu dày đặc. Sử dụng sữa dưỡng thể với lượng lớn hoặc không làm sạch da kỹ trước khi sử dụng có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và cảm giác ngứa.
- Sản phẩm có cồn: Sữa dưỡng thể có chứa cồn có thể làm khô da và gây kích ứng, đặc biệt là đối với làn da khô hoặc nhạy cảm.
- Chất bảo quản hoặc hương liệu: Một số thành phần như hương liệu hoặc chất bảo quản trong sữa dưỡng thể có thể gây kích ứng da và từ đó gây ngứa.
- Sử dụng sản phẩm quá lâu hoặc hết hạn: Sử dụng sản phẩm dưỡng thể cũ hoặc đã hết hạn có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm kích ứng da, nổi mụn và ngứa. [1]
Dị ứng là nguyên nhân chính gây ngứa khi dùng sữa dưỡng thể
Các nguyên nhân dị ứng mỹ phẩm
Mùi hương hỗn hợp
Mùi hương hỗn hợp trong sữa dưỡng thể có thể gây dị ứng cho một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm hoặc dễ dị ứng với các hợp chất hương liệu.
Mùi hương trong các sản phẩm làm đẹp thường chứa các hợp chất hóa học hoặc tinh dầu tự nhiên và đây có thể là nguồn gốc của các vấn đề dị ứng da. Khi da tiếp xúc với các hợp chất hoá học mới trong mỹ phẩm, hệ thống miễn dịch được kích hoạt và khởi phát các phản ứng dị ứng không mong muốn.
Mỹ phẩm chứa quá nhiều hương liệu có khả năng gây dị ứng cao
Nhựa cây balsam
Nhựa cây balsam, hay còn được gọi là nhựa Myroxylon pereirae, có thể có mùi quế hoặc vani thường được tìm thấy trong một số mỹ phẩm, nước hoa, kem và thuốc mỡ với công dụng là tạo mùi hương và độ đặc dẻo cho sản phẩm. Tuy nhiên, nhựa cây balsam có thể gây dị ứng da ở một số người.
Nhựa cây balsam chứa một số hợp chất hóa học, bao gồm các hợp chất có tên gọi “balsam of Peru”. Những hợp chất này có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch và gây ra các phản ứng dị ứng, đặc biệt là phản ứng ở da.
Triệu chứng của tình trạng dị ứng cây balsam có thể bao gồm đỏ, sưng to và nổi mẩn ngứa trên da sau khi tiếp xúc với sản phẩm chứa nhựa cây balsam hoặc khi tiếp xúc với cây có nhựa balsam. [2]
Nhựa cây balsam có thể gây đau, ngứa và mẩn đỏ trên da
Euxyl K400
Euxyl K400 là một chất bảo quản tổng hợp được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm, bao gồm sữa dưỡng thể, kem dưỡng da, nước hoa,… Euxyl K400 có tác dụng chống vi khuẩn và nấm men, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi bị tình trạng khô, lão hóa da sớm.
Mặc dù Euxyl K400 được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm, nhưng chất này có thể gây nên một số phản ứng dị ứng hoặc kích ứng khi tiếp xúc với da, làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ và phát ban da.
Euxyl K400 có thể gây ngứa, mẩn đỏ và phát ban trên da
Propylene glycol (PG)
Propylene glycol là một loại hợp chất hóa học thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng khác nhau, bao gồm mỹ phẩm, dược phẩm, công nghiệp thực phẩm,… Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, propylene glycol thường được sử dụng để cung cấp độ ẩm cho da và tạo kết cấu cho sản phẩm.
Chất này được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng có thể gặp phải phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da do tiếp xúc với propylene glycol, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Tìm hiểu thêm: Nhịn ăn gián đoạn 16/8 là gì? Cách nhịn ăn đúng và an toàn sức khoẻ
Propylene glycol có thể gây dị ứng cho da như nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy
Cinnamic aldehyde
Cinnamic aldehyde là một hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy trong vỏ cây quế. Hợp chất này thường được sử dụng làm chất tạo mùi hương trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da, bao gồm sữa dưỡng thể.
Cinnam aldehyde có mùi thơm dễ chịu và an toàn khi được sử dụng ở nồng độ thấp, nhưng chất này cũng có thể gây gây dị ứng da đối với một số người hoặc khi dùng với nồng độ cao. Các triệu chứng dị ứng cinnamic aldehyde bao gồm ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban, khô da và cảm giác bỏng rát. [3].
Cinnamic aldehyde có thể gây dị ứng da khi sử dùng ở nồng độ cao
Những thành phần gây dị ứng trong mỹ phẩm
Dị ứng da có thể xảy ra khi tiếp xúc với nhiều thành phần hóa học có trong mỹ phẩm. Dưới đây là một số thành phần phổ biến trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng da:
- Chất bảo quản: Các chất bảo quản được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong mỹ phẩm. Một số chất bảo quản phổ biến có thể gây dị ứng bao gồm formaldehyde, isothiazolinone, paraben.
- Chất tạo mùi hương: Chất tạo mùi hương được sử dụng để mang lại hương thơm cho mỹ phẩm. Một số chất tạo mùi hương phổ biến có thể gây dị ứng bao gồm cinnamic aldehyde, limonene và eugenol.
- Chất tạo màu: Một số người có thể xuất hiện phản ứng dị ứng với các chất tạo màu có trong mỹ phẩm như tartrazine, sunset yellow, carmine.
- Chất nhũ hóa: Chất nhũ hóa được sử dụng để kết hợp các thành phần không hòa tan trong mỹ phẩm. Một số chất nhũ hóa phổ biến như stearic acid, polysorbate có thể gây kích ứng da.
- Chất làm trắng da: Một số chất làm trắng da phổ biến có thể gây dị ứng như hydroquinone, retinol
- Chất hấp thụ dầu: Chất hấp thụ dầu được sử dụng để kiểm soát dầu trên da. Một số chất hấp thụ dầu phổ biến có thể gây dị ứng bao gồm talc, bentonite, kaolin.
- Chất làm đặc: Chất làm đặc được sử dụng để tạo kết cấu cho mỹ phẩm. Một số chất làm đặc phổ biến như propylene glycol và lanolin có thể gây dị ứng da.
- Các chất chống nắng: Một số người có thể trải qua phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da với các thành phần chống nắng như oxybenzone hoặc avobenzone.
Nhìn chung, mỗi người có một làn da và cơ địa khác nhau, do đó, việc dị ứng hoặc kích ứng với một loại mỹ phẩm nào đó cũng có thể khác nhau.
Paraben là một trong những thành phần gây dị ứng trong mỹ phẩm
Cách khắc phục khi dị ứng mỹ phẩm
Những điều cần làm
Nếu bạn nghi ngờ có phản ứng dị ứng với một sản phẩm chăm sóc da hoặc bị ngứa, sưng tấy, nổi mụn, phát ban,… sau khi sử dụng sản phẩm, bạn cần phải:
- Ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng nào, điều quan trọng nhất cần làm là ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
- Rửa sạch da bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý: Sau khi ngừng sử dụng sản phẩm, hãy rửa sạch da bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ tất cả sản phẩm còn sót lại trên da.
- Điều trị các triệu chứng: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng hoặc kích ứng sau khi sử dụng mỹ phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ sớm nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tìm hiểu thành phần sản phẩm: Một khi bạn đã xác định được sản phẩm gây dị ứng, hãy tìm hiểu về bảng thành phần của sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp bạn tránh sử dụng các sản phẩm trong tương lai có chứa thành phần tương tự.
Bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu sớm nhất để can thiệp kịp thời
Những điều cần tránh
Khi đã biết mình bị dị ứng với mỹ phẩm hoặc có làn da nhạy cảm, bạn cần tránh một số điều sau để giảm nguy cơ gây kích ứng hoặc bất kỳ vấn đề nào khác cho làn da:
- Không dùng thêm các sản phẩm khác lên vùng da dị ứng: Việc tiếp tục sử dụng các sản phẩm khác có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng dị ứng có thể trở nên nặng hơn bao gồm sưng tấy, phát ban toàn thân, khó thở và thậm chí sốc phản vệ.
- Không tự ý bôi các loại thuốc hoặc kem bôi không rõ nguồn gốc lên da: Việc này có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra các vấn đề da liễu khác. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của dị ứng mỹ phẩm, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.
- Không tự ý nặn mụn hoặc chà xát vùng da bị dị ứng: Việc này có thể khiến da bị tổn thương và khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn có mụn trên vùng da bị dị ứng, hãy để mụn tự lành hoặc sử dụng thuốc trị mụn theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
- Không gãi hoặc cọ xát vùng da bị dị ứng: Việc này có thể khiến da bị tổn thương, có thể làm rách da, khiến da tiếp xúc với chất gây dị ứng và nhiễm trùng thêm. [4]
>>>>>Xem thêm: Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng magie
Bạn cần tránh không tự ý bôi các loại kem không rõ nguồn gốc lên da
Hướng dẫn sử dụng sữa dưỡng thể an toàn
Sữa dưỡng thể là một sản phẩm chăm sóc da giúp dưỡng ẩm, làm mềm da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Để sử dụng sữa dưỡng thể một cách an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn sữa dưỡng thể phù hợp với loại da: Bạn nên sử dụng loại sữa dưỡng thể phù hợp với loại da của mình. Đặc biệt là những sản phẩm chính hãng, có xuất xứ rõ ràng và bảng thành phần đầy đủ.
- Thoa sữa dưỡng thể đúng thời điểm: Thời điểm dùng sữa dưỡng thể thích hợp là sau tắm vì sữa dưỡng thể sẽ thẩm thấu tốt hơn khi da còn ẩm.
- Sử dụng lượng vừa đủ sữa dưỡng thể: Bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ (cỡ 1 đồng xu cho mỗi vùng da) sữa dưỡng ẩm lên da và không sử dụng lượng quá nhiều vì có thể khiến da bị bít tắc lỗ chân lông.
- Sử dụng sữa dưỡng thể theo nhu cầu: Nếu da bạn khô, bạn có thể sử dụng sữa dưỡng thể nhiều lần trong ngày. Nếu da bạn dầu, bạn có thể chỉ cần sử dụng sữa dưỡng thể 1 lần vào buổi tối.
- Thử sữa dưỡng thể trước khi sử dụng: Để tránh dị ứng, bạn nên thử sữa dưỡng thể lên một vùng da nhỏ ở tay hoặc sau tai trước khi sử dụng. Nếu sau 24 giờ, bạn không gặp bất kỳ triệu chứng kích ứng nào, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm trên toàn bộ cơ thể.
- Sử dụng riêng biệt sản phẩm cho mặt và cơ thể: Bạn nên sử dụng riêng biệt các loại mỹ phẩm cho da mặt và cơ thể, vì cấu trúc da ở các bộ phận này là khác nhau, da mặt thường mỏng manh và dễ kích ứng hơn da cơ thể. [5]
Bài viết đã cung cấp thông tin về những nguyên nhân gây dị ứng khi sử dụng sữa dưỡng thể và cách khắc phục hiệu quả. Hãy luôn đọc kỹ các thành phần của mỹ phẩm trước khi sử dụng để tránh xảy ra tình trạng dị ứng. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè cùng biết nhé!