Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Rate this post

Suy giãn tĩnh mạch đang là một căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội phát triển hiện nay, nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể để lại những biến chứng khó lường. Vậy suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào? Mời bạn đọc cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Cảm giác đau nhức hoặc nặng ở chân

Giãn tĩnh mạch là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức chân, hay chân có cảm giác nặng nề. Tình trạng đau nhức diễn ra do người bệnh bị viêm tĩnh mạch và ảnh hưởng từ quá trình hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Đặc biệt, hiện tượng phù chân ở người suy giãn tĩnh mạch làm cho người bệnh có cảm giác chân nặng nề, khó chịu. Với những tĩnh mạch sâu, cảm giác đau nhức, tức nặng có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý của cơ hoặc thần kinh, có thể chẩn đoán nhầm ở nhiều tuyến y tế.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Xuất hiện vết loét

Khi bị suy giãn tĩnh mạch, dịch bị ứ trong mô gây sưng khiến các chất dinh dưỡng, oxy từ máu khó đến nuôi da hơn. Khi đó, chỉ cần có chấn thương nhỏ ở chân sẽ gây ra các vết loét và chúng mất nhiều thời gian hơn bình thường để chữa lành.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng da

Tại vị trí các vết thương hở do loét, vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào da dẫn đến nhiễm trùng da, hay còn gọi là viêm mô tế bào.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Người bệnh cần chăm sóc vết thương hở tránh tình trạng viêm loét da

Xuất hiện các cục máu đông

Các cục máu đông xuất hiện tại tĩnh mạch nông gây ra viêm tắc tĩnh mạch. Nguyên nhân chính là do chúng không di chuyển liên tục khiến máu tụ và đông lại. Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng đáng lo ngại nhất.

Loại cục máu đông này hình thành trong các tĩnh mạch sâu ở chân, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân khi cục máu đông hoặc một phần của cục máu đông vỡ ra đi vào hệ tuần hoàn.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bầm tím

Khi bị giãn tĩnh mạch, máu sẽ bị ứ đọng tại các tĩnh mạch nông. Trong trường hợp có một chấn thương nhỏ ở chân trên vùng giãn tĩnh mạch có thể gây chảy máu. Nhưng nếu chấn thương không khiến da bị rách, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy trong các mô, gây ra vết bầm tím lớn.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Sưng phù

Giãn tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phù chân.

Khi áp lực tích tụ trong tĩnh mạch, dịch từ máu bị đẩy ra khỏi tĩnh mạch vào mô xung quanh. Sự tích tụ dịch trong mô gây sưng phù ở chân. Hiện tượng này có thể hình thành một bọng nhẹ xung quanh mắt cá chân hoặc phù nề nghiêm trọng từ đầu gối đến mắt cá chân.

Tìm hiểu thêm: Cách hạ sốt cho trẻ bị Covid-19

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Phát ban

Da ngứa, khô, đổi màu, viêm hoặc phát ban trên da ở chân là một triệu chứng khác của bệnh giãn tĩnh mạch. Phát ban trên da xảy ra khi tổn thương tĩnh mạch khiến dịch cơ thể rò rỉ vào mô da xung quanh, ngăn chặn oxy đến da.

Khi da dần dần bị thiếu oxy, da trở nên khô và ngứa, bắt đầu đổi màu và có vảy.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch có thể không gây đau. Các dấu hiệu cơ bản của bệnh suy giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Tĩnh mạch có máu bất thường: màu xanh lam hay tím sẫm.
  • Tĩnh mạch xoắn và phồng lên, thường xuất hiện giống như dây ở chân.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp những xáo trộn trong cuộc sống, sinh hoạt do chứng giãn tĩnh mạch, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Các dấu hiệu đáng lo ngại của chứng giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức hoặc nặng ở chân.
  • Đau nhói, cứng cơ và sưng tấy ở cẳng chân.
  • Sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài có cảm giác đau trầm trọng hơn.
  • Ngứa xung quanh tĩnh mạch.
  • Màu sắc của da xung quanh tĩnh mạch bị giãn thay đổi.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ kiểm tra chân của bệnh nhân khi đang đứng để xem tình trạng. Sau đó, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân mô tả cảm giác đau và nhức ở chân.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm siêu âm Doppler tĩnh mạch chân. Siêu âm Doppler là một xét nghiệm không xâm lấn sử dụng sóng âm để xem dòng máu chảy qua các van trong tĩnh mạch. Siêu âm chân giúp phát hiện cục máu đông.

Trong xét nghiệm này, bác sĩ di chuyển một thiết bị đầu dò lên trên vùng da đang được kiểm tra. Đầu dò truyền hình ảnh của các tĩnh mạch ở chân đến một màn hình, màn hình này sẽ hiển thị kết quả.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Meyer – BPC của nước nào? Các dòng sản phẩm nổi bật

Các bệnh viện uy tín

Nếu gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch hoặc cần nhận được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Tim mạch của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại TP.HCM: Viện Tim mạch TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện FV,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai,…

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn phổ biến ở độ tuổi trung niên. Trên đây là những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Các bạn hãy cùng Kenshin chia sẻ những thông tin bổ ích này cho bạn bè và người thân nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, NYU Langone Health, NSH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *