Tác dụng của mật ong đối với vết thương

Rate this post

Mật ong không còn gì xa lạ đối với chúng ta bởi quá nhiều công dụng tuyệt vời mà nó mang lại, đặc biệt là tác dụng đối với vết thương, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bôi mật ong lên vết thương có được không thông qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Tác dụng của mật ong đối với vết thương

Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm và đã được chứng minh là có các thành phần hoạt tính sinh học có thể giúp chữa lành vết thương.

Lợi ích của mật ong trong làm lành vết thương

Tác dụng của mật ong đối với vết thương

Con người đã sử dụng mật ong trong hàng ngàn năm để chữa lành vết thương. Mặc dù hiện nay chúng ta có những lựa chọn chữa lành vết thương rất hiệu quả khác, nhưng mật ong vẫn có thể tốt cho việc chữa lành vết thường nhờ sự tiện dụng và sẵn có của nó.

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và cân bằng độ pH giúp thúc đẩy oxy và các hợp chất chữa lành vết thương.

Theo một đánh giá về việc sử dụng mật ong làm băng vết thương được công bố trên tạp chí Wounds, mật ong mang lại những lợi ích sau đây trong việc chữa lành vết thương:

Độ pH có tính axit thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương: Mật ong có độ pH axit từ 3,2 đến 4,5, khi bôi lên vết thương, độ pH có tính axit sẽ khuyến khích máu giải phóng oxy, điều này rất quan trọng để chữa lành vết thương. Độ pH có tính axit cũng làm giảm sự hiện diện của các chất gọi là protease làm suy giảm quá trình chữa lành vết thương.

Đường có tác dụng thẩm thấu: Đường tự nhiên có trong mật ong có tác dụng hút nước ra khỏi các mô bị tổn thương (được gọi là hiệu ứng thẩm thấu). Điều này làm giảm sưng và khuyến khích dòng chảy của bạch huyết để chữa lành vết thương. Đường cũng hút nước ra khỏi tế bào vi khuẩn, ngăn ngừa chúng sinh sôi.

Tác dụng kháng khuẩn: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn thường có trong vết thương, chẳng hạn như tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và Enterococci kháng vancomycin (VRE). Một phần của sự đề kháng này có thể là do tác dụng thẩm thấu của nó.

– Sử dụng mật ong trong các trường hợp bị nhọt, bỏng, vết thương và vết loét không lành, xoang pilonidal,..

Cách bôi mật ong lên vết thương đúng

Tìm hiểu thêm: Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Tác dụng của mật ong đối với vết thương

Cách sử dụng mật ong làm băng vết thương:

– Trước tiên, bạn cần làm sạch vết thương và loại bỏ tất cả các mảnh vụn trên bề mặt vết thương trước khi thoa mật ong. Vệ sinh vết thương giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Luôn bắt đầu với bàn tay và dụng cụ đã được sát trùng sạch sẽ, chẳng hạn như gạc vô trùng và đầu bông.

– Hãy thoa mật ong lên một miếng băng, sau đó bôi lên da. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng chảy hỗn độn của mật ong khi thoa trực tiếp lên da. Bạn cũng có thể mua băng tẩm mật ong.

– Đặt một miếng băng sạch và khô lên trên mật ong. Đây có thể là miếng gạc vô trùng hoặc băng dính. Tốt nhất là đắp một miếng băng kín trên mật ong vì nó giữ cho mật ong không bị thấm ra ngoài.

Rửa tay sau khi băng vết thương.

– Thay băng khi dịch thoát ra từ vết thương thấm vào băng. Trong hầu hết các trường hợp, cứ cách 12 đến 48 tiếng (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tiến độ phục hồi của vết thương) nên thoa mật ong một lần. Hãy vệ sinh vết thương sạch sẽ và thoa mật ong thường xuyên nếu cần thiết, cho đến khi vết thương lành lại. Cách khoảng hai ngày, bạn nên kiểm tra một lần để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Mỗi khi kiểm tra vết thương phải rửa tay thật sạch và đặt một miếng băng gạc mới, sạch lên vết thương.

Những lưu ý cần biết khi bôi mật ong lên vết thương

Tác dụng của mật ong đối với vết thương

>>>>>Xem thêm: 100g ức gà bao nhiêu calo? Giảm cân đúng cách với ức gà và các lưu ý

Tốt nhất, nếu bạn có một vết thương và muốn sử dụng mật ong để chữa lành, điều quan trọng là phải đến bác sĩ kiểm tra trước khi sử dụng vì nếu không cẩn thận, mật ong có thể sẽ làm trầm trọng hơn vết thương của bạn, dẫn đến nhiễm trùng.

Nên sử dụng mật ong y tế, được khử trùng và do đó ít có khả năng gây ra các phản ứng hệ miễn dịch. Việc sử dụng mật ong thô được làm từ tổ ong và chưa qua lọc để điều trị vết thương có nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu xảy ra phản ứng dị ứng như chóng mặt, sưng tấy, buồn nôn, châm chích bỏng rát sau khi bôi, khó thở, nôn mửa,.. hãy làm sạch vùng da có bôi mật ong sau đó đến gặp bác sĩ.

Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta sẽ biết đến công dụng làm lành vết thương của mật ong cũng như cách sử dụng mật ong thoa lên vết thương để qua đó dễ dàng ứng dụng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp từ tự nhiên, nếu sử dụng mật ong không đúng có thể gây nhiễm trùng và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, do đó cần đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng bất kì cách nào để chữa lành vết thương.

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Cách chăm sóc vết thương mau lành, không để lại sẹo

>>>>> Những lợi ích tuyệt vời từ mật ong đối với sức khỏe và sắc đẹp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *