Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Rate this post

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân thiếu vitamin A ở trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Vì sao vitamin A quan trọng đối với trẻ nhỏ

Hỗ trợ phát triển mô, xương cho trẻ

Các tế bào và xương của cơ thể được xây dựng và tái tạo dưới sự hỗ trợ của vitamin A. Bổ sung đầy đủ có tác dụng hỗ trợ xương của trẻ nhỏ phát triển và chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, vitamin A còn thúc đẩy sản xuất keratin – một protein có trong răng, tóc và móng tay. Do đó, loại vitamin này giúp củng cố men răng, giúp tóc và móng khỏe mạnh hơn.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Các tế bào và xương được xây dựng và tái tạo dưới sự hỗ trợ của vitamin A

Giúp các cơ quan nội tạng hoạt động tốt

Các cơ quan nội tạng như thận, phổi, tim, gan, tuyến tụy và cơ quan sinh sản cần vitamin A để duy trì sức khỏe và hoạt động tốt.

Vitamin A đã được chứng minh giúp ngăn ngừa xơ gan, giảm hoại tử mỡ ở gan sau tổn thương gan do nhiễm độc. Ngoài ra, vitamin A cũng rất cần thiết trong việc hình thành các phế nang – vùng trao đổi khí của phổi.[2][3]

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Vitamin A giúp cơ quan nội tạng như gan hoạt động tốt

Tốt cho mắt của trẻ

Giác mạc là lớp phủ bên ngoài của mắt và cần vitamin A để giữ cho mắt sáng. Khi giác mạc trở nên đục, thị lực có thể bị suy giảm đáng kể. Ngoài ra, vitamin A giữ ẩm cho mắt và ngăn ngừa khô mắt mạn tính.

Bên cạnh đó, dạng hoạt động của vitamin A (retinal A) kết hợp với protein opsin để tạo thành rhodopsin giúp mắt điều chỉnh theo điều kiện ánh sáng yếu, nhìn rõ hơn trong bóng tối gần. Nếu không có vitamin A, mắt trẻ có nguy cơ bị quáng gà cũng như các vấn đề về thị lực khác.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Vitamin A hữu ích cho sức khỏe mắt ở trẻ em

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin A tham gia vào quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào B và T đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh khả năng miễn dịch và bảo vệ chống lại bệnh tật của cơ thể. Thêm vào đó, vitamin A là một chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ cơ thể cũng như các tế bào khỏe mạnh khỏi bị hư hại do oxy hóa.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Vitamin A hỗ trợ điều chỉnh khả năng miễn dịch và bảo vệ chống lại bệnh tật

Nguyên nhân thiếu vitamin A ở trẻ

Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A

Nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu vitamin A ở trẻ em là khẩu phần ăn của trẻ thiếu hụt vitamin A kéo dài, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Tình trạng này xảy ra thường do một số lý do như:

  • Những bà mẹ quá nuông chiều theo sở thích của trẻ, chỉ cho trẻ dùng những loại thức ăn mà trẻ ưa thích mà không quan tâm đến vấn đề bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Thiếu kiến thức về việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ cũng như lựa chọn thực phẩm nghèo vitamin A.
  • Chế biến thức ăn sai phương pháp như thiếu mỡ làm giảm hấp thu vitamin A vì vitamin A tan trong chất béo.
  • Các loại dầu ăn dán nhãn dùng cho trẻ chứa chất béo chưa bão hòa tuy có lợi nhưng dễ bị biến đổi dưới tác dụng nhiệt.
  • Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A vì sữa mẹ là nguồn cung cấp quan trọng của trẻ nhỏ.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Nguyên nhân thiếu vitamin A chủ yếu là khẩu phần ăn của trẻ thiếu hụt vitamin A kéo dài

Mắc các bệnh nhiễm trùng

Trẻ em là một đối tượng nhạy cảm khi hệ miễn dịch, sức đề kháng và khả năng chống chọi bệnh tật còn kém phát triển. Do đó, khó tránh khỏi việc trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Một số các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây mất cân bằng, làm tăng nhu cầu sử dụng vitamin A đột ngột khiến cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin A khi không được bổ sung kịp thời như:

  • Sởi, thủy đậu.
  • Viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp làm giảm hấp thu vitamin A ở ruột, gây mất vitamin A qua phân và nước tiểu.
  • Nhiễm giun nặng, nhất là nhiễm giun đũa…. cũng khiến khả năng hấp thu vitamin A giảm.

Tìm hiểu thêm: Chanh có tác dụng giảm mụn và sẹo mụn không?

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Sởi là một bệnh nhiễm trùng gây thiếu hụt vitamin A ở trẻ em

Cơ thể hấp thu kém vitamin A

Ở một số trường hợp, mặc dù trong khẩu phần ăn của trẻ đã được bổ sung đầy đủ vitamin A từ nguồn thức ăn như rau củ, trái cây. Tuy nhiên, cơ thể trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng thiếu hụt vitamin A được lý giải là do cơ thể trẻ không có khả năng hấp thu được nhiều vitamin A.

Một số nguyên nhân có thể kể đến khiến cơ thể kém hấp thu vitamin A như:

  • Sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ lợi khuẩn đường ruột.
  • Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Gây rối loạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin A. Hơn nữa, bệnh lý đường tiêu hóa còn gây ứ trệ chất thải hoặc làm tổn thương các vi nhung mao ở niêm mạc ruột làm suy giảm chức năng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A.
  • Trẻ bị thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể.
  • Thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ kém hấp thu vitamin A

Dấu hiệu khi trẻ bị thiếu vitamin A

Vitamin A giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho cơ thể và sự phát triển của trẻ. Một số triệu chứng có thể xảy ra khi thiếu vitamin A rất đa dạng, khác nhau về mức độ nghiêm trọng như:

  • Trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn như sởi, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm giun,…
  • Trẻ chán ăn, chậm lớn, tăng trưởng chậm do không có đủ vitamin A khiến trẻ phát triển xương chậm.
  • Tăng sừng hóa biểu mô trên cơ thể, da của trẻ thường khô lại, ngứa, đóng vảy và dễ bị nhiễm trùng da, thoái hóa tuyến mồ hôi.
  • Ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ như khô mắt làm hỏng giác mạc và võng mạc, nhìn mờ, quáng gà, thậm chí có thể dẫn đến tích tụ chất sừng trong mắt có thể gây mù lòa.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Quáng gà là một trong những bệnh lý ở mắt liên quan đến thiếu vitamin A

Nguồn cung cấp vitamin A cho trẻ

Vitamin A có thể được bổ sung cho cơ thể trẻ dưới 3 loại:

  • Vitamin A đã chuyển hóa: Đây là vitamin A cơ thể có thể trực tiếp sử dụng, thường có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, gia cầm, sữa, gan động vật và các loại hải sản như hàu, cá hồi, cá ngừ, cá thu… Ngoài ra bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bổ sung vitamin A liều cao theo chiến dịch của Bộ Y tế (Đối tượng: trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A).
  • Vitamin A tiền chất (beta – carotene): Đây là vitamin A khi vào cơ thể cần phải được chuyển hóa để có thể sử dụng. Vitamin A tiền chất có nguồn gốc từ thực vật, rau quả, trái cây có màu đỏ, cam, vàng, xanh đậm như cà chua, cà rốt, dưa hấu, khoai lang, cải xoăn, súp lơ xanh, xà lách, bí đao,…
  • Vitamin A bổ sung: Đây là sự kết hợp giữa vitamin A đã chuyển hóa và vitamin A tiền chất với tỉ lệ thích hợp, tạo thành các loại chế phẩm bổ sung vitamin A.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Vitamin A có thể được bổ sung cho cơ thể trẻ qua thức ăn và thực phẩm bổ sung

Cách phòng ngừa thiếu vitamin A cho trẻ

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cùng những thực phẩm giàu vitamin A hàng ngày như:

  • Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, tôm, gan,…
  • Thực phẩm chứa tiền chất vitamin A có nguồn gốc từ thực vật như rau muống, rau dền, rau ngót cũng như các loại củ quả có màu cam hoặc vàng: cà rốt, gấc, xoài, đu đủ,…
  • Khi chế biến thức ăn cần có thêm dầu hoặc mỡ với lượng vừa đủ nhằm giúp tăng cường hấp thu được vitamin A, vitamin D.

Bổ sung vitamin A liều cao theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Trước khi cho trẻ uống bổ sung vitamin A, các bậc cha mẹ cần phải nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu vitamin A ở trẻ nhỏ để có hướng thực hiện cho phù hợp. Hoạt tính của vitamin A được biểu thị bằng đương lượng hoạt tính của retinol (RAE), vậy nhu cầu vitamin A mỗi ngày tùy theo lứa tuổi của trẻ:[4]

  • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: 400 RAE.
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 500 RAE.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 300 RAE.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo lịch uống bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 5 tuổi sau đây:[5]

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ: 50.000 IU mỗi 6 tháng, tương đương 1/4 viên đối với viên 200.000 IU.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng: 100.000 IU mỗi 6 tháng, tương đương 1/2 viên đối với viên 200.000 IU.
  • Trẻ từ 13 đến 36 tháng: 200.000 IU mỗi 6 tháng, tương đương 1 viên đối với viên 200.000 IU.
  • Trẻ từ sau 36 tháng đến dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A: 200.000 IU mỗi 6 tháng, tương đương 1 viên đối với viên 200.000 IU.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Cho trẻ uống vitamin A liều cao cần có sự tư vấn và hướng dẫn từ chuyên gia y tế

Đưa trẻ đi khám dinh dưỡng

Bên cạnh việc bổ sung vitamin A từ thực phẩm vào chế độ ăn cũng như từ vitamin A liều cao, phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến thăm khám dinh dưỡng tại các cơ sở y tế mỗi 6 tháng một lần.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra được phác đồ điều trị dinh dưỡng phù hợp với từng trẻ. Từ đó, phụ huynh sẽ biết được chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để bổ sung vitamin cho trẻ tại nhà.

Tại sao phải cho trẻ uống vitamin A? Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

>>>>>Xem thêm: 3 bài tập điều trị rối loạn cương dương phái nam nên biết

Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám dinh dưỡng mỗi 6 tháng một lần

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh việc bổ sung vitamin A ở trẻ em. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *