Taurine không chỉ là một thành phần cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện cho cơ thể. Khám phá một số tác dụng của taurine qua bài viết sau
Bạn đang đọc: Taurine là gì? 10 tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa taurine
Contents
Taurine là gì?
Taurine (công thức hóa học C2H7NO3S) – là một acid amin tự nhiên quan trọng cho cơ thể, chứa lưu huỳnh và có khả năng tự tổng hợp, taurine thường tập trung ở não, mắt, tim và cơ bắp. [1]
Taurine được phân lập lần đầu từ mật của loài bò (tên khoa học là Bos taurus) vào năm 1827. Đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa L-cysteine và là acid amin nội bào tự do chính trong nhiều mô của người và các loài động vật. [1] [2]
Mặc dù cơ thể có thể tự tổng hợp taurine, nhưng nó cũng xuất hiện trong một số loại thực phẩm. Vì vậy, thiếu hụt taurine hiếm khi xảy ra ở người trưởng thành. [1]
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không tự tổng hợp taurine như người lớn. Do đó, việc sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức bổ sung taurine là quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của chúng. [1]
Taurine là một loại acid amin mà cơ thể tự sản xuất được
Các tác dụng của Taurine đối với sức khỏe
Kháng viêm
Taurine thường được coi là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do viêm. [2]
Taurine hỗ trợ chống viêm bằng cách giảm sản xuất chất gây viêm, ức chế hoạt động của tế bào gây viêm và giảm tiết các chất gây viêm như cytokines và prostaglandins. Điều này giúp giảm viêm, đau và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Trong một vài nghiên cứu thực nghiệm in-vitro năm 2017 đã cho thấy được tiềm năng của taurine trong việc chống lại các phản ứng viêm do dị ứng. [3]
Taurine giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương do viêm
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Taurine đã được nghiên cứu về khả năng giảm đường huyết và hoạt động tương tự như insulin. Hiệu quả hạ đường huyết của taurine được thực hiện thông qua việc nâng cao sự nhạy cảm với insulin, giảm viêm nhiễm, kích thích tiết insulin và giảm căng thẳng oxy hóa. [4]
Mô hình thực nghiệm nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt taurine có thể gây tổn thương các cơ quan đích như mắt, gan,… và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. [1]
Taurine đã được nghiên cứu là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Hỗ trợ điều trị động kinh
Taurine thường tập trung ở vùng não như:
- Vùng hồi hải mã.
- Tiểu não.
- Vùng dưới đồi.
Do đó, taurine góp phần quan trọng trong bệnh động kinh, tự kỷ, nhất là những người đã từng bị tổn thương não. [5]
Ngoài ra, taurine còn ảnh hưởng đến việc giải phóng canxi từ tế bào nên cũng ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
Taurine có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như động kinh hoặc tự kỷ
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Như bạn đã biết, taurine được coi là một chất chống oxy hóa – có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể con người, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Một vài nghiên cứu đã tìm ra được tác dụng của taurine trong việc hỗ trợ điều trị chấn thương tim và suy tim. Trong một thí nghiệm được thực hiện trên chuột đã bị nhồi máu cơ tim cho thấy rằng taurine kết hợp với selen giúp cải thiện khả năng co bóp của cơ tim. [6] [7]
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng taurine có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch như: [8]
- Tăng huyết áp.
- Suy tim.
- Xơ vữa động mạch.
Taurine giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe tim mạch
Cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ
Taurine có khả năng bảo vệ não bộ và thúc đẩy khả năng lưu trữ trí nhớ dài hạn lành mạnh.
Một nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tuần vào năm 2014 đã chỉ ra được sự tác động của việc bổ sung taurine ở chuột mắc bệnh Alzheimer. [9]
Tuy nhiên, lượng taurine trong não sẽ giảm dần theo tuổi tác. Vì vậy, bạn nên bổ sung taurine từ các thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì mức độ ổn định qua thời gian và giúp bảo vệ sức khỏe não bền vững suốt quãng đời.
Taurine giúp duy trì sức khỏe của não bộ hiệu quả
Giúp tăng hiệu suất tập thể dục
Taurine mang lại hiệu suất tập thể dục nhờ vào khả năng tăng cường co cơ và trì hoãn tình trạng mỏi cơ. Hơn nữa, taurine còn giúp đốt cháy lượng chất béo dư thừa khi tập thể dục để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bạn. [10]
Ngoài ra, taurine còn được đánh giá là có một số lợi ích khác cho quá trình tập luyện thể thao: [10]
- Tăng cường hấp thụ oxy cơ thể.
- Tăng sức chịu đựng trước khi mệt mỏi.
- Giảm hao mòn cơ bắp.
- Giai đoạn phục hồi tăng tốc.
- Tăng cường sức mạnh thể chất.
Taurine đã được chứng minh có khả năng tăng cường hiệu suất tập luyện thể thao
Tăng cường sức khỏe gan
Khả năng chống oxy hóa của taurine có thể giúp chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể, trong đó có thể bảo vệ gan khỏi các tổn thương. [11]
Taurine không chỉ giảm tổn thương gan do chứa các yếu tố như lipopolysaccharide mà còn có khả năng điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Cơ chế này dựa trên khả năng chống viêm và chống oxy hóa của taurine, giảm viêm gan và bảo vệ gan khỏi hậu quả của stress oxy hóa, từ đó tăng cường sức khỏe gan.[12] [13] [14]
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý về thời điểm bổ sung magie
Gan được bảo vệ khỏe mạnh nhờ vào khả năng chống oxy hóa của taurine
Tăng sức cơ
Taurine hỗ trợ sự phục hồi sau tập luyện, giảm tổn thương cơ và tăng cường quá trình phục hồi của cơ bị tác động trong tập luyện cường độ cao. Điều này giúp nâng cao khả năng tập luyện hiệu quả và sức mạnh cơ bắp.
Taurine không chỉ tăng cường sự linh hoạt của màng tế bào cơ mà còn giảm sự căng thẳng oxy hóa trong quá trình hoạt động cơ bắp. Điều này giúp cải thiện khả năng chịu đựng và tăng sức mạnh cơ bắp trong quá trình tập luyện.
Taurine giúp cải thiện quá trình hồi phục sau tập luyện và tăng sức cơ
Bảo vệ mắt
Taurine là một nguồn acid amin dồi dào thường tập trung ở võng mạc và giúp bảo vệ mắt chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng.
Do đó, nếu lượng taurine giảm có thể gây ra các rối loạn về mắt như bệnh tăng nhãn áp hay bệnh võng mạc tiểu đường.
Taurine giúp bảo vệ mắt, chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng ở tuổi già
Giúp tăng tuổi thọ
Taurine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì sức khỏe của cơ thể và góp phần vào việc kéo dài tuổi thọ.Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của chất này giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tổn thương do stress oxy hóa gây ra. Từ đó, taurine có tác động tích cực trong việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Hơn nữa, taurine được liên kết với việc duy trì chức năng của nhiều cơ quan quan trọng như tim, não và gan góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và tăng cường tuổi thọ cho con người.
Cách sử dụng Taurine
Liều lượng taurine thông thường mà bạn có thể bổ sung dao động từ 500 – 3.000 mg mỗi ngày. Theo báo cáo từ EFSA năm 2012 cho thấy rằng mức an toàn có thể lên đến 6.000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên duy trì liều từ 3.000 mg mỗi ngày để đảm bảo lợi ích tối đa mà vẫn an toàn cho sức khỏe của bạn.
Để sử dụng taurine một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí, bạn có thể dùng một số chế phẩm sau:
- Các loại thực phẩm giàu protein hoặc sử dụng nước tăng lực.
- Dạng bột: chứa hàm lượng từ 1000-2000mg.
- Dạng viên nang: chứa hàm lượng từ 500-1000mg.
Taurine khi kết hợp với nước lọc thường có vị hơi đắng, vì vậy bạn có thể bổ sung taurine bằng cách kết hợp vào đồ ăn hoặc các loại sinh tố để dễ dàng thưởng thức.
Sử dụng Taurine quá nhiều có tốt không?
Bạn cần phải cân nhắc khi sử dụng một lượng lớn taurine. Mặc dù, taurine thường được coi là an toàn khi sử dụng ở liều dùng thông thường, nhưng khi dùng nhiều taurine có thể gây ra những phản ứng không mong muốn cho cơ thể như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy hoặc táo bón.
Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn tăng liều sử dụng để đảm bảo rằng bạn đã sử dụng taurin một cách an toàn và hiệu quả.
Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tăng liều sử dụng taurine
Nên sử dụng Taurine bao nhiêu một ngày?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, bạn nên sử dụng từ 1-6g taurine mỗi ngày và lượng sử dụng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, trạng thái sức khỏe và mục tiêu sử dụng.
Bên cạnh đó, liều lượng sử dụng còn có thể thay đổi tùy theo tình hình sức khỏe của mỗi người: [15]
- Đối với bệnh nhân mắc suy tim sung huyết: liều dùng từ 2-6g/ngày, uống 2-3 lần/ngày.
- Đối với bệnh nhân mắc viêm gan cấp: uống 3 lần/ngày, mỗi lần sử dụng khoảng 4g và uống trong 6 tuần.
- Đối với chứng nhiễm mỡ ở trẻ em bị xơ nang: Dùng 30 mg/kg mỗi ngày trong 4 tháng cùng với việc bổ sung enzyme tuyến tụy.
Liều lượng sử dụng taurine còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người
Tác dụng phụ khi sử dụng Taurine
Mặc dù, taurine được xem là một chất an toàn cho cơ thể, nhưng nếu sử dụng ở liều cao có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể như:
- Buồn nôn, nôn.
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Đi lại khó khăn.
- Nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở.
- Các triệu chứng nghiêm trọng khác như sốt cao, mờ mắt, đau mắt,…
Sử dụng một lượng lớn taurine có thể gây rối loạn tiêu hóa và xuất hiện cảm giác buồn nôn
Các thực phẩm chứa Taurine
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thấy taurine trong các loại thực phẩm sau:
- Động vật có vỏ: con trai, ngao, sò điệp,…
- Các loại cá: cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá rô phi, cá chép,…
- Các loại hải sản.
- Các loại thịt chứa nhiều protein.
- Rong biển.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Swiss Energy của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm
Bạn có thể tìm thấy lượng taurine dồi dào có trong thực phẩm như thịt, cá hoặc hải sản
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về taurine, đây không chỉ là một loại acid amin quan trọng trong cơ thể mà chất này còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho gia đình và những người mà bạn yêu thương nhé!