Bạn thấy các đầu ngón tay trở nên mất cảm giác khi chạm vào bất kì vật gì, hay cảm giác tê bì, châm chích, kiến bò ngay vị trí các đầu ngón tay thì rất có thể bạn đang bị tê đầu ngón tay. Hãy cùng tìm hiểu tê đầu ngón tay là bệnh gì và 9 nguyên nhân tê đầu ngón tay thường gặp bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tê đầu ngón tay là bệnh gì? 9 nguyên nhân tê đầu ngón tay cần biết
Contents
Tê đầu ngón tay là gì?
Tê là hiện tượng mất cảm giác hoặc sự nhạy cảm ở một bộ phận cơ thể của bạn. Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran và cảm giác châm chích như dùng kim chạm nhẹ vào ngón tay của bạn.
Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê
Nguyên nhân tê đầu ngón tay
Các bệnh lý xương khớp
Nếu bạn mắc các bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp bàn ngón tay, thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh, bạn có thể xuất hiện triệu chứng tê đầu ngón tay.
Thoát vị địa đệm cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh gây tê đầu ngón tay
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Bệnh thường tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương màng bọc Myelin và dẫn đến triệu chứng tê tay, tê chân.
Đau cơ xơ hóa dẫn đến các triệu chứng tê tay, tê chân
Do chấn thương
Khi bạn chơi thể thao, tai nạn, té ngã,… các dây thần kinh chi phối cảm giác của tay có thể bị tổn thương gây nên hiện tượng tê đầu ngón tay.
Chấn thương làm tổn thương các dây thần kinh ở tay
Lạm dụng rượu bia
Thần kinh bị tổn thương do lạm dụng rượu bia trong thời gian dài, có thể gây tê đầu ngón tay.
Lạm dụng rượu bia làm thần kinh bị tổn thương
Hội chứng ống cổ tay
Bất kì nguyên nhân nào gây tăng áp lực lên khoảng gian bào trong ống cổ tay làm chèn ép thần kinh giữa đều dẫn đến các biểu hiện của hội chứng ống cổ tay, trong đó tê bì các ngón tay là triệu chứng thường gặp.
Sự chèn ép dây thần kinh giữa dẫn đến hội chứng ống cổ tay
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Khi lượng đường trong máu tăng cao trong một khoảng thời gian dài sẽ làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, làm tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh, dẫn đến chứng rối loạn cảm giác.
Lượng đường trong máu tăng, độ nhớt trong máu tăng sẽ làm lắng đọng cholesterol ở thành mạch, gây xơ vữa và bít tắc mạch máu nhỏ, khiến các chất dinh dưỡng và oxy nuôi mô cơ và dây thần kinh ở ngoại biên sụt giảm. Và dẫn đến tê liệt dây thần kinh, tê đầu ngón tay.
Bệnh tiểu đường làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh gây rối loạn cảm giác
Bệnh Raynaud
Bệnh rất hiếm gặp ở người bình thường. Điển hình là triệu chứng tê bì đầu ngón tay, tắc mạch máu nuôi ngón tay và khá nguy hiểm.
Khi một số mạch máu ngoại vi phản ứng với thời tiết lạnh dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu, làm bàn tay và các ngón tay thiếu máu nuôi trở nên trắng bệch, gây cảm giác tê các đầu ngón tay.
Tìm hiểu thêm: 9 nguyên nhân thiếu máu phổ biến, dễ mắc phải bạn nên biết
Bệnh raynaud làm co thắt mạch máu gây tê đầu ngón tay
Chèn ép thần kinh trụ
Chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay gây nên hội chứng kênh Guyon. Hội chứng này xuất hiện sẽ đi kèm với biểu hiện tê tay, tê ngón tay và thậm chí có thể gây teo cơ.
Chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay gây nên hội chứng kênh Guyon
Thiếu vitamin
Thiếu các loại vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12,… có thể gây rối loạn cảm giác của các đầu ngón tay.
Các loại vitamin này đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của não và hệ thống thần kinh trung ương. Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin này sẽ xuất hiện các triệu chứng: tê bì ngón tay, yếu cơ,…
Thiếu Vitamin gây rối loạn cảm giác ở đầu ngón tay
Cách chữa trị hiệu quả
Tình trạng tê tay chỉ được điều trị dứt điểm khi giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp.[nguon title=”Numbness in Hands
” link=”https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17824-numbness-in-hands”][/nguon]
- Với trường hợp tê tay do nguyên nhân u gây chèn ép hoặc hội chứng ống cổ tay, người bệnh có thể điều trị thuốc, hoặc tiêm corticoid tại chỗ nếu không đáp ứng thuốc, trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép thần kinh giữa.
- Nếu nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể sẽ cần đổi thuốc hoặc giảm liều dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Những người bị chứng tê tay có liên quan đến lạm dụng rượu bia và chất kích thích cần phải loại bỏ thói quen xấu này.
- Với bệnh lý xương khớp gây tê đầu ngón tay, bác sĩ có thể điều trị đặc hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh.
- Trong một số trường hợp tê tay do thiếu vitamin nhóm B, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thông qua ăn uống hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị hỗ trợ người bệnh như:
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs thông thường như paracetamol, ibuprofen…
- Chườm lạnh trong một số trường hợp liên quan đến chấn thương.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, dùng lực cổ tay nhiều hoặc tránh làm việc trong thời gian dài.
- Thực hiện các bài tập luyện để tăng sức cơ và giúp cử động tay được linh hoạt.
- Đeo nẹp tay hoặc băng cố định, bảo vệ cổ tay.
Cách phòng ngừa triệu chứng tê ngón tay
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ cân nặng cơ thể ở mức cân bằng.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Bạn nên tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa tê đầu ngón tay
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi thấy hiện tượng tê đầu ngón tay diễn ra thường xuyên, kéo dài trên vài tuần, kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như: chóng mặt, tê ở các bộ phận khác trên cơ thể, mất kiểm soát ở ruột hoặc bàng quang, nói lắp, phát ban,… người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân tê đầu ngón tay.
Tê đầu ngón tay diễn ra thường xuyên, kéo dài trên vài tuần bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu, glucose máu.
- Chụp X quang bàn ngón tay, có thể cẳng tay.
- Đo điện cơ tay bị tê hoặc cả 2 tay.
- Chụp cộng hưởng từ (nếu cần).
Bạn nên làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Khi có triệu chứng tê đầu ngón tay gây bất tiện sinh hoạt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bạn có thể đến khám tại phòng khám cơ xương khớp, nội thần kinh, nội tổng quát của các bệnh viện sau:
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện quân y 108…
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện 175, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược…
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp phòng ngừa uốn ván sau khi bị thương bạn cần biết
Tham khảo một số bệnh viện uy tín tại khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh
Tóm lại, tê đầu ngón tay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và triệu chứng khá rõ rệt, cần được tầm soát nguyên nhân và điều trị thích hợp. Chúng ta cần có các biện pháp hiệu quả và hợp lý để đẩy xa hội chứng này. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!