Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Rate this post

Sự thiếu hụt vitamin K xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh bởi có nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn của người lớn có chứa vitamin K. Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin K.

Bạn đang đọc: Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Có hai dạng vitamin K phổ biến, bao gồm vitamin K1 (phylloquinone) có nhiều trong thực vật và vitamin K2 (menaquinone) được tạo ra tự nhiên trong đường ruột con người và hoạt động tương tự như vitamin K1. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu – một quá trình giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Cơ thể cần vitamin K để sản xuất protein hoạt động trong quá trình đông máu. Nếu thiếu vitamin K, cơ thể không thể có đủ các loại protein này.

Sự thiếu hụt vitamin K hiếm khi xảy ra ở người lớn vì nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn có chứa đủ lượng K1 và cơ thể tự tạo ra K2. Thêm vào đó, cơ thể thường hoạt động tái chế nguồn cung cấp vitamin K rất tốt. Thiếu vitamin K phổ biến hơn nhiều ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được gọi là VKDB – một tình trạng xảy ra do thiếu vitamin K. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa thiếu vitamin ở bài viết dưới đây:

Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Nguyên nhân thiếu vitamin K ở trẻ em

Thiếu vitamin K ở giai đoạn sơ sinh xảy ra do thiếu hụt các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K di truyền (VKCFD).

VKCFD là một rối loạn chảy máu hiếm gặp ở thể nhiễm trùng, thường biểu hiện là xuất huyết nặng trong thời kỳ sơ sinh. Trường hợp đầu tiên của VKCFD được báo cáo vào năm 1966, phát hiện ở một bé gái 3 tháng tuổi với nhiều vết bầm tím và xuất huyết. Các chuyên gia không tìm thấy các bằng chứng về chứng kém hấp thu, bệnh gan, hoặc ngộ độc warfarin ở bé gái nói trên.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh nhiều nguy cơ thiếu vitamin K hơn người lớn bởi nhiều lý do như:

– Sữa mẹ chứa rất ít vitamin K

– Vitamin K không truyền tốt qua nhau thai từ mẹ sang con

– Gan của trẻ sơ sinh chưa sử dụng vitamin K một cách hiệu quả

– Trẻ sơ sinh không tự sản xuất được vitamin K trong vài ngày đầu đời.

Nguyên nhân thiếu vitamin K ở người lớn

Mặc dù thiếu hụt vitamin K là không phổ biến ở người lớn, nhưng một số người sẽ có nguy cơ gia tăng nếu họ:

– Do dùng thuốc chống đông máu coumarin như warfarin

Thuốc chống đông máu coumarin can thiệp vào việc sản xuất các protein liên quan đến quá trình đông máu. Khi thiếu các loại protein này, cơ thể cũng có thể thiếu vitamin K.

– Thiếu vitamin K do dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn sản xuất vitamin K trong ruột. Kháng sinh cephalosporin (chẳng hạn như cefoperazon) ức chế hoạt động vitamin K trong cơ thể. Do đó, tình trạng thiếu vitamin K có thể do dùng thuốc kháng sinh.

– Do bệnh lý khiến cơ thể kém hấp thu chất béo

Sự kém hấp thu chất béo cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K, thường xảy ra ở những người mắc các bệnh như: bệnh celiac, bệnh xơ nang, rối loạn đường ruột hoặc đường mật (gan, túi mật và đường mật) hoặc một số trường hợp bệnh nhân phải cắt bỏ một phần ruột.

Triệu chứng thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Triệu chứng chính của thiếu vitamin K là chảy máu nhiều. Lưu ý rằng, tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K có thể xảy ra ở các khu vực khác ngoài các vết thương, vết cắt hở.

Triệu chứng thiếu vitamin K ở người lớn

Người lớn thường hiếm khi thiếu vitamin K, trừ trường hợp mắc một số bệnh mãn tính hoặc do dùng các loại thuốc khiến ảnh hưởng đến việc sản xuất các loại protein hoạt động trong quá trình đông máu. Tuy hiếm gặp nhưng các triệu chứng thiếu vitamin K ở người khá rõ ràng, bao gồm:

– Cơ thể dễ bị bầm tím

– Xuất hiện các cục máu đông nhỏ bên dưới móng tay

– Xuất huyết dưới niêm mạc da

– Đi ngoài phân đen sẫm, đôi khi chứa một ít máu

Triệu chứng thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu vitamin K thường được quan sát và phát hiện bởi bác sĩ. Các bác sĩ có thể nhận biết các triệu chứng thiếu vitamin K ở trẻ thông qua các biểu hiện như:

– Chảy máu từ vùng cắt rốn

– Chảy máu ở da, mũi, đường tiêu hóa hoặc các khu vực khác trên cơ thể trẻ

– Chảy máu ở dương vật nếu bé trai đã được cắt bao quy đầu

– Xuất huyết não đột ngột – một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng trẻ.

Phòng ngừa thiếu vitamin K

Tìm hiểu thêm: Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và các biện pháp phòng ngừa

Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Hiện nay, không có quy định rõ ràng về lượng vitamin K mà bạn cần phải tiêu thụ mỗi ngày. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, 120mcg vitamin K là đủ cho nam giới và 90cmg đủ cho nữ giới mỗi ngày. Một số loại thực phẩm như các loại rau xanh lá chứa nhiều vitamin K, sẽ cung cấp đủ lượng vitamin K mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Việc bạn cần làm để phòng ngừa thiếu vitamin K là ăn uống một chế độ ăn nhiều rau xanh lá, đa dạng các loại thực phẩm là đủ.

Đối với trẻ sơ sinh, một mũi tiêm vitamin K duy nhất sau khi trẻ chào đời có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu loại vitamin này.

Ngoài ra, những người có các tình trạng bệnh lý khiến cơ thể kém hấp thụ chất béo, hoặc người dùng warfarin và các thuốc chống đông máu, nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin K.

Điều trị khi thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

>>>>>Xem thêm: Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Nếu thiếu vitamin K ở người lớn không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết quá nhiều và trở nên vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng trong hầu hết các trường hợp, thiếu vitamin K đều có thể điều trị được.

Ở trẻ sơ sinh mắc VKDB được bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, đa phần kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp tình trạng xuất huyết nội sọ kéo dài hoặc không được điều trị, trẻ có thể gặp tổn thương ở não hoặc thậm chí gây tử vong. Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có những chỉ định điều trị khác nhau.

Việc điều trị thiếu vitamin K dùng thuốc phytonadione, là vitamin K1. Hầu hết bác sĩ kê đơn dưới dạng thuốc uống hoặc cũng có thể tiêm nó dưới da, thay vì tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ. Liều dùng cho người lớn từ 1-25 mg.

Đối với người đang dùng thuốc chống đông máu, bác sĩ thường kê một liều từ 1-10 mg phytonadione. Điều này sẽ giúp tránh các biến chứng do thuốc chống đông máu cản trở quá trình sản xuất vitamin K của cơ thể.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên tiêm một mũi vitamin K1 duy nhất từ ​​0,5-1 mg vitamin K1 khi mới sinh. Đối với sản phụ đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống co giật, em bé của họ khi chào đời có thể dùng vitamin K liều cao hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng thiếu vitamin K. Hi vọng bạn và gia đình có cái nhìn tổng quan hơn trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng này!

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ đúng cách, an toàn

>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin K

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *