Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

Rate this post

Threonine là axit amin thiết yếu được tìm thấy cuối cùng trong cơ thể với nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng sinh collagen, giảm âu lo, căng thẳng… Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vai trò của threonine qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

Threonine là gì?

Threonine là một axit amin thiết yếu nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm hoặc dược phẩm. Threonine hỗ trợ nhiều cơ quan trong cơ thể như thần kinh trung ương, tim mạch, gan và hệ miễn dịch. Đồng thời threonine cũng tổng hợp glycerin và serine, giữ vai trò sản xuất collagen, elastin và mô cơ.

Threonine thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các tình trạng như rối loạn kiểm soát cơ biểu hiện bằng các vận động không tự chủ, căng cơ, bệnh đa xơ cứng (MS), rối loạn di truyền như liệt hai chi dưới co cứng.[1]

Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

Threonine là một axit amin thiết yếu của cơ thể

Cơ chế hoạt động của Threonine

Threonine sau khi hấp thu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất hóa học có tên là glycine. Glycine hoạt động trong não giúp giảm các cơn co thắt, điều tiết sự co thắt cơ bắp không mong muốn.[1]

Các tác dụng của Threonine đối với cơ thể

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, threonine có thể kết hợp với axit aspartic và methionine, hỗ trợ gan trong quá trình tiêu hóa chất béo, axit béo. Đồng thời, giúp giảm sự tích tụ chất béo ở gan, tăng khả năng hoạt động của gan.

Bên cạnh đó, threonine có thể mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis – ALS, hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig). Liều khuyên dùng từ 2 – 4g threonine mỗi ngày dùng trong vòng 12 tháng.

Threonine đã được chứng minh như một chất kích thích miễn dịch thúc đẩy sự phát triển của tuyến ức.

Threonine có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh rối loạn di truyền với liều dùng từ 1.5 – 2g threonine x 3 lần mỗi ngày. Nhưng sự cải thiện không đáng kể.

Một nghiên cứu cho thấy, threonine giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS) khi dùng 2.5g threonine x 3 lần mỗi ngày dùng liên tục 8 tuần. Và dùng 2g threonine x 3 lần mỗi ngày giúp giảm nhẹ sự co cơ ở những người bị co cứng cột sống do chấn thương tủy sống.[1]

Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

Threonine có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh rối loạn di truyền

Liều dùng của Threonine

Liều dùng threonine tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người dùng và một số điều kiện khác để có thể đưa ra liều dùng phù hợp. Chưa có thông tin khoa học cụ thể để xác định một liều dùng chính xác cho từng đối lượng. Vì vậy, nếu bạn muốn bổ sung threonine cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng.[1]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Incepta của nước nào? Có tốt không? Các sản phẩm nổi bật

Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

Liều dùng threonine tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người dùng

Lưu ý khi sử dụng Threonine

Threonine là hoạt chất an toàn có trong những thực phẩm bổ sung hằng ngày. Liều dùng threonine được xem là an toàn khoảng từ 0,5-1g mỗi ngày. Tuy nhiên liều khuyến cáo khi sử dụng dưới dạng thuốc là 4g/ngày và sử dụng tối đa trong 12 tháng. Tác dụng phụ có thể xảy ra như đau đầu, đau dạ dày, nhức đầu, buồn nôn, phát ban.

Bệnh xơ cứng teo cơ bên (bệnh Lou Gehrig) cần thận trọng khi sử dụng threonine.

Đối với bệnh nhân mắc ALS, có một số dữ liệu cho rằng threonine có thể giảm chức năng phổi.

Threonine có thể làm giảm tác dụng của thuốc memantine (Namenda) – thuốc điều trị bệnh Alzheimer.[1]

Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

Nhức đầu là một tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng threonine

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về tác dụng, liều dùng, lưu ý khi dùng threonine. Không nên tự ý bổ sung, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn muốn dùng. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

Xem thêm Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Milk Thistle (Kế sữa) có thể dùng để giảm cân không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *