Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Rate this post

Phương pháp tối ưu nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm bạch hầu chính là tiêm vắc xin cho trẻ để tạo sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để thực hiện tiêm chủng cho trẻ. Cùng tìm hiểu tiêm phòng bạch hầu cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Sau 2 – 5 ngày, vi khuẩn tiếp xúc vào niêm mạc mũi sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau họng là triệu chứng hay gặp và dễ nhầm lẫn với viêm họng.
  • Khàn giọng.
  • Chảy nước mũi.
  • Khó nuốt.
  • Xuất hiện giả mạc màu xám, bám chắc, rất khó tách tại hầu, họng, amidan.
  • Khó thở, thở nhanh.
  • Sốt nhẹ.
  • Mệt mỏi.

Ngoài ra, vi khuẩn còn tấn công và gây ra những tổn thương ở da bao gồm những vết loét và mụn nước. Đây là tình trạng rất hiếm gặp khi nhiễm bệnh.

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Giả mạc màu xám do bạch hầu gây ra rất dày và khó bóc

Lưu ý về vắc xin bạch hầu cho trẻ

Các loại vắc xin bạch hầu

Vắc xin bạch hầu là vắc xin được dùng để tăng sức đề kháng, tránh cho người khỏe mạnh mắc phải bệnh bạch hầu.

Một số loại vắc xin thường được dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi là:

  • Vắc xin DT: giúp phòng hai bệnh là bạch hầu và uốn ván.
  • Vắc xin DTaP (Daptacel): giúp phòng chống 3 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, uốn ván, ho gà.
  • Vắc xin 4 trong 1 (Quadracel, Tetraxim) phòng chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt.
  • Vắc xin 5 trong 1: thường được dùng ở Việt Nam, giúp phòng chống các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib.
  • Vắc xin 6 trong 1: sẽ giúp phòng chống các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, Hib.

Với những lứa tuổi lớn hơn, loại vắc xin bạch hầu thường được dùng là vắc xin Tdap (Adacel và Boostrix). Khi tiêm phòng loại vắc xin này còn giúp phòng chống bệnh ho gà cho trẻ.[2]

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu thường được phối hợp với các vắc xin khác trong 1 mũi

Đối tượng được chỉ định tiêm phòng

Những người chưa tiêm phòng bạch hầu thì đều cần tiến hành tiêm vắc xin để tăng cường sức đề kháng theo từng độ tuổi nhất định, giúp hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả

Với phụ nữ mang thai cũng được tư vấn tiêm phòng trong 3 tháng cuối thai kỳ nhằm tạo sức đề kháng cho mẹ và bé, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.[3]

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Người chưa có kháng thể chống bạch hầu nên được tiêm phòng

Đối tượng chống chỉ định tiêm phòng

Trẻ em có thể được yêu cầu hoãn lịch tiêm phòng nếu đang gặp phải một số tình trạng như:

  • Đang mắc một trong số những bệnh liên quan tới nhiễm trùng cấp tính như viêm phổi, tiêu chảy, viêm thận bể thận,…
  • Đang có biểu hiện rối loạn chức năng một số cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận,…
  • Rối loạn thân nhiệt với nhiệt độ lớn hơn 37,5 độ C hoặc nhỏ hơn 35,5 độ C.
  • Thời gian sử dụng globulin miễn dịch nhỏ hơn 3 tháng.
  • Mới kết thúc hóa trị, xạ trị hoặc sử dụng corticoid liều cao ít hơn 14 ngày.[4]

Với những trẻ thuộc một trong những trường hợp sau sẽ chống chỉ định tuyệt đối tiêm chủng vắc xin bạch hầu:

  • Xảy ra tình trạng phản vệ khi tiêm vắc xin bạch hầu trước đây.
  • Người mắc hội chứng Guillain Barre.
  • Người động kinh hoặc có một số rối loạn liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Tìm hiểu thêm: Cải thiện vòng 1, giúp cơ thể săn chắc nhờ bài tập chống đẩy cho nữ

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Khi mắc viêm thận, trẻ được hoãn tiêm phòng

Lịch tiêm chủng

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vắc xin bạch hầu từ tháng thứ 2, thời gian mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.

Vào tháng thứ 18, trẻ được tiêm nhắc lại một mũi vắc xin nhằm duy trì hiện quả phòng bệnh. Ngoài ra, vắc xin còn được khuyến kích tiêm nhắc lại ở các thời điểm như:

  • 1 mũi khi trẻ từ 4 – 7 tuổi.
  • 1 mũi khi trẻ 12 – 15 tuổi.
  • Nhắc lại mỗi 10 năm 1 mũi.

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Tuân thủ lịch tiêm phòng bạch hầu cho trẻ

Tác dụng phụ của vắc xin

Hầu hết các tác dụng phụ được ghi nhận của vắc xin phòng bệnh bạch hầu có thể kể đến là:

  • Sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm.
  • Xuất hiện một khối tại vị trí tiêm kéo dài trong vài tuần.
  • Thay đổi thân nhiệt như sốt hoặc hạ thân nhiệt.
  • Trẻ mệt mỏi, kích động.[5]

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

Sau khi tiêm phòng có thể xuất hiện mủ tại vị trí kim, trẻ có thể mệt mỏi

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng bạch hầu

Sốt là triệu chứng hay gặp sau tiêm phòng cho trẻ. Để giảm tình trạng này, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Pha oresol cho trẻ theo đúng hướng dẫn để giúp bổ sung nước và điện giải cho cơ thể. Bố mẹ cần tham khảo các pha oresol đúng cách cho trẻ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Không quấn tã quá chặt, mặc quần áo thoải mái cho trẻ.
  • Lau bằng khăn ấm tại các vị trí như nách, bẹn.
  • Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để sử dụng paracetamol thích hợp. Lưu ý, trẻ em không giống người lớn, với một độ tuổi khác nhau sẽ có liều lượng dùng thuốc khác nhau.

Tiêm phòng bạch hầu cho trẻ và các lưu ý bố mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Delpharm của nước nào? Có tốt không?

Khi trẻ sốt nên bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho trẻ

Tiêm phòng là cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, phụ huynh nên tuân thủ đúng lịch tiêm chủng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này ở trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *