Theo Globocan 2020, ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ từ 20 tuổi trở lên và hơn 90% các trường hợp là do nhiễm virus HPV. Vì vậy, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch dự phòng. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về loại vắc xin này nhé!
Bạn đang đọc: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và những điều bạn cần biết
Contents
Tổng quan về vắc xin phòng HPV
Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papiloma Virus) gây ra. [1]
Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng ngừa HPV được sử dụng tại Việt Nam, đó là:
- Vắc xin Gardasil (Mỹ): vắc xin 4 giá, phòng 4 tuýp HPV: 6, 11, 16 và 18.
- Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ): vắc xin 9 giá, phòng 9 tuýp HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
- Vắc xin Cervarix (Bỉ): vắc xin 2 giá, phòng 2 tuýp HPV: 16 và 18.
Đối tượng tiêm vắc xin phòng HPV
Vắc xin phòng HPV được khuyến cáo cho cả nam giới và nữ giới bắt đầu từ độ tuổi 11-12, thậm chí có thể tiêm sớm hơn vào lúc 9 tuổi. Cụ thể theo khuyến cáo của CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ), tất cả trẻ em trước 13 tuổi đều cần được tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa nhiễm trùng HPV có thể gây bệnh sau này. Ngay cả người trưởng thành ở 26 tuổi nếu chưa bắt đầu hoặc chưa hoàn thành đầy đủ mũi tiêm cũng được khuyến cáo hoàn thành liệu trình tiêm vắc xin phòng HPV. [2]
Trẻ em từ 11-12 tuổi
Liều đầu tiên được khuyến cáo thường quy trong khoảng 11-12 tuổi, có thể bắt đầu tiêm phòng sớm khi trẻ 9 tuổi. Chỉ cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 6-12 tháng nếu lần đầu tiên được tiêm trước sinh nhật 15 tuổi.
Thanh thiếu niên từ 15-26 tuổi
Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi sẽ cần 3 liều vắc xin và hoàn thành trong vòng 6 tháng. Những đối tượng suy giảm miễn dịch trong độ tuổi từ 9-26 tuổi cũng được khuyến cáo 3 liều vắc xin.
Người lớn trên 26 tuổi
Không nên tiêm phòng cho tất cả mọi người trên 26 tuổi. Vì nhiều người ở độ tuổi này có thể đã tiếp xúc với HPV, nên việc tiêm phòng lúc này mang đến ít lợi ích hơn so với mong đợi. Trong trường hợp này, việc tiêm vắc xin phòng HPV sẽ được quyết định sau khi tư vấn với bác sĩ của bạn.
Đối tượng không nên tiêm phòng HPV
Vắc xin phòng HPV chống chỉ định cho một số đối tượng sau:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin phòng HPV hoặc đã có phản ứng dị ứng đe doạ tính mạng với liều vắc xin phòng HPV đã tiêm trước đó.
- Người bị dị ứng với men (Gardasil và Gardasil 9).
- Phụ nữ mang thai. Do vậy, nếu bạn được chẩn đoán mang thai sau khi bắt đầu liệu trình tiêm thì cần tạm hoãn lịch tiêm tiếp theo và sẽ tiếp tục hoàn thành liệu trình sau khi sinh con. [3]
Ngoài ra những đối tượng đang mắc bệnh trung bình hoặc nặng, có sốt hoặc không, cũng nên hoãn lịch tiêm cho đến khi hết bệnh.
Các địa điểm tiêm phòng HPV uy tín
Trung tâm tiêm chủng VNVC
Trung tâm tiêm chủng VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam, có hệ thống cơ sở trải dài từ Nam ra Bắc, là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh, đảm bảo tất cả các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.
Tại đây, các dịch vụ tiêm vắc xin được niêm yết giá một cách rõ ràng trên website nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tìm hiểu và so sánh giữa các địa điểm với nhau. Hiện nay, trung tâm tiêm chủng VNVC phục vụ 2 loại vắc xin phòng HPV, đó là:
Vắc xin phòng HPV | Nước sản xuất | Giá |
Gardasil | Mỹ | 1.790.000 |
Gardasil 9 | Mỹ | 2.950.000 |
Tìm hiểu thêm: Top 6 men vi sinh cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng năm 2022
Phòng tiêm chủng SAFPO
Hệ thống SAFPO là chuỗi phòng tiêm chất lượng cao được sáng lập bởi AMV Group- tập đoàn y tế AMV, với mạng lưới gần 38 phòng tiêm trên toàn quốc. Hiện nay, tại SAFPO chỉ phục vụ 1 loại vắc xin phòng HPV là Gardasil 4 giá.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC
Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC là trung tâm trực thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn.
Tuỳ vào Trung tâm kiểm soát bệnh tật ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có dịch vụ tiêm vắc xin phòng HPV khác nhau. Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC thành phố HCM phục vụ 2 loại vắc xin phòng HPV, đó là:
Vắc xin phòng HPV | Nước sản xuất |
Cervarix | Bỉ |
Viện Pasteur
Viện Pasteur là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về sinh học, vi sinh vật, dịch bệnh và vắc xin có trụ sở chính tại Paris. Tại Việt Nam chúng ta có 4 cơ sở Viện Pasteur được đặt tại Hà Nội, Lâm Đồng, Khánh Hoà và thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đang phục vụ vắc xin phòng HPV loại Gardasil 4 giá.
Các tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV
Tuỳ vào mỗi thể trạng cá nhân khác nhau mà có thể gặp một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin. Các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng HPV thường nhẹ và phổ biến như:
- Đau, đỏ hoặc sưng ở cánh tay nơi tiêm thuốc.
- Sốt.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Nhức đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Đau cơ hoặc khớp.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 5 bữa sáng eat clean đơn giản, nhanh cho người giảm cân
Qua bài đọc trên, ta thấy được việc tiêm vắc xin phòng HPV từ sớm là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngừa ung thư cổ tử cung hay các bệnh do virus HPV gây ra. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè để cùng bảo vệ sức khoẻ của mình nhé.
Nguồn: CDC