Tiêu chảy là một tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra đơn thuần hoặc kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng. Vậy tiêu chảy có lây không, cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Bạn đang đọc: Tiêu chảy có lây không, lây qua đường nào? Cách phòng ngừa tiêu chảy
Contents
Tiêu chảy có lây không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong và nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.[1]
Đối với người mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, miễn dịch hoặc nội tiết dẫn tới tiêu chảy thì không thể lây sang người khác. Một số bệnh có thể gây tiêu chảy không nhiễm trùng bao gồm:
- Hội chứng ruột kích thích.
- Bệnh viêm ruột.
- Viêm đại tràng.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Cường giáp.
- Không dung nạp Lactose.
Ngoài ra, tác dụng phụ của một số thuốc cũng là nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy không lây lan. Tuy nhiên, với những người bị tiêu chảy do một số loại vi trùng thì có khả năng lây lan thì đó cũng là một loại bệnh lý.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ có tỷ lệ tử vong cao
Tiêu chảy do vi khuẩn
Tiêu chảy do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.
Các vi khuẩn thường gây bệnh tiêu chảy truyền nhiễm bao gồm:
- Salmonella enteritidis: có thể gây tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng trong vòng 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm.[2]
- Escherichia coli: lây lan qua thực phẩm và các sản phẩm từ sữa bị ô nhiễm và có thể dẫn đến tình trạng gọi là nhiễm trùng tiêu hoá.[3]
- Shigella: tác nhân phổ biến trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ, có thể gây tiêu chảy ra máu, đặc biệt là ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.
- Campylobacter: là một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng thực phẩm phổ biến nhất và có thể gây tiêu chảy ra máu do viêm ruột cấp tính.[4]
- Vibrio: thường liên quan đến việc ăn hải sản sống hoặc sushi.[5]
- Staphylococcus aureus: có thể gây tiêu chảy bùng phát do độc tố do vi khuẩn tiết ra.[6]
- Clostridium difficile: điểm đặc biệt của vi khuẩn là sự gia tăng nhiễm trùng thường liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trước đó hoặc đồng thời. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy mắc phải tại bệnh viện hiện nay.[7]
- Yersinia: là một loài vi khuẩn có thể gây ra một số bệnh khác nhau ở người. Yersinia enterocolitica là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy truyền nhiễm. Ngược lại, Yersinia pestis đã được phân lập như một nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch. Con người thường bắt gặp các loài Yersinia trong các sản phẩm sữa.[8]
E.coli là một trong những vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến
Tiêu chảy do virus
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy, đồng thời tiêu chảy do virus cũng rất dễ lây lan. Có 4 loại virus cụ thể thường gây tiêu chảy nhiễm trùng nhất:
- Norovirus: hay còn được gọi là “virus tàu du lịch“, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm dạ dày ruột do thực phẩm ở Hoa Kỳ.[9]
- Rotavirus: là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em Mỹ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em ở các nước đang phát triển.[10]
- Adenovirus: bao gồm một họ với hơn 50 phân nhóm. Loại 40 và 41 là hai tác nhân chính gây tiêu chảy ở người. Các phân nhóm adenovirus khác bao gồm virus cảm lạnh.[11]
- Astrovirus: là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở người già, trẻ em và những người có hội chứng suy giảm miễn dịch.[12]
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy do ký sinh trùng
Động vật nguyên sinh là nguyên nhân chính gây tiêu chảy do ký sinh trùng ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới. Những sinh vật đơn bào này có nhiều dạng. Ba nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng:
- Giardia lamblia: lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc giữa người với người và có thể dẫn đến tiêu chảy bùng phát trong vòng hai ngày sau khi nhiễm bệnh.[13]
- Entamoeba histolytica: có liên quan đến lây truyền qua đường phân – miệng và có thể gây tiêu chảy ra máu khi những ký sinh trùng này xâm nhập vào thành ruột.[14]
- Cryptosporidium: được biết là gây ra cả bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa, triệu chứng đặc trưng bởi tiêu phân lỏng.[15]
Tiêu chảy truyền nhiễm do ký sinh trùng thường lây truyền qua nước uống bị nhiễm bệnh.
Giardia lamblia là ký sinh trùng gây tiêu chảy và rất dễ lây lan
Con đường lây lan của bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy chủ yếu lây lan qua đường phân – miệng. Người bệnh có thể nhiễm bẩn tay sau khi đi vệ sinh và vô tình đưa tay lên vùng miệng hoặc cầm thức ăn. Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm tay cũng là điều đáng lo về vấn đề nhiễm khuẩn.
Đường lây lan qua thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn
Tiêu chảy thường là triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này thường lây lan thông qua thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm hay các nguồn lây bệnh như sữa, sữa chua, bánh mì,… do chế biến và bảo quản không đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Các bước dưỡng da ban đêm đúng cách, đơn giản mang lại làn da khỏe đẹp
Sử dụng thực phẩm bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy
Đường lây lan từ người sang người
Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng gây tiêu chảy có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh có thể lây vi khuẩn cho người khác thông qua việc bắt tay, dùng chung dụng cụ ăn uống,…
Tiêu chảy lây từ người sang người thông qua các hành động như bắt tay
Cách phòng ngừa tiêu chảy
Để phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng, bạn nên rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Đảm bảo rửa tay đầy đủ:
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn. Rửa tay sau khi xử lý thịt chưa nấu chín, đi vệ sinh, thay tã, hắt hơi, ho,…
- Tạo bọt với xà phòng ít nhất 20 giây: Sau khi cho xà phòng vào tay nên chà sát hai lòng bàn tay vào nhau ít nhất 20 giây.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh khi không thể rửa tay: Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn khi bạn không thể đến bồn rửa tay. Thoa chất khử trùng tay như cách bạn thoa kem dưỡng da tay, đảm bảo bôi lên cả mặt trước và mặt sau của cả hai tay. Sử dụng sản phẩm có chứa ít nhất 60% cồn.
Ngoài rửa tay, tiêm chủng cũng là một biện pháp phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng hiệu quả.
Bạn có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi virus rota – nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy do virus ở trẻ em – bằng một trong hai loại vaccine đã được phê duyệt.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Do đó, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất nếu tình trạng tiêu chảy của con bạn không cải thiện trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, các bệnh nhân bị tiêu chảy cần đi khám ngay nếu:
- Tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày mà không cải thiện.
- Có dấu hiệu mất nước: mệt mỏi, li bì, khó đánh thức, uống háo hức hoặc không uống được, nôn tất cả mọi thứ,…
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu ra máu hoặc phân đen.
- Bạn bị sốt trên 39 độ C.
Đưa bệnh nhân tiêu chảy đến gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sốt cao
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, xem xét các loại thuốc bạn đang dùng, khám lâm sàng và có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy của bạn. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, điện giải đồ và xét nghiệm chức năng thận có thể giúp chỉ ra mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.
- Xét nghiệm phân: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm phân để tìm tác nhân gây tiêu chảy của bạn có liên quan đến vi khuẩn hoặc ký sinh trùng hay không.
- Kiểm tra hơi thở hydro: Giúp xác định xem bạn có mắc chứng không dung nạp lactose hay không. Sau khi bạn uống một chất lỏng có chứa hàm lượng đường sữa cao, bác sĩ sẽ đo lượng hydro trong hơi thở của bạn và đưa ra kết luận.
- Nội soi đại tràng sigma/đại trực tràng: Sử dụng một ống mỏng, có thiết bị ghi hình đưa vào trực tràng của bạn, bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong ruột của bạn. Thiết bị này cũng được trang bị một dụng cụ cho phép bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ ruột của bạn.
- Nội soi đại tràng: Kiểm tra dạ dày và phần trên ruột non của bạn, sử dụng thiết bị giống trong nội soi đại tràng sigma và bác sĩ có thể sinh thiết mẫu ruột để xét nghiệm.
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán tình trạng tiêu chảy
Tham khảo các bệnh viện điều trị chứng tiêu chảy
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thu Cúc, Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…
>>>>>Xem thêm: Cách tính tuổi thai chính xác nhất
Khi gặp tình trạng nguy kịch bạn có thể đến bệnh viện Bạch Mai để thăm khám
Bài viết trên đây đã khái quát một số thông tin về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Mong rằng thông qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh này. Hãy chia sẻ đến gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay các bạn nhé!