Tim đập nhanh là tình trạng liên quan đến bất thường hệ thống tim mạch hoặc tác hại của một số bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Cùng tìm hiểu vấn đề tim đập nhanh có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tim đập nhanh có nguy hiểm không? 3 biến chứng và cách phòng ngừa
Contents
Tim đập nhanh là gì?
Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim lớn hơn 100 lần/phút khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
Tim đập nhanh nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm giảm lượng oxy đến các cơ quan và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.[1]
Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim lớn hơn mức nhịp quy định theo lứa tuổi
Các loại nhịp nhanh ở tim bạn có thể biết
Dựa vào nguồn phát nhịp, người ta chia tim nhịp nhanh thành hai loại lớn là nhịp nhanh thất và nhịp nhanh trên thất.
Với nhịp nhanh trên thất, bệnh có thể được phân loại thành:
- Rung tâm nhĩ: tâm nhĩ phát nhịp lộn xộn, không phải từ nút xoang như lúc bình thường và nhịp tim sẽ lớn hơn 100 lần/phút.
- Nhịp nhanh nhĩ kịch phát: xảy ra đột ngột.
- Nhịp nhanh kịch phát trên thất: ổ phát nhịp bất thường nằm ở vị trí giữa tâm thất và tâm nhĩ.
- Nhịp nhanh xoang: là nhịp phát ra lớn hơn 100 lần/phút và có nguồn phát nhịp từ nút xoang (một nút nhất định trên tâm nhĩ).
- Nhịp nhanh xoang sinh lý: là nhịp xoang xảy ra khi cơ thể bắt buộc phải tăng nhịp trong một vài trường hợp như gắng sức, căng thẳng, mang thai,…
Với nhịp nhanh thất, nguồn phát nhịp bất thường xuất hiện ở vùng tâm thất với một số loại như:
- Rung tâm thất: có nhiều ổ phát nhịp hoặc dẫn nhịp bất thường tại tâm thất.
- Nhịp nhanh thất: tâm thất phát nhịp lớn hơn 100 lần/phút.[1]
Rung tâm nhĩ là một trong những nguyên nhân gây ra tim đập nhanh
Làm sao để biết tim đập nhanh?
Để chẩn đoán tim nhịp nhanh, cần dựa vào tần số tim theo tuổi như sau (đơn vị nhịp/phút)
Trẻ sơ sinh | 120 – 160 | lớn hơn 160 |
Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi | 80 – 140 | lớn hơn 140 |
Trẻ từ 1 – 2 tuổi | 80 – 130 | lớn hơn 130 |
Trẻ từ 2 – 6 tuổi | 75 – 120 | lớn hơn 120 |
Trẻ từ 7 – 12 tuổi | 75 – 100 | lớn hơn 100 |
Người lớn từ 18 tuổi trở lên | 60 – 100 | lớn hơn 100 |
Trẻ em có nhịp tim cao hơn người lớn
Các yếu tố khiến tim đập nhanh
Một số yếu tố có thể khiến cho tim đập nhanh hơn bình thường bao gồm:
- Sốt
- Thiếu máu.
- Tim bẩm sinh.
- Cường giáp.
- Tổn thương tim: bệnh mạch vành, người đã thực hiện phẫu thuật tim,…[2]
- Hoạt động thể lực.
- Trẻ em.
- Phụ nữ trong thai kỳ.
- Sử dụng chất kích thích như cà phê, trà, cocain,…
- Người ngưng thở khi ngủ.
- Tác dụng phụ của thuốc ho, kháng sinh, hen, hỗ trợ giảm cân,…
- Người tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Mất nước, rối loạn điện giải.[3]
Người mắc bệnh cường giáp sẽ làm tim đập nhanh
Tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Tim đập nhanh là phản ứng sinh lý của cơ thể khi hoạt động thể lực hoặc xuất hiện những căng thẳng về tâm lý.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh có thể cảnh báo một số tình trạng nguy hiểm như:
- Bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện biến chứng như hẹp van tim, hở van tim,… khiến cho tim phải tăng nhịp để bù lại thể tích máu bị giữ lại tại tim mà không được đưa đến các cơ quan.
- Huyết áp thấp: huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg khiến cho tim phải tăng nhịp đập để tăng huyết áp giúp máu có thể vận chuyển trong mạch.
- Cường giáp: các hormone tuyến giáp làm tăng hoạt động các tế bào cơ tim gây ra nhịp tim nhanh.
- Rối loạn nhịp tim: nhịp tim đập không đều.
- Rối loạn điện giải: khiến cho môi trường trong và ngoài tế bào bị ảnh hưởng, dẫn tới thay đổi nhịp tim.
Nhịp tim nhanh kèm huyết áp thấp là một trong những tình trạng nguy hiểm
Các biến chứng của tim đập nhanh
Đột quỵ
Khi một bệnh lý tại tim gây tình trạng tim đập nhanh, ví dụ như rung nhĩ có thể gây xuất hiện cục máu đông ở vị trí tâm nhĩ. Các cục máu đông này sẽ theo dòng máu đến não, gây tắc mạch, ngăn cản máu cung cấp cho nhu mô não gây đột quỵ.
Tim đập nhanh có thể gây nên tình trạng đột quỵ
Ngừng tim
Khi tim đập quá nhanh trong một số trường hợp có thể dẫn tới tình trạng tim đột ngột dừng hoạt động gây nên hiện tượng tim ngừng đập.
Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, cần phải lấy lại nhịp đập cho tim ngay để máu có thể đi tới các cơ quan trong cơ thể giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu gây suy giảm chức năng các cơ quan quan trọng như não, thận, gan,…
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng toner (nước hoa hồng) hiệu quả trong quy trình dưỡng da
Tim đập nhanh quá mức gây nên tình trạng tim ngừng đập đột ngột
Suy tim
Tim đập quá nhanh trong thời gian dài khiến cho các tế bào cơ tim không có thời gian nghỉ ngơi thích hợp, gây nên cơ tim hoạt động kém hơn bình thường, khiến máu bơm đến các cơ quan suy giảm, dẫn đến tình trạng suy tim.
Tim đập nhanh trong thời gian dài có thể gây nên suy tim
Các lưu ý khi tim đập nhanh
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tim đập nhanh sẽ có những xử trí khác nhau như:
- Mất máu: bổ sung máu hoặc chất lỏng cần thiết để duy trì khối lượng tuần hoàn, đồng thời phối hợp với điều trị nguyên nhân mất máu.
- Cường giáp: điều trị và duy trì tình trạng bình giáp.
- Rối loạn nhịp tim: sử dụng các thuốc điều hòa nhịp tim.
Một số trường hợp tim đập nhanh do phản ứng sinh lý của cơ thể cần xứ trí theo cách sau:
- Hoạt động thể lực cao: vận động cường độ mạnh tăng dần, hợp lý, tùy theo tình trạng sức khỏe.
- Stress: nghỉ ngơi và giải trí phù hợp, giữ tinh thần thoải mái.
Bổ sung máu hoặc chất lỏng cần thiết để làm giảm tình trạng tim đập nhanh do mất máu
Cách phòng ngừa tim đập nhanh
Để làm giảm tình trạng tim đập nhanh, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:
- Điều trị tốt các bệnh lý nền đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Duy trì cân nặng thích hợp với BMI dao động từ 18 – 22 kg/m2.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng trong cuộc sống.
- Tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu
Khi xuất hiện tim đập nhanh cùng với những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
- Cảm giác hồi hộp diễn ra thường xuyên.
- Sốt cao.
- Mạch đập yếu hơn bình thường.
- Mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Khó thở.
- Chóng mặt.
- Ngất xỉu.
- Sụt cân.
Người bệnh xuất hiện tim đập nhanh kèm khó thở cần đến bác sĩ để được thăm khám
Các xét nghiệm, chẩn đoán
Sau khi đếm mạch và xác định chính xác tình trạng tim đập nhanh, bác sĩ có thể thăm khám các dấu hiệu liên quan cũng như đặt những câu hỏi về tiền sử bệnh đi kèm.
Khi đã định hướng sơ bộ nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Điện tâm đồ: phát hiện những bất thường hoạt động của tim.
- Siêu âm tim: đánh giá cấu trúc và hoạt động của tim.
- Đeo Holter nhịp tim: xác định nhịp tim trong 24 giờ để xác định chính xác nhịp tim nhanh, cũng như loại trừ trường hợp bệnh nhân sợ hãi khiến tim đập nhanh.
- Hormone fT3, fT4, TSH: đánh giá tình trạng cường giáp.
- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng mất máu, mất nước hoặc rối loạn điện giải.
Điện tâm đồ là phương pháp đơn giản để phát hiện những bất thường tại tim
Các bệnh viện chuyên khoa tim mạch uy tín
Khi có các dấu hiệu trên, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất hoặc các chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện uy tín để nhận được sự tư vấn và điều trị:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Tim TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Tim mạch – bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội Trung Ương 108,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về tình trạng tim đập nhanh cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Việc xây dựng một thói quen sinh hoạt khoa học và quản lý tốt các bệnh lý nền là một trong những việc làm quan trọng để giảm thiểu tình trạng này!
Tachycardia: Fast Heart Rate
https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/about-arrhythmia/tachycardia–fast-heart-rate
What is a Dangerous Heart Rate?
https://www.healthline.com/health/dangerous-heart-rate
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Coenzyme Q10 là gì? 12 tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa Coenzyme Q10