Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Rate this post

Bệnh Whitmore là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm. Bệnh thường lây truyền trực tiếp khi người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn từ nguồn đất, nước bị nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh Whitmore qua bài viết nhé!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (B.pseudomallei) gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á, khu vực phía Bắc nước Úc.

Vi khuẩn có thể xuất hiện người và động vật bị bệnh Whitmore hoặc nguồn đất, nước bị ô nhiễm. Người mắc bệnh Whitmore có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn qua vết thương trên da hoặc do nuốt, hít phải vi khuẩn.[1]

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn B.pseudomallei gây ra

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore là do sự lây nhiễm trực tiếp vi khuẩn B.pseudomallei từ môi trường đất, nước bề mặt (sông, suối..) bị nhiễm vi khuẩn. Việc lây truyền bệnh Whitmore từ người sang người hay từ động vật sang người là rất hiếm.

Hít phải bụi hoặc giọt nước nhiễm vi khuẩn

Người dân có thể sẽ hít phải bụi hoặc giọt nước nhiễm vi khuẩn trong quá trình cày, xới đất hoặc bơm, xả nước sông về ruộng…Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh.[2]

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Người dân có thể sẽ hít phải bụi nhiễm vi khuẩn trong quá trình cày, xới đất

Uống nước bị nhiễm vi khuẩn

Người dân sống ở những nơi có nguồn nước mặt như sông, suối, ruộng, đầm lầy… bị nhiễm vi khuẩn B.pseudomallei và thường xuyên sử dụng các nguồn nước này để ăn uống, sinh hoạt có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore. Do vi khuẩn này có khả năng xâm nhập qua niêm mạc đường tiêu hóa vào cơ thể người và gây bệnh.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Người dân dùng nước sông bị ô nhiễm để sinh hoạt có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore

Tiếp xúc với đất nhiễm vi khuẩn khi có vết thương hở

Vi khuẩn B.pseudomallei có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh thông qua những vết thương hở trên da của người bệnh. Vì vậy, khi người bệnh có sẵn các vết thương hở do bị đứt tay, trầy xước da… tiếp xúc với đất nhiễm vi khuẩn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh Whitmore.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Lisapharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Vi khuẩn B.pseudomallei có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở trên da

Bệnh rất hiếm khi lây nhiễm qua không khí

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có khả năng nhân lên và sinh trưởng tốt ở điều kiện tự nhiên trong đất hoặc ở vùng nước mặt bị ô nhiễm. Rất hiếm trường hợp lây bệnh từ người sang người qua hay từ động vật lây sang người đường hô hấp.

Các đối tượng nguy cơ cao nhiễm bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore hiếm khi xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi, bệnh chủ yếu gây bệnh ở những người từ 40 – 60 tuổi và mắc các bệnh nền như: bệnh tiểu đường, suy thận mạn, bệnh phổi mạn tính, bệnh ung thư, Thalassemia hoặc các bệnh lý khác làm suy giảm miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, những người có sở thích hoặc công việc thường xuyên tiếp xúc với đất hoặc nước sông, suối như làm vườn, trồng trọt… cũng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao hơn những người khác.[3]

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore

Khi nào cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Người mắc bệnh Whitmore thường có các biểu hiện như sốt, đau dạ dày, đau ngực, viêm mang tai, đau khớp và cơ, đau đầu, co giật hoặc các biểu hiện nhiễm trùng khác tại da, phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng lan tỏa.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu thuộc nhóm các đối tượng nguy cơ cao nhiễm bệnh Whitmore và có khả năng đã tiếp xúc với vi khuẩn B.pseudomallei, nhất là khi có các dấu hiệu cảnh báo cần cấp cứu như:

  • Sốt cao (từ trên 39,5 độ C).
  • Khó thở đột ngột hoặc dữ dội.
  • Đau bụng vùng phía trên rốn (dạ dày) dữ dội.
  • Đau ngực.
  • Hôn mê hoặc co giật[4].

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu như sốt cao, đột ngột đau đầu, khó thở

Một số bệnh viện uy tín

Khi có dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc khoa Truyền nhiễm của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện sau:

  • TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
  • Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Cách phòng ngừa bệnh

Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore, tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn đất, nước, bùn lầy bị ô nhiễm nặng.
  • Trang bị đầy đủ giày dép, găng tay và đồ bảo hộ khi tiếp xúc với đất, nước nhiễm bẩn, nhất là đối với những người thường xuyên phải làm việc đồng áng.
  • Khi có các vết thương hở trên da bạn cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn cần phải đảm bảo rằng vết thương được bảo vệ và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc.
  • Ở những người lớn tuổi và có bệnh lý nền thì việc quản lý và tuân thủ điều trị bệnh có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc Whitmore.

Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore

>>>>>Xem thêm: 9 cách giữ sức khỏe mùa thi cho sĩ tử trước mùa thi THPTQG

Bệnh Whitmore có thể phòng ngừa bằng cách trang bị bảo hộ khi tiếp xúc với đất, nước bẩn

Bệnh Whitmore có thể lây lan do tiếp xúc với nguồn đất, nước bị nhiễm khuẩn, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ và tránh tiếp xúc với nguồn nhiễm. Bạn hãy chia sẻ bài viết này tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *