Tinh dầu hương thảo thường được sử dụng để xông hương, massage, xoa bóp. Vậy tinh dầu hương thảo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Tinh dầu hương thảo có tác dụng gì? 15 công dụng tinh dầu hương thảo
Contents
- 1 Tinh dầu hương thảo là gì?
- 2 Tác dụng của tinh dầu hương thảo
- 2.1 Cải thiện chức năng não bộ
- 2.2 Cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer
- 2.3 Giảm co giật do động kinh
- 2.4 Tăng tuần hoàn máu
- 2.5 Tăng cường hoạt động hệ miễn dịch
- 2.6 Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
- 2.7 Giảm căng thẳng, stress
- 2.8 Giúp giảm đau, giảm viêm
- 2.9 Giảm viêm khớp
- 2.10 Kích thích mọc tóc
- 2.11 Ngăn ngừa hôi miệng
- 2.12 Làm đẹp da
- 2.13 Chống ung thư
- 2.14 Tăng cường sức khỏe gan
- 2.15 Ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục
- 3 Cách dùng tinh dầu hương thảo
- 4 Cách làm tinh dầu hương thảo tại nhà
- 5 Các tác dụng phụ có thể gặp phải
- 6 Chống chỉ định của tinh dầu hương thảo
- 7 Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu hương thảo
Tinh dầu hương thảo là gì?
Tinh dầu hương thảo là một loại tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ lá cây hương thảo. Tinh dầu này nổi tiếng với các hoạt chất sinh học mạnh mẽ, được sử dụng như một biện pháp chữa bệnh tự nhiên.
Tinh dầu được chiết xuất thông qua phương pháp chưng cất bằng hơi nước, đảm bảo giữ nguyên được các hoạt chất tự nhiên.
Mùi hương của dầu hương thảo đã được chứng minh là có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. [1]
Tinh dầu hương thảo được chiết xuất từ lá cây hương thảo
Tác dụng của tinh dầu hương thảo
Tinh dầu hương thảo có thể mang tới những tác động có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần như:
Cải thiện chức năng não bộ
Các hợp chất trong dầu hương thảo như 1,8-cineole và axit rosmarinic được biết đến với công dụng thúc đẩy khả năng tập trung và ghi nhớ của não bộ. [1]
Một nghiên cứu thực hiện trên 20 thanh thiếu niên, khi được hỏi các câu hỏi toán học trong một căn phòng nhỏ có khuếch tán tinh dầu hương thảo, tốc độ và độ chính xác của họ tăng lên tỷ lệ thuận với thời gian tinh dầu được khuếch tán.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng hương tinh dầu hương thảo và các loại tinh dầu khác có thể cải thiện chức năng não ở người lớn tuổi mắc chứng mất trí nhớ, bao gồm cả những người mắc bệnh Alzheimer. [2]
Tinh dầu hương thảo có thể thúc đẩy thúc đẩy khả năng tập trung và ghi nhớ của não bộ
Cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Các rối loạn chức năng tế bào thần kinh (khả năng ghi nhớ, nhận thức) liên quan đến vấn đề lão hóa như Alzheimer chủ yếu là do stress oxy hóa.
Tinh dầu hương thảo đã được chứng minh là chứa các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do tấn công gây hại cho các tế bào.
Nhờ đó, tinh dầu hương thảo có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer thông qua các tác động chống vi khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. [3]
Tinh dầu hương thảo ngăn ngừa bệnh Alzheimer thông qua tác động chống oxy hóa
Giảm co giật do động kinh
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng tinh dầu hương thảo có thể giúp giảm co giật do động kinh và có tác động bảo vệ thần kinh.
Các thành phần chống oxy hóa chiết xuất từ hương thảo có khả năng vô hiệu hóa các phản ứng gây hại của các gốc tự do. Điều này có thể giúp bảo vệ và ngăn ngừa sự tổn thương của các tế bào thần kinh.
Một nghiên cứu khác cho thấy, tinh dầu hương thảo có khả năng ức chế hoạt động của kênh canxi loại T (TTCC) trong tế bào thần kinh.
Sự ức chế này có thể đóng vai trò trong việc bảo vệ thần kinh và giảm khả năng co giật. [3]
Tinh dầu hương thảo giúp giảm co giật do động kinh
Tăng tuần hoàn máu
Tinh dầu hương thảo có thể giúp tăng tuần hoàn máu bằng cách mở rộng các mạch máu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu hương thảo có thể hỗ trợ điều trị hội chứng raynaud (chứng bệnh liên quan đến suy giảm tuần hoàn máu).
Bệnh raynaud gây co mạch ở ngón tay và ngón chân khi trời lạnh hoặc căng thẳng, khiến đầu chi trở nên lạnh và mất màu.
Tinh dầu hương thảo có thể giúp mở rộng các mạch máu, dòng máu lưu thông trơn tru và làm ấm các chi.[2]
Tinh dầu hương thảo có thể giúp mở rộng các mạch máu, tăng tuần hoàn
Tăng cường hoạt động hệ miễn dịch
Tinh dầu hương thảo chứa myrcene, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Nhờ đó việc hít thở tinh dầu hương thảo thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, các thành phần trong tinh dầu hương thảo còn có khả năng hạn chế quá trình viêm. Nhờ đó, hệ miễn dịch sẽ không phải hoạt động quá mức. [4]
Tinh dầu hương thảo chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
Theo các nghiên cứu trên động vật, tinh dầu hương thảo đã cho thấy khả năng kích thích tiết mật giúp phân hủy chất béo thành các phân tử nhỏ.
Nhờ đó việc tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. [2]
Ngoài ra, tinh dầu hương thảo còn có khả năng giảm các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, táo bón, co thắt tâm vị.
Để điều trị các bệnh dạ dày, bạn có thể kết hợp 1 thìa cà phê dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân với 5 giọt dầu hương thảo và nhẹ nhàng xoa bóp hỗn hợp này lên vùng bụng. Phương pháp này có thể giúp giải độc gan và tăng cường sức khỏe túi mật. [5]
Tinh dầu hương thảo có khả năng làm giảm các vấn đề liên quan đến tiêu hóa
Giảm căng thẳng, stress
Một nghiên cứu đã cho các sinh viên y khoa hít một bình tinh dầu hương thảo trước và trong khi thi, kết quả cho thấy nhịp tim của họ giảm khoảng 9%.
Việc tăng nhịp tim phản ánh sự căng thẳng và lo lắng ngắn hạn. Do đó qua thực nghiệm trên, ta có thể thấy tinh dầu hương thảo có thể làm giảm căng thẳng một cách tự nhiên trong tình huống căng thẳng.
Một nghiên cứu khác trên 22 người trẻ đã chỉ ra rằng, khi hít thở tinh dầu hương thảo trong 5 phút, nồng độ cortisol trong nước bọt của họ giảm 23% so với nhóm thứ hai hít thở bình thường.
Việc làm giảm nồng độ cortisol sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chứng mất ngủ và ổn định tâm trạng. [2]
Tinh dầu hương thảo có khả năng làm giảm nhịp tim trong tình huống căng thẳng
Giúp giảm đau, giảm viêm
Tinh dầu hương thảo chứa các hợp chất có khả năng chống viêm như axit rosmarinic và flavonoid. Chúng ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào bạch cầu đến các mô bị thương, hạn chế việc giải phóng các chất gây viêm.
Do đó, phản ứng viêm gây sưng, nóng, đỏ, đau xảy ra với mức độ nhẹ hơn. [2]
Bên cạnh đó, tinh dầu hương thảo có khả năng làm giảm đau thông qua việc ức chế sự truyền tín hiệu đau trong hệ thần kinh.
Chúng làm giảm cảm giác đau và giúp cơ thể trở nên thư giãn, thoải mái hơn. [3]
Tinh dầu hương thảo có khả năng ức chế sự truyền tín hiệu đau
Giảm viêm khớp
Trong một nghiên cứu, những người bị viêm khớp dạng thấp massage đầu gối 15 phút mỗi lần và 3 lần mỗi tuần với tinh dầu hương thảo.
Kết quả cho thấy, họ đã giảm 50% cơn đau do viêm khớp sau 2 tuần và những người không dùng dầu hương thảo chỉ giảm 12% cơn đau.
Điều này đã chứng minh rằng tinh dầu hương thảo có khả năng làm dịu các triệu chứng của viêm khớp. [2]
Tinh dầu hương thảo có khả năng làm dịu các triệu chứng của viêm khớp
Kích thích mọc tóc
Chứng rụng tóc thường gặp nhất ở nam giới (chứng hói đầu) là do rối loạn hormone nội tiết tố. Dầu hương thảo điều trị chứng rụng tóc này bằng cách ngăn chặn sản phẩm phụ của hormone testosterone tấn công nang tóc.
Trong một nghiên cứu khác, nam giới mắc bệnh rụng tóc do di truyền (androgenetic alopecia) thoa tinh dầu hương thảo pha loãng vào da đầu 2 lần mỗi ngày trong 6 tháng.
Kết quả cho thấy, độ dày tóc của họ gia tăng tương tự như những người sử dụng minoxidil (Rogaine) – một loại thuốc kích thích mọc tóc.
Ngoài ra, những người sử dụng tinh dầu hương thảo ít bị ngứa da đầu hơn so với người sử dụng minoxidil. Điều này cho thấy rằng tinh dầu hương thảo cho hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn.
Những người bị rụng tóc xoa hỗn hợp tinh dầu hương thảo lên da đầu mỗi ngày trong 7 tháng, 44% cho biết tình trạng rụng tóc của họ đã được cải thiện.
Trong khi đó, ở nhóm đối chứng sử dụng các loại tinh dầu khác, chỉ có 15% người bị rụng tóc thấy có hiệu quả. [2]
Tìm hiểu thêm: Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau
Tinh dầu hương thảo có khả năng điều trị chứng rụng tóc, đặc biệt ở nam giới
Ngăn ngừa hôi miệng
Tinh dầu hương thảo có đặc tính kháng khuẩn mạnh, do đó khi sử dụng chúng làm nước súc miệng sẽ cho hiệu quả chống hôi miệng khá rõ rệt.
Việc thêm vài giọt tinh dầu hương thảo vào nước súc miệng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tích tụ mảng bám, tránh sâu răng hoặc viêm nướu lợi. [5]
Tinh dầu hương thảo có tính kháng khuẩn mạnh, ngăn ngừa hôi miệng
Làm đẹp da
Hương thảo là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Ngoài ra, chiết xuất tinh dầu hương thảo sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn hệ bạch huyết và máu.
Những đặc tính này giúp giảm mụn, giảm viêm, tái tạo tế bào da mới và làm mờ sẹo. [6]
Tinh dầu hương thảo giúp giảm mụn viêm, tái tạo tế bào da mới, làm mờ sẹo…
Chống ung thư
Các nghiên cứu về carnosol – một thành phần trong tinh dầu hương thảo, đã cho thấy những kết quả đáng kỳ vọng trong việc chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu thực hiện trên động vật đã chứng minh tác động chống ung thư của tinh dầu hương thảo đối với ung thư ruột non, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, cổ tử cung, bàng quang, buồng trứng. [2]
Tinh dầu hương thảo có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Tăng cường sức khỏe gan
Tinh dầu hương thảo có khả năng kích hoạt cơ chế chống oxy hóa tự nhiên của gan. Nhờ đó, gan sẽ được bảo vệ khỏi các tác động có hại của gốc tự do hoặc các yếu tố gây tổn thương khác. [2]
Tinh dầu hương thảo giúp kích hoạt cơ chế chống oxy hóa tự nhiên của gan
Ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục
Tinh dầu hương thảo chứa hai hoạt chất rất quan trọng là beta-pinene và limonene. Hai thành phần được biết đến với đặc tính kháng virus, giảm sự lây nhiễm của virus herpes đến mức 100% khi thử nghiệm trong ống nghiệm.
Tuy nhiên, cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xem xét tinh dầu hương thảo sẽ có hiệu quả như thế nào khi hít vào hoặc sử dụng ngoài da trong tình huống thực tế. [4]
Với đặc tính kháng virus, tinh dầu hương thảo giúp giảm sự lây nhiễm của virus herpes
Cách dùng tinh dầu hương thảo
Tinh dầu hương thảo có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến:
- Massage: Pha trộn 1-2 giọt tinh dầu hương thảo với dầu chất mang như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân. Sau đó xoa lên da và massage nhẹ nhàng để thư giãn mạch máu và các cơ căng cứng.
- Hít thở: Thêm vài giọt tinh dầu hương thảo vào nước xông hơi hoặc sử dụng máy phun sương để khuếch tán tinh dầu và lan tỏa hương thơm tràn ngập căn phòng của bạn.
- Tắm: Thêm vài giọt tinh dầu hương thảo vào nước tắm ấm và thư giãn trong thời gian từ 15 – 20 phút.
- Dưỡng da: Thêm vài giọt tinh dầu hương thảo vào lọ kem dưỡng da sẽ làm tăng gấp đôi hiệu quả chăm sóc làn da trắng khỏe.
- Tẩy rửa: Thêm tinh dầu vào các sản phẩm tẩy rửa tự chế hoặc vào nước vệ sinh dụng cụ, nhà cửa sẽ giúp diệt khuẩn và làm sạch không khí một cách tự nhiên. [1]
Sử dụng máy phun sương sẽ giúp tinh dầu hương thảo khuếch tán tốt hơn
Cách làm tinh dầu hương thảo tại nhà
Để làm tinh dầu hương thảo tại nhà, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 1 bát lá hương thảo tươi.
- 2 bát dầu ô liu hoặc dầu hướng dương, dầu bơ, dầu dừa, dầu nho.
- 1 miếng vải sạch.
- Nồi nấu chậm.
Sau đây là các bước để thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và phơi khô lá hương thảo.
- Bước 2: Cho lá đã phơi khô vào nồi, sau đó đổ 2 bát dầu vào.
- Bước 3: Chỉnh nhiệt độ của nồi ở mức nhỏ và nấu khoảng 6 – 7 tiếng. Nếu không có nồi nấu chậm, bạn có thể thay thế bằng cách cho lá hương thảo vào lọ thủy tinh và để ở nơi có nhiều ánh sáng trong vòng 1 tuần.
- Bước 4: Sau khi dầu đã được tiết ra, bạn hãy đổ dầu qua miếng vải sạch để lọc và thu được thành phẩm cuối cùng.
Lưu ý: Trong quá trình làm tinh dầu hương thảo tại nhà, bạn cần phải đảm bảo sử dụng các nguyên liệu và thiết bị sạch để tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời, bạn cần lưu trữ tinh dầu trong một chai kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bạn cần đảm bảo nguyên liệu và thiết bị làm tinh dầu không bị nhiễm khuẩn
Các tác dụng phụ có thể gặp phải
Mặc dù tinh dầu hương thảo mang lại khá nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng vẫn có một số tác dụng phụ cần chú ý như:
- Kích ứng da: Sử dụng tinh dầu hương thảo trực tiếp lên da có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng ở một số người. Nên thực hiện kiểm tra lên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng.
- Vấn đề hô hấp: Hít thở tinh dầu hương thảo ở nồng độ cao có thể gây vấn đề về hô hấp cho một số người, đặc biệt là những người bị hen suyễn.
- Co giật: Tinh dầu hương thảo chứa chất gọi là camphor, có thể gây co giật cho người mắc bệnh động kinh hoặc có tiền sử co giật.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu hương thảo. Dầu hương thảo không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì có thể gây co tử cung.
- Trẻ em: Không nên sử dụng dầu hương thảo cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng tinh dầu hương thảo pha loãng và cần có sự giám sát của người lớn. [1]
Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi tiếp xúc với tinh dầu
Chống chỉ định của tinh dầu hương thảo
Không sử dụng tinh dầu hương thảo trong các trường hợp sau:
- Cao huyết áp: Tinh dầu hương thảo có thể làm tăng áp lực mạch máu và không nên sử dụng cho những người bị cao huyết áp.
- Động kinh: Tinh dầu hương thảo chứa camphor, một chất có thể gây kích thích hệ thống thần kinh và kích thích co giật.
- Đang mang thai: Việc sử dụng tinh dầu hương thảo trong thai kỳ có thể gây kích thích và co thắt tử cung, đặc biệt cẩn trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Mất ngủ: Tinh dầu hương thảo kích thích sự tỉnh táo, cho nên chúng có thể khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.
- Sau 6 giờ tối: Tinh dầu hương thảo có tính kích thích sự tỉnh táo, vì vậy nếu bạn dùng dầu hương thảo vào tối muộn sẽ dẫn đến mất ngủ.
- Trẻ dưới 7 tuổi: Trẻ em dưới 7 tuổi có hệ thống miễn dịch và cơ thể nhạy cảm hơn so với người lớn. Tinh dầu hương thảo có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc trẻ có thể nghịch và uống tinh dầu, rất nguy hiểm. [7]
Trẻ em dưới 7 tuổi tốt nhất không nên tiếp xúc gần với tinh dầu
Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu hương thảo
Để sử dụng tinh dầu hương thảo một cách hiệu quả và an toàn, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng như:
- Hãy pha loãng tinh dầu hương thảo với các loại dầu nền khác như dầu ô liu, dầu dừa để tránh gây kích ứng da.
- Hạn chế việc thoa lên vùng mắt, niêm mạc hay bất kỳ khu vực da nhạy cảm nào.
- Giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em hoặc vật nuôi.
- Không được uống tinh dầu và cũng không được thêm bất kỳ loại tinh dầu nào nào vào thức ăn hoặc đồ uống.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu, đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú.
>>>>>Xem thêm: Đậu phụ bao nhiêu calo? Ăn đậu phụ có béo không và những lưu ý
Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu
Nhìn chung, tinh dầu hương thảo có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe về thể chất và tinh thần cho bạn bằng cách cải thiện chức năng não bộ, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm đau và viêm, giảm căng thẳng, làm đẹp da, chống rụng tóc,… Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!