Triệu chứng của Covid-19 ở trẻ em giống ở cả người lớn và thanh thiếu niên. Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 ở trẻ em là sốt và ho. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về triệu chứng Covid-19 ở trẻ em nhé!
Bạn đang đọc: Triệu chứng Covid-19 ở trẻ em
Contents
Triệu chứng nhiễm Covid-19 phổ biến
Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi nhiễm Covid-19 như [1]:
- Viêm họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
- Sốt.
- Ho.
- Đau mắt đỏ.
- Cảm lạnh.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Tiêu chảy.
- Đau cơ.
- Mất vị giác.
Triệu chứng Covid-19 phổ biến là ho và sốt
Nhiễm Covid-19 ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào?
Mặc dù tình hình mắc Covid-19 ở trẻ em ít hơn so với người lớn và người cao tuổi, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh và lây lan cho người khác, kể cả khi trẻ không có biểu hiện triệu chứng của bệnh.
Một số dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở trẻ em:
- Sốt, ho.
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
- Mất vị giác.
- Đau họng.
- Khó thở hoặc thở gấp.
- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
- Mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Chán ăn hoặc bú kém, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi.
Trẻ em nhiễm Covid-19 có dấu hiệu ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi
Các biện pháp bố mẹ và gia đình có thể thực hiện giúp trẻ phòng ngừa Covid-19
Giữ bàn tay trẻ sạch sẽ
Một số phương pháp giúp giữ bàn tay luôn sạch sẽ:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trong ít nhất 20 giây để loại bỏ hết những yếu tố gây bệnh ở trên bàn tay.
- Khi ho hoặc hắt hơi thì bạn nên che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy đúng nơi quy định và rửa tay sạch sẽ.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Rửa tay ngay sau khi trở về nhà, đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ăn.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trong ít nhất 20 giây
Thực hành giãn cách xã hội
Các thành viên trong gia đình luôn đảm bảo khoảng cách tiếp xúc với người lạ ít nhất là 2 mét để phòng ngừa Covid-19 lây lan, vì người không có triệu chứng cũng có thể lây lan virus.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ em thì người lớn cũng nên hạn chế chạm vào đồ dùng cá nhân, đồ chơi, thức ăn, nước uống,… của trẻ. Bên cạnh đó, cần tránh đến những nơi đông người như: rạp xem phim, chợ, siêu thị, nhà hát,…
Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc với người lạ ít nhất là 2 mét
Khuyến khích trẻ giữ liên lạc qua các cuộc điện thoại
Khuyến khích trẻ giữ liên lạc qua các cuộc điện thoại là một ý tưởng tốt trong thời điểm hiện nay vì dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát và yêu cầu ta phải giữ khoảng cách xã hội.
Việc trẻ giữ liên lạc qua điện thoại cũng giúp giảm thiểu sự cô đơn, tạo ra sự gắn kết với mọi người để trẻ có tinh thần tốt trong mùa dịch.
Giữ liên lạc qua điện thoại cũng giúp giảm thiểu sự cô đơn, tạo ra sự gắn kết với mọi người
Giữ vệ sinh, khử trùng nhà cửa
Bạn có thể giữ vệ sinh, khử trùng nhà cửa bằng các cách sau:
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử trùng đồng thời làm sạch bề mặt của các đồ vật sử dụng chung: bàn ghế, công tắc, điều khiển, bồn cầu, tủ đựng đồ, cửa sổ,…
- Lau sạch những khu vực dễ bị bẩn do trẻ thường chạm vào: khung giường, bàn học, tủ đồ chơi, bình sữa,…
- Làm sạch đồ chơi mà trẻ hay cho vào miệng bằng xà phòng và sau đó lau khô.
Tìm hiểu thêm: Ngày Quốc tế Người Khuyết tật 3/12: nguồn gốc, ý nghĩa
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng dung dịch khử trùng
Đeo khẩu trang
Khi bạn thở, nói hoặc hắt hơi thì việc đeo khẩu trang giúp bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh trong đại dịch Covid-19.
- Đối với người lớn thì nên đeo khẩu trang thường xuyên đặc biệt ở nơi công cộng, nơi làm việc.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên thì có thể mang khẩu trang dành cho bé hoặc sử dụng loại vải khi tiếp xúc với người khác.
- Không mang khẩu trang cho: trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có vấn đề về hô hấp,…
Đeo khẩu trang giúp bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh
Tiêm chủng vắc xin đầy đủ
Việc tiêm chủng đầy đủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và cả cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng trong mùa dịch, phòng ngừa bệnh giúp giảm thiểu sự lây lan của Covid-19.
Bố mẹ nên theo dõi việc thăm khám và tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Việc tiêm chủng đầy đủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Làm tấm gương phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ
Chúng ta cần đảm bảo rằng trẻ em thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh và giãn cách xã hội như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang (đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên), giữ khoảng cách với người khác và không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn và là tấm gương tốt để giúp đỡ trẻ em hiểu và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Bố mẹ nên là tấm gương tốt để giúp đỡ trẻ em hiểu và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm
Khi nào cần gặp Bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp Bác sĩ
Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu có các triệu chứng sau:
- Sốt kéo dài trên 38.5°C hoặc ớn lạnh.
- Ho.
- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi.
- Nôn mửa, tiêu chảy.
- Thở nhanh.
- Mắt đỏ.
- Đỏ hoặc sưng môi và lưỡi.
- Da, môi, móng tay có màu nhợt nhạt.
- Viêm kết mạc.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất hoặc các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về triệu chứng Covid-19 ở trẻ em. Bố mẹ hãy cùng con thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình. Nếu cảm thấy hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu!
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Nên đeo bao cao su lúc nào? Hướng dẫn cách đeo bao cao su an toàn