Người bị suy giãn tĩnh mạch thường gặp tình trạng đau nhức dai dẳng và tăng lên về đêm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Hãy cùng tìm hiểu tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch để có được một giấc ngủ ngon hơn và giảm cảm giác khó chịu. Xem ngay nhé!
Bạn đang đọc: Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch bạn không nên bỏ qua
Tĩnh mạch bị suy giãn nổi rõ trên da
Contents
Tránh nằm sấp hoặc ngửa
Thay đổi tư thế khi ngủ là một cách để người bệnh cảm thẩy dễ chịu hơn. Việc thay đổi tư thế khi ngủ sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, không gây chèn ép phần tĩnh mạch nào quá lâu. Ngoài ra việc ngủ nhiều tư thế cũng giúp tạo trợ lực cho tĩnh mạch hỗ trợ đưa máu về tim tốt hơn.
Chuột rút cũng là một vấn đề thường gặp khi người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch. Việc ngủ không quá lâu ở tư thế nằm sấp hoặc ngữa sẽ giảm thiểu nguy cơ gây chuột rút, và từ đó đảm bảo cho bạn một giấc ngủ ngon.
Tránh tư thế nằm sấp
Ngủ nghiêng bên trái
Nằm nghiêng bên trái được coi là một trong các tư thế ngủ tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch.
Khi bạn nằm nghiêng, áp lực cơ thể được phân bố đều hơn giữa thân người và chi dưới của bạn, tránh chèn ép lên tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ bụng giúp máu đưa về tim hiệu quả hơn và hỗ trợ lưu thông dòng máu đi khắp cơ thể tốt hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế ngủ nghiêng bên trái đặc biệt hữu ích với bà bầu, nhóm đối tượng thường mắc chứng giãn tĩnh mạch, nhờ giảm áp lực của tử cung lên hệ mạch ở vùng khung chậu.[1]
Nên nằm nghiêng bên trái
Nâng cao chân khi ngủ
Vào ban ngày, bạn phải vận động, đi lại thường xuyên nên thường không cảm nhận rõ cảm giác đau nhức ở chân. Ngoài ra, sau một ngày dài làm việc, đi, đứng, máu tích tụ tăng dần ở 2 chi dưới. Bởi vậy biểu hiện sưng, phù 2 chân thường quan sát rõ vào chiều tối.
Đến khi đi ngủ, các khối cơ ở chi dưới được nghỉ ngơi, lúc này bạn mới nhận thức rõ về cảm giác tê buồn, căng tức ở chân.
Để giảm cảm giác khó chịu này khi ngủ, bạn có thể sử dụng chăn, nệm hoặc gối kê 2 chân lên cao hơn so với mặt giường. Tư thế này khiến cho chân ở vị trí cao hơn so với tim của bạn (tốt nhất là cao hơn 5cm) , hỗ trợ đẩy máu tĩnh mạch trở về tim tốt hơn khi ngủ.
Không chỉ khi ngủ mà khi ngồi bạn cũng có thể nâng cao chân lên để giúp máu từ tĩnh mạch trở về tim dễ dàng hơn, và tránh vắt chéo chân vì sẽ gây cản trở tĩnh mạch.
Nâng cao chân khi ngủ
Mẹo giúp ngủ ngon khi bị suy giãn tĩnh mạch
Mang vớ nén
Mang vớ nén vào ban ngày, đặc biệt với những người thường xuyên phải đứng lâu, giúp tạo một áp lực xung quanh bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân của bạn.
Áp lực này có tác dụng hỗ trợ hệ thống van tĩnh mạch bị suy có thể đẩy máu về tim, từ đó cải thiện tình trạng ứ trệ máu ở tĩnh mạch và giảm cảm giác khó chịu do suy giãn tĩnh mạch vào ban đêm.
Bạn nên đến khám và nghe tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn mức độ nén phù hợp cho bản thân.
Tìm hiểu thêm: Người giãn tĩnh mạch thừng tinh nên ăn gì để cải thiện
Mang vớ nén giúp giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ trước khi đi ngủ
Những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu trong hàng giờ có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do hạn chế vận động khiến dòng máu bị ứ trệ tại hệ tĩnh mạch chi dưới.
Đi bộ ngắn khoảng 20 đến 30 phút trước khi ngủ giúp hoạt động các khối cơ ở chân và tăng thúc đẩy trao đổi máu ở hệ mạch.
Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi ngủ là một cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, đồng thời cũng là một mẹo hữu ích làm giảm tình trạng khó chịu khi ngủ do bệnh lý này gây nên. Ngoài ra việc đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Đi bộ trước khi ngủ
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Nhiệt có tác dụng làm giãn mạch, giãn cơ và giúp tăng lưu thông dòng máu. Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp các khối cơ được thư giãn, hệ thống mạch máu dưới da giãn nở, tăng lưu thông tuần hoàn và giảm tình trạng ứ trệ dòng máu ở tĩnh mạch chi dưới.
Tắm nước ấm có thể giảm đau và thư giãn các khối cơ trước khi ngủ, tuy nhiên bạn cần lưu ý việc tắm nước nóng hơn hoặc tắm nước ấm quá lâu sẽ làm mở rộng và làm to các tĩnh mạch.
Điều này khiến máu trở về tim khó hơn, khiến các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân nghiêm trọng hơn. Bạn nên tắm nhanh bằng nước ấm, sau đó sử dụng chườm lạnh cho các vùng bị sưng phù.
Tắm nước ấm trước khi ngủ
Uống sữa trước khi đi ngủ
Uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ vừa giúp thư giãn cơ thể đồng thời cải thiện sự co cơ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Canxi trong sữa giúp các sợi cơ trượt lên nhau được trơn tru. Đồng thời, một ly sữa ấm cũng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Uống sữa trước khi ngủ
Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Uống nhiều nước trong ngày mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu uống nhiều nước trước khi đi ngủ lại có thể gây tác dụng ngược lại.
Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến tim của chúng ta đang chuẩn bị được thư giãn lại phải tiếp nhận một thể tích tuần hoàn. Việc tăng thể tích tuần hoàn này có thể sẽ khiến tăng tình trạng ứ máu và đồng thời có thể khiến bạn cần phải tiểu đêm dễ gây mất ngủ.
Vậy nên, hãy tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon bạn nhé!
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng sốt xuất huyết và cách điều trị hiệu quả
Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Trên đây là một vài lưu ý về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch. Hãy vận dụng và chia sẻ các thông tin hữu ích trên đến người thân, bạn bè và mọi người xung quanh bạn nhé!
Nguồn: Healthline