Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Rate this post

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể chúng ta. Vậy thì tuyến giáp nằm ở đâu trong cơ thể? Cũng như các bệnh liên quan đến tuyến giáp thường gặp nhất là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng giải đáp những câu hỏi trên.

Bạn đang đọc: Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Cường giáp

Là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể bị điều hòa bởi hormone trở nên hoạt động liên tục, mất kiểm soát. Các triệu chứng bệnh cường giáp là:

  • Bồn chồn, lo lắng.
  • Nhịp tim nhanh, cáu gắt.
  • Tăng tiết mồ hôi, sự lo ngại, khó ngủ.
  • Da mỏng, tóc và móng tay giòn.
  • Yếu cơ, giảm cân, tăng khẩu vị, đi tiểu thường xuyên, mắt lồi (trong bệnh Graves).

Nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp là do bệnh Graves (hay còn gọi là Basedow).

Ngoài nguyên nhân bệnh Graves, cường giáp cũng có thể do:

  • Viêm tuyến giáp.
  • Nạp quá nhiều i-ốt.
  • Dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp.
  • Các nốt tuyến giáp hoạt động quá mức.

Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Suy giáp

Ngược lại với cường giáp, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp của bạn kém hoạt động và không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này có thể khiến một số chức năng của cơ thể bạn bị chậm lại.

Suy giáp thường do viêm tuyến giáp Hashimoto, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc tổn thương do điều trị bằng bức xạ.

Suy giáp cũng có thể được gây ra bởi: Viêm tuyến giáp, suy giáp bẩm sinh thiết hụt chất iot, rối loạn tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, sử dụng thuốc, bao gồm thuốc tim, thuốc điều trị ung thư và thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực.

Triệu chứng bệnh:

  • Cơ thể mệt mỏi, da và tóc khô, tăng nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
  • Vấn đề về trí nhớ, táo bón, phiền muộn, tăng cân.
  • Yếu hoặc đau cơ và khớp.
  • Nhịp tim chậm, kinh nguyệt nhiều và không đều, vấn đề sinh sản, hôn mê.

Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Suy giáp khiến cơ thể mệt mỏi

Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng viêm mạn tính tự miễn của tuyến giáp. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng suy giáp ở Hoa Kỳ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên.

Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và từ từ phá hủy tuyến giáp cũng như khả năng sản xuất hormone. Một số người bị nhẹ có thể không có triệu chứng và các triệu chứng không cụ thể:

  • Cơ thể mệt mỏi, phiền muộn.
  • Táo bón, tăng cân nhẹ.
  • Da khô, tóc khô, mỏng.
  • Tái nhợt, khuôn mặt sưng húp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều và không đều nếu bạn hành kinh.
  • Không chịu được lạnh.
  • Tuyến giáp mở rộng, hoặc bướu cổ.

Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Bướu cổ

Bướu cổ là sự phát triển phình to hơn bình thường của tuyến giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới là do thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống. Không phải tất cả các trường hợp bướu cổ đều do thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống. Bướu giáp cũng có thể do:

  • Bệnh Graves.
  • Suy giáp bẩm sinh.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Khối u tuyến yên.

Bệnh bướu cổ xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi, đối tượng có khả năng cao bị rối loạn tuyến giáp. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: tiền sử bệnh của gia đình, việc sử dụng thuốc nhất định, mang thai và tiếp xúc với bức xạ.

Bướu cổ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng nếu bệnh phát triển đủ lớn, tùy thuộc vào kích thước. Các triệu chứng bao gồm: sưng hoặc căng ở cổ, khó thở hoặc nuốt, ho hoặc thở khò khè, giọng khàn.

Tìm hiểu thêm: Giảo cổ lam có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Một bệnh nhân bị tình trạng bướu cổ

Bướu nhân tuyến giáp

Là những khối u hình thành trên hoặc trong tuyến giáp. Nguyên nhân có thể bao gồm thiếu iốt và viêm tuyến giáp Hashimoto. Các khối u có thể rắn hoặc chứa đầy dịch. Hầu hết các u đều lành tính, nhưng chúng cũng có thể là ung thư trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp.
Các nhân giáp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu chúng phát triển đủ lớn, chúng có thể gây sưng cổ và dẫn đến khó thở và nuốt, đau và bướu cổ. Các triệu chứng: Nhịp tim cao, lo lắng, tăng khẩu vị, giảm cân, da sần sùi.

Trong trường hợp các nốt không sản xuất quá mức hormone tuyến giáp hoặc có biểu hiện cửa chứng suy giáp, triệu chứng của bệnh bướu nhân tuyến giáp có thể bao gồm: Mệt mỏi, tăng cân, rụng tóc, da khô, tăng nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

Nếu các nốt tuyến giáp không sản xuất quá mức hormone tuyến giáp và không liên quan đến bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto sẽ không gây ra các triệu chứng này.

Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

Bứu nhân tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường, chúng phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Có nhiều loại khác nhau: Ung thư tuyến giáp dạng nhú, dạng tủy, dạng không biệt hóa.Trong đó dạng tủy và không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn.

Ung thư tuyến giáp phổ biến ở ung thư nội tiết ở trẻ em, nhưng vẫn còn rất hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở thanh thiếu niên, với tỷ lệ khoảng 15 người trên triệu người ở độ tuổi từ 15 đến 19.

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp có thể bao gồm:

  • Một khối u ở cổ.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Cảm giác thắt chặt ở cổ của họ.
  • Khó thở hoặc nuốt khó.
  • Giọng khàn.
  • Cường giáp.

Xét nghiệm chẩn đoán:

  • Siêu âm (phương pháp chẩn đoán hình ảnh hay được sử dụng nhất): Bác sĩ có thể đánh giá mức độ ác tính qua hình ảnh siêu âm.
  • Chọc hút tế bào kim nhỏ: phương pháp này bác sĩ dùng một kim nhỏ chọc vào khối u lấy ra một ít bệnh phẩm, sau đó quan sát qua kính hiển vi để chẩn đoán. Đây là phương pháp có giá trị để chẩn đoán khối u lành hay ác tính.

Tuyến giáp là gì? 6 bệnh tuyến giáp thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Vitamin B9: Liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể chúng ta vô cùng lớn. Chỉ một bất thường nhỏ cũng sẽ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Vì vậy chúng ta cần biết thông tin về tuyến giáp cũng như các bệnh lý thường gặp để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hãy tìm hiểu ngay bạn nhé!

Nguồn: Healthline, Clevelandclinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *