Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Rate this post

Ung thư dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao trong tổng số ca mắc ung thư. Cùng tìm hiểu bệnh nhân ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày đứng thứ 4 trong số 5 bệnh ung thư phổ biến nhất

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của bệnh tế bào ung thư chỉ giới hạn ở tại lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày mà chưa có sự xâm lấn sang các tạng xung quanh và chưa có tình trạng di căn hạch.

Thường ở giai đoạn này, người bệnh chưa có biểu hiện triệu chứng đặc hiệu của bệnh. Thường các bệnh nhân ở giai đoạn này biểu hiện các triệu chứng không rõ ràng giống với một tình trạng viêm dạ dày thông thường như đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn,… và có thể biểu hiện gầy sút không rõ nguyên nhân.

Theo số liệu thống kê các ca mắc ung thư được chẩn đoán trong vòng 5 năm từ 2013 – 2017 tại Vương quốc Anh được báo cáo trên tạp chí Cancer Research UK, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư giai đoạn 1 là khoảng 65%.[1]

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Các giai đoạn của bệnh ung thư dạ dày theo mức độ xâm lấn tế bào ung thư

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh được xác định khi bắt đầu có sự xâm lấn của tế bào ung thư dạ dày nhưng chưa xâm lấn các tạng xung quanh hoặc lan đến các hạch vùng xung quanh dạ dày.

Lúc này, người bệnh thường biểu hiện các triệu chứng rõ ràng hơn.

  • Đau vùng thượng vị thường xuyên, kéo dài, tăng lên khi ăn.
  • Đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu, người bệnh có thể thấy sợ ăn, không còn cảm giác đói.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Mệt mỏi, da xanh xao do thiếu máu do thiếu sắt.
  • Gầy sút cân nhanh.

Theo số liệu thống kê trong 5 năm (2013 – 2017) tại Vương quốc Anh, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư giai đoạn 2 có khoảng 35%. [1]

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 gây đau bụng vùng thượng vị thường xuyên

Giai đoạn 3

Người bệnh được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 3 khi các tế bào ung thư đã lan qua khỏi lớp áo ngoài của thành dạ dày và lan rộng đến các tạng, cấu trúc xung quanh (thực quản, tá tràng, gan, tuỵ, thành bụng…) hoặc di căn đến các hạch vùng xung quanh dạ dày. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa phát hiện tế bào ung thư di căn xa đến các cơ quan khác của cơ thể.

Các triệu chứng trên lâm sàng rõ ràng và nặng nề hơn so với giai đoạn trước đó. Thể trạng người bệnh suy kiệt, tính chất đau bụng thất thường. Sờ bụng có thể thấy khối u hoặc mảng gồ cứng vùng dạ dày.

giai đoạn 3, tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán của người bệnh khoảng 25%. [1]

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Các triệu chứng của giai đoạn 3 trở nên nặng nề hơn

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối của bệnh là khi các tế bào ung thư dạ dày di căn đến các cơ quan khác của cơ thể. Tỷ lệ tử vong rất cao và gần như không có ghi nhận về khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 4 kể từ thời điểm chẩn đoán.

Theo số liệu do Văn phòng Thống kê Quốc Gia của Anh (ONS) cung cấp chỉ có khoảng 20% bệnh nhân chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 4 sống sót sau 1 năm từ khi được chẩn đoán. [1]

Tìm hiểu thêm: Màng trinh: vị trí, hình thành cấu tạo, và những điều bạn nên biết

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 có tỷ lệ tử vong rất cao

Những yếu tố tác động đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày

Sau khi chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân và tiên lượng thời gian sống sót của người bệnh. Một số yếu tố chính được dùng để đánh giá bao gồm:

  • Phân loại ung thư dạ dày theo mô bệnh học: Ung thư tế bào biểu mô tuyến, chiếm khoảng 95% ung thư dạ dày.
  • Theo phân độ mô bệnh học: dựa theo mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư được quan sát dưới kính hiển vi.
  • Theo giai đoạn bệnh: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm dần theo giai đoạn, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Tùy theo giai đoạn, bác sĩ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như phẫu thuật, hoá trị, xạ trí, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch.
  • Di truyền học: Một số bệnh nhân được xác định có mang gen liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện tỷ lệ sống sót sau 5 năm.
  • Tuổi: Tuổi của người bệnh tại thời điểm được chẩn đoán có tác động lớn đến thời gian sống sót của người bệnh. Tuổi của người bệnh giúp lựa chọn biện pháp điều trị và tiên lượng khả năng đáp ứng với điều trị.
  • Thể trạng của người bệnh (PS): Trạng thái hiệu suất là thang điểm về khả năng thực hiện công việc hàng ngày mà không cần hỗ trợ. PS có giá trị từ 0 đến 100, điểm số cao hơn tiên lượng kết quả tốt hơn.
  • Đáp ứng của cơ thể bạn đối với điều trị: Người bệnh được làm các xét nghiệm định kỳ để đánh giá mức độ đáp ứng điều trị và khả năng dung nạp với điều trị để lựa chọn trong việc giảm nhẹ, điều trị duy trì hay loại bỏ ung thư.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Có nhiều yếu tố tác động đến thời gian sống của người bị ung thư dạ dày

Lối sống kéo dài thời gian sống đối với bệnh ung thư dạ dày

Thay đổi lối sống tích cực giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể và giảm nhẹ tác dụng phụ của điều trị ung thư, từ đó kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày. Một số thay đổi trong lối sống như:

  • Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc có tác động xấu đến sức khỏe, làm chậm lành các tổn thương mô và có nguy cơ gây bệnh ung thư ở cơ quan khác (phổi, vòm họng).
  • Hỗ trợ dinh dưỡng: Người bệnh ung thư dạ dày thường xuyên ăn kém do bệnh dạ dày và tác dụng phụ của điều trị. Do đó, một chế độ ăn dinh dưỡng cao vô cùng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và cung cấp nguyên liệu cho quá trình hồi phục bệnh.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Người bệnh dùng hóa chất trong điều trị ung thư gây suy giảm miễn dịch thứ phát, có nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên và tái phát. Hạn chế nhiễm trùng bằng cách đảm bảo vệ sinh thân thể, vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh và tránh tiếp xúc với những người đang biểu hiện bệnh (sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi,…)
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Thể dục nhẹ nhàng và đều đặn hằng ngày vừa giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch, tạo độ dẻo dai cho cơ thể, vừa giúp người bệnh thư giãn trong quá trình điều trị.
  • Kiểm soát mệt mỏi: Người bệnh thường biểu hiện tình trạng mệt mỏi, do bệnh gây nên hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Nên theo dõi sức khỏe người bệnh thường xuyên, cẩn thận, hạn chế những công việc gia tăng tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Bản thân bệnh nhân luôn cảm giác trầm trọng khi nhận kết quả chẩn đoán bệnh. Họ luôn cần sự hỗ trợ, động viên và chăm sóc đến từ người nhà, những người xung quanh và các bác sĩ điều trị.
  • Thư giãn, thoải mái: Trong một số trường hợp có yếu tố tiên lượng nặng, người bệnh gần như không còn khả năng đáp ứng điều trị thì lựa chọn điều trị giảm nhẹ, về điều trị tại nhà, thư giãn và chăm sóc tại nhà vào khoảng thời gian cuối đời lại khiến họ cảm thấy tốt hơn.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Tập thể dục giúp hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

  • Đau bụng vùng thượng vị thất thường: đau kéo dài, đau tăng lên cả về tần số và cường độ đau, đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Nôn, buồn nôn kèm theo chán ăn, đầy hơi, khó tiêu.
  • Gầy sút đột ngột không liên quan đến nhu cầu giảm cân.
  • Da xanh xao, mệt mỏi kèm theo đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên, kéo dài.
  • Sờ thấy khối u bất thường ở bụng.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu trên

Các phương tiện chẩn đoán

  • Nội soi sinh thiết dạ dày làm mô bệnh học: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán loại tế bào ung thư. Nội soi giúp quan sát trực tiếp khối u, đánh giá số lượng, kích thước khối u, đánh giá mô xung quanh và loại trừ bệnh lý khác kèm theo như trào ngược dạ dày – thực quản,…
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) ổ bụng: Xét nghiệm có giá trị chẩn đoán giai đoạn bệnh bằng cách xác định mức độ xâm lấn của khối u trong ổ bụng, đánh giá hạch ổ bụng và tìm kiếm dấu hiệu bất thường tại các cơ quan nghi ngờ có tế bào ung thư di căn như gan, thận, phổi,…
  • Siêu âm ổ bụng: biện pháp đơn giản, rẻ tiền có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở y tế nào khi sờ thấy khối bất thường ở bụng. Siêu âm thường ít có giá trị trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Tuy nhiên, siêu âm cho phép đánh giá sơ bộ tình trạng hạch trong ổ bụng, quan sát các tạng khác khi nghi ngờ di căn.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn H.pylori là một trong các yếu tố nguy cơ gây viêm dạ dày. Các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn như test thở, test nhanh urease, làm mô bệnh học tìm vi khuẩn,…
  • Xét nghiệm máu: một số xét nghiệm định lượng định lượng một số chất chỉ thị u như CA72-4, CA19-9, CEA. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp đánh giá biến chứng thiếu máu thiếu sắt kèm theo,…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Các loại thực phẩm giàu canxi phù hợp cho người ăn chay

Nội soi dạ dày có sinh thiết – tiêu chuẩn vàng chẩn đoán ung thư dạ dày

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng ung thư dạ dày hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Ung bướu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại Tp.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện 115, bệnh viện Đại học Y,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Thời gian sống sau 5 năm của mỗi bệnh nhân ung thư dạ dày khác nhau tùy theo từng người, phụ thuộc vào các thông tin đã trình bày ở trên. Hãy chia sẻ những thông tin trên đến bạn bè và mọi người xung quanh bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *