Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những căn bệnh thường gặp ở nam giới. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản mà còn có tỷ lệ tử vong cao. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu người bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Contents
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn một, lúc này các tế bào ung thư bắt đầu hình thành và khu trú tại tuyến tiền liệt. Giai đoạn này kích thước của tiền liệt tuyến không phát triển to hơn so với kích thước ban đầu. Dù người bệnh có được các bác sĩ thăm khám trực tràng thì không phát hiện được.
Ung thư tuyến tiền liệt gần như chỉ được phát hiện ra khi thấy PSA tăng và được chỉ định làm sinh thiết tuyến tiền liệt để phát hiện các tế bào ung thư.
Ở giai đoạn này, khi bệnh nhân phát hiện cũng như được điều trị sớm thì 100% tỷ lệ nam giới mắc bệnh có thể trị khỏi và sống hơn 5 năm hoặc thậm chí từ 10 đến 15 năm. Vì trong thời gian đầu các tế bào ung thư phát triển chậm và chưa di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 2
Khi người bệnh phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn 2, thì các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển nhưng vẫn chưa thể phá vỡ vỏ bọc của tuyến tiền liệt. Kích thước tuyến tiền liệt sẽ phình lớn.
Trong giai đoạn này các bác sĩ có thể phát hiện bệnh bằng phương pháp thăm khám trực tràng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm PSA.
Lúc này, tỷ lệ sống của người bệnh trong 10 năm tới là khoảng 98% và 15 năm tiếp theo là 96%.
Giai đoạn 3
Khi tình trạng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu bước vào giai đoạn 3, các tế bào ung thư đã phá vỡ xuyên qua vỏ bọc của tuyến tiền liệt, di căn sang các cơ quan lân cận bên cạnh như ống dẫn tinh dịch (túi tinh), trực tràng, cơ thắt niệu đạo,…
Ở giai đoạn 3 này, thời gian sống của bệnh nhân sẽ giảm nhiều, đa số các trường hợp nam giới có thể sống thêm 5 năm nếu tuân thủ điều trị tích cực của bác sĩ. Nhưng cũng có một vài trường hợp chỉ sống từ 1 đến 5 năm kể từ khi phát hiện tình trạng bệnh.
Giai đoạn 4
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là khi các tế bào ung thư đã phát triển mạnh, di căn sang các cơ quan lân cận khác như bàng quang. Ung thư lan sang đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các bộ phận khác trong cơ thể bên ngoài khung chậu như phổi, gan hoặc xương,…
Tỷ lệ sống sót của người giai đoạn cuối khá mong manh, còn tùy thuộc vào mức độ di căn của khối u ác tính. Khoảng 1/3 trường hợp người bệnh giai đoạn cuối có thể sống được khoảng 5 năm sau chẩn đoán.
Khả năng chữa khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối này là rất thấp, hầu như họ chỉ có thể sống khoảng vài tháng hoặc nếu kéo dài được thì khoảng từ 1 đến 2 năm là tối đa.
Tìm hiểu thêm: 4 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng mà bạn nên biết
Những yếu tố tác động đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến
Hiện nay rất nhiều trường hợp bệnh nhân thường thắc mắc thời gian sống của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là bao lâu? Những yếu tố nào sẽ tác động trực tiếp đến thời gian sống của người bệnh?
- Thời điểm bệnh nhân phát hiện bệnh: tình trạng ung thư tuyến tiền liệt càng được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa trị thành công và thời gian sống của người bệnh sẽ được tăng lên.
- Tốc độ phát triển và di căn của các tế bào ung thư: thường ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư thường phát triển rất chậm nên tỷ lệ thời gian sống của người bệnh được điều trị rất cao.
- Tuổi tác và sức khỏe của người bệnh: đối với những trường hợp bệnh nhân càng lớn tuổi thì sức khỏe càng yếu kèm theo đó là những bệnh lý liên quan đến tuổi tác như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… Những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình điều trị các tế bào ung thư khi phải can thiệp tới phẫu thuật, xạ trị,…
- Phản ứng của của cơ thể đối với các phương pháp điều trị: mức độ thành công của việc điều trị còn phụ thuộc vào tình hình phản ứng, tốc độ hồi phục của cơ thể. [1]
Phương pháp kéo dài thời gian sống đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt
- Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
- Duy trì một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh.
- Luôn giữ tinh thần của người bệnh tích cực, lạc quan.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên.
- Luôn kiểm soát cân nặng của bạn ổn định.
- Hạn chế uống các chất có cồn, rượu bia.
- Thường xuyên theo dõi thăm khám kiểm tra bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt mà bạn và người bệnh có thể chú ý theo dõi để phát hiện và được sự thăm khám của bác sĩ sớm nhất:
- Gặp vấn đề rắc rối khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt. Dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn.
- Đi tiểu ra máu.
- Số lần đi tiểu trong ngày nhiều, đặc biệt là tiểu đêm.
- Các cơn đau bất thường ở sau lưng, phần hông và xương chậu.
- Đau khi xuất tinh mỗi khi quan hệ tình dục hoặc thủ dâm.
- Sau khi xuất tinh phát hiện trong tinh dịch có máu.
- Gặp vấn đề khi kiểm soát độ cương cứng của dương vật khi giao hợp.
- Cảm thấy đau ở dương vật, tinh hoàn.
Chẩn đoán
Khi nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu bệnh ung thư tuyến tiền liệt, lúc này các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm các xét nghiệm chẩn đoán như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner).
- Sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Siêu âm.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng PSA.
>>>>>Xem thêm: Nước rửa tay khô hay xà phòng, loại nào dùng tốt hơn?
Các bệnh viện uy tín
Nếu có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được thăm khám và điều trị:
- TP.Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện Ung Bướu,…
- Hà Nội: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện K,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những kiến về bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà bạn cần, thời gian sống của người bệnh là bao lâu. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Ncbi, Webmd.