Người mắc ung thư vú bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu người bị ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ung thư vú nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lời khuyên dành cho người bệnh
Ung thư vú có thể gặp ở cả nam và nữ, gây triệu chứng tùy theo từng giai đoạn bệnh
Contents
- 1 Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư
- 2 Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú đang điều trị
- 3 Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú sau điều trị, ngừa tái phát
- 4 Ung thư vú kiêng ăn gì?
- 5 Lời khuyên chế độ dinh dưỡng cho người mắc ung thư vú
- 6 Câu hỏi liên quan về chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư vú
Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bệnh nhân ung thư vú nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để tăng cường hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú tối đa.
Chế độ ăn uống lành mạnh có vai trò quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt với bệnh nhân ung thư vú phải tiếp nhận nhiều biện pháp điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật.
Người bệnh ung thư thường có sự thay đổi về vị giác, thường mất cảm giác ngon miệng, gây chán ăn. Điều này càng khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. [1]
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe bệnh nhân ung thư vú
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú đang điều trị
Các biện pháp điều trị ung thư vú có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng phải trải qua khoảng thời gian đầy căng thẳng và lo âu gây ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn cho người bệnh đang điều trị bao gồm:
- Ăn nhiều rau quả trong ngày: Rau xanh và hoa quả tươi giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cùng lượng chất xơ dồi dào. Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của người bệnh.
- Bữa ăn đảm bảo có tinh bột từ khoai tây, bánh mì, cơm hoặc các chất đường bột khác: Người bệnh ung thư vú nên lựa chọn ngũ cốc toàn phần. Đường bột vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động.
- Sữa hoặc sản phẩm thay thế sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vú. Người bệnh cần chú ý lựa chọn các loại ít chất béo, ít đường.
- Sử dụng đa dạng các loại đạm: Chế độ bổ sung protein đa dạng từ các loại đậu, hạt, cá, trứng, thịt và protein từ các nguồn khác. Người bệnh nên ăn ít nhất 2 bữa cá một tuần, nên chọn các loại cá giàu chất béo tốt như omega-3. [1]
Người bệnh ung thư vú đang điều trị cần ăn nhiều rau xanh
Bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật rất quan trọng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động vừa để hỗ trợ làm lành vết mổ. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật cần được cung cấp chế độ ăn dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn khoảng 1 – 2 ngày để hạn chế làm tăng áp lực ổ bụng gây tác động lên vết mổ vùng ngực.
Khi bắt đầu ăn lại, người bệnh thường còn mệt mỏi và đau nhiều nên khuyến cáo lựa chọn các thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu như sữa, cháo, súp. Chú ý chia nhỏ bữa ăn trong ngày để người bệnh ăn được nhiều hơn, giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn sau ăn.
Chế độ dinh dưỡng giàu đạm giúp cung cấp nguyên liệu sữa chữa tế bào và nhanh lành vết mổ.
Lựa chọn những món ăn thơm ngon, dinh dưỡng để kích thích vị giác của người bệnh. Bạn nên tránh các loại đồ thô, cứng, quá dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu. [2]
Người bệnh sau phẫu thuật cần bổ sung nhiều đạm từ các nguồn khác nhau
Bệnh nhân đang hóa trị
Việc sử dụng hóa chất điều trị ung thư vú để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng có thể gây tổn thương tế bào lành. Do đó, người bệnh đang hóa trị thường gặp tình trạng buồn nôn khiến người bệnh sợ ăn, mất cảm giác ngon miệng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên bỏ bữa mà nên ăn nhẹ, dễ tiêu trong những ngày thực hiện hóa trị, chia thành nhiều bữa, ăn từng phần nhỏ chậm rãi.
Một số loại thức ăn được bác sĩ khuyên dùng như trái cây tươi, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc và sữa. Người bệnh nên tránh những món dầu mỡ, nặng mùi.
Những ngày sau hóa trị, bạn nên ăn chế độ giàu dinh dưỡng hơn, đảm bảo đầy đủ các nhóm để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác buồn nôn, bạn có thể sử dụng một số thuốc chống nôn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc sử dụng các món ngọt, mát lạnh và có mùi thơm dịu nhẹ như kem, nước trái cây, trà thảo dược, bánh quy. [3]
Người bệnh đang hoá trị nên ăn món dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ
Bệnh nhân đang xạ trị
Bệnh nhân ung thư vú khi xạ trị ở vùng ngực có thể ảnh hưởng đến các khối cơ xung quanh, gây tình trạng sụt cân, giảm cơ. Do đó, chế độ ăn cho người bệnh đang xạ trị cần chú ý tăng lượng đạm hơn so với nhu cầu bình thường.
Các nguồn thực phẩm cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư vú như trứng, cá, gia cầm, đậu nành và các loại hạt và các loại thịt khác nhau.
Người bệnh ung thư nên uống nhiều nước trong quá trình xạ trị để hạn chế nguy cơ mất nước. Bạn cần uống đủ nước hằng ngày và có thể sử dụng các loại nước trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Một số loại đồ uống mà bệnh nhân đang xạ trị cần tránh như trà, cà phê, chất kích thích. [4]
Người bệnh đang xạ trị cần đảm bảo uống đủ nước hằng ngày
Bệnh nhân điều trị bằng các liệu pháp nội tiết
Các biện pháp điều trị nội tiết bao gồm tamoxifen, leuprolide và chất ức chế aromatase như anastrozol, letrozole. Các loại hormon này có thể cần sử dụng trong thời gian tương đối dài, do đó người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Bưởi tương tác với nhiều loại thuốc nên cần tránh ăn và uống nước ép bưởi khi đang dùng tamoxifen.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ chế độ ăn bổ sung nào.
- Kiểm soát cân nặng chặt chẽ.
- Giảm tình trạng bốc hỏa bằng cách tránh một số loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, soda, nước tăng lực, rượu bia, đồ cay nóng, socala .[5]
Bệnh nhân dùng liệu pháp nội tiết cần theo dõi cân nặng
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư vú sau điều trị, ngừa tái phát
Người bệnh sau khi trải qua quá trình điều trị ung thư thường cạn kiệt cả về thể chất và tinh thần. Do đó, chế độ ăn trong giai đoạn này đóng nhiều vai trò quan trọng, giúp người bệnh hồi phục cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch bị suy yếu và phòng các yếu tố nguy cơ gây tái phát bệnh.
Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú:
- Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh như bông cải xanh, súp lơ trắng giúp giảm tỷ lệ mắc và tăng thời gian sống sót sau điều trị ung thư vú cao hơn so với nhóm ít sử dụng. [6]
- Sử dụng các nguồn thực phẩm tiêu hóa chậm như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt với hàm lượng tinh bột thấp, chuyển hóa chậm được ghi nhận giảm tỷ lệ mắc và tái phát ung thư vú ở phụ nữ.
- Sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu đem lại nhiều lợi ích và có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. [7]
Tìm hiểu thêm: 15 nguyên nhân gây ung thư mà bạn có thể nhận biết để phòng ngừa
Đậu nành có khả năng phòng ngừa tái phát ung thư vú
Ung thư vú kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm được đánh giá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú mà bạn nên kiêng ăn:
- Rượu bia.
- Thực phẩm cay nóng hoặc có tính axit.
- Thức ăn chưa nấu chín.
- Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.
- Đồ uống có đường.
- Thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao.
Bệnh nhân ung thư vú cần tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích
Lời khuyên chế độ dinh dưỡng cho người mắc ung thư vú
Người bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng ngoài điều trị bệnh bằng các biện pháp y học còn cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
Chế độ ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa hỗ trợ nâng cao miễn dịch, phòng nguy cơ mắc bệnh lý khác trong quá trình điều trị bệnh.
Bệnh nhân ung thư vú nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sử dụng các loại thực phẩm ít đường, hạn chế chất béo xấu và không sử dụng các chất kích thích khi đang điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cần dành thời gian tập thể dục hoặc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. [8]
Người bệnh nên kết hợp điều trị, dinh dưỡng và chế độ tập luyện
Câu hỏi liên quan về chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư vú
Ung thư vú uống sữa được không?
Mặc dù có nhiều nghiên cứu đánh giá sự liên quan của sữa với nguy cơ mắc ung thư vú, tuy nhiên kết quả đem lại nhiều ý kiến trái chiều.
Tuy vậy, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo đối với người bệnh ung thư vú sử dụng khoảng 3 cốc sữa mỗi ngày.
Người bệnh thường ở độ tuổi trung niên có nguy cơ loãng xương cao, do đó sử dụng sữa giúp bổ sung canxi, hạn chế các biến chứng liên quan đến rối loạn canxi máu và loãng xương. [9]
Người bệnh ung thư vú có thể sử dụng sữa hằng ngày
Ung thư vú có ăn được thịt gà không?
Nghiên cứu của Kristie đã nhận thấy trong 100% mẫu thịt gà kiểm định có chứa chất gây ung thư vú, tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, sử dụng thịt gà cũng làm tăng mức cholesterol máu và nguy cơ ung thư tương đương với thịt đỏ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận về vấn đề này. [10]
Thịt gà không được chứng minh an toàn đối với bệnh nhân ung thư vú
Hóa trị có ảnh hưởng đến việc ăn uống không?
Các hóa chất trong điều trị ung thư đem lại nhiều tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh gây tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
Ngoài ra, hóa trị còn khiến vị giác của người bệnh thay đổi, giảm cảm giác ngon miệng và thèm ăn. [11]
Hóa trị gây buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn của người bệnh
Xạ trị có ảnh hưởng đến việc ăn uống không?
Người bệnh điều trị bằng phương pháp xạ trị có thể gặp triệu chứng mất nước, khô miệng, đau họng, buồn nôn, ợ hơi và thay đổi vị giác.
Do đó, người bệnh thường xuyên cảm thấy khát và chán ăn, đầy bụng.[4]
Xạ trị có thể dẫn đến thay đổi vị giác của bệnh nhân ung thư vú
Trên đây là những thông tin hữu ích về những loại thực phẩm bệnh nhân ung thư vú nên ăn và kiêng ăn. Bên cạnh những biện pháp điều trị chính trong bệnh ung thư, chế độ ăn đối với bệnh ung thư vú đóng vai trò quan trọng. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Exercise and Nutrition After Breast Cancer Surgery
https://www.webmd.com/breast-cancer/exercise-nutrition-after-breast-cancer-surgery
Diet for Cancer Patients During Chemotherapy
https://stanfordhealthcare.org/medical-clinics/cancer-nutrition-services/during-cancer-treatment/nutrition-during-chemo.html
Nutrition during radiation therapy treatment: What patients should know
https://www.mdanderson.org/cancerwise/nutrition-during-radiation-therapy-treatment–what-patients-should-know.h00-159465579.html
Nutrition and Breast Cancer: Making Healthy Diet Decisions
https://www.mskcc.org/cancer-care/patient-education/nutrition-and-breast-making-healthy-diet-decisions
Breast Cancer Self-Care and Recovery: Nutrition
https://www.ucsfhealth.org/education/breast-cancer-self-care-and-recovery-nutrition
After Breast Cancer: Fitness and Nutrition Tips
https://www.webmd.com/breast-cancer/features/breast-cancer-survivors-nutrition-fitness-tips
Maintaining a Healthy Diet with Breast Cancer
https://www.healthline.com/health/metastatic-breast-cancer/nutrition
Dairy Products and Breast Cancer Risk: What to Know
https://www.healthline.com/health-news/dairy-products-and-breast-cancer-risk
Detection of PhIP in Grilled Chicken Entrées at Popular Chain Restaurants Throughout California
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/01635580801956519
Appetite Loss and Cancer Treatment
https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/appetite-loss
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Dược phẩm Starmed của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật