Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Rate this post

Trà xanh không chỉ là thức uống phổ biến mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, liệu uống trà xanh trước khi đi ngủ có ảnh hưởng gì đến cơ thể không? Hãy cùng tìm hiểu thời điểm thích hợp để thưởng thức trà xanh qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Có nên uống trà xanh vào buổi tối không?

Uống trà xanh mang lại các lợi ích thiết thực cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, trong trà xanh có chứa hoạt chất cafein và là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, mất ngủ nếu uống gần giờ đi ngủ.

Uống quá nhiều nước trà xanh trước khi đi ngủ có thể làm đầy bàng quang nhanh chóng, dẫn đến tiểu đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ, hãy tận hưởng trà xanh vào ban ngày và trước giờ tối.

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Uống trà xanh vào buổi tối có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Lợi ích của việc uống trà xanh vào ban đêm

Trà xanh là đồ uống đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn lựa chọn đúng thời điểm để sử dụng. Một số tác động tích cực của trà xanh đến cơ thể gồm:

Chống oxy hóa

Trà xanh có chứa nhóm catechin với các hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) và epigallocatechin (EGC). Điều này giúp trà xanh có khả năng chống oxy hóa mạnh, làm hạn chế nhiều bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch và ung thư.[1]

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Hoạt chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cải thiện tâm trạng và trí nhớ

Trong trà xanh có chứa caffeine – hoạt chất giúp kích thích sự hoạt động của tế bào thần kinh. Vì thế, uống trà xanh vào buổi tối có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp chúng ta cải thiện tâm trạng, xóa tan cơn buồn ngủ, mệt mỏi. Do đó, nếu bạn uống trà xanh vào ban đêm có thể giúp cơ thể quay về trạng thái bình thường, nâng cao hiệu quả làm việc vào ban đêm.[1]

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Uống trà xanh vào buổi tối có thể giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung

Cải thiện chất lượng và thời gian ngủ

Trà xanh chứa nhiều axit amin, đặc biệt là theanine. Chất này giúp giảm các kích thích đến các nơron thần kinh, từ đó có tác dụng cải thiện chức năng não bộ, giải tỏa căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ.[1]

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Bạn có thể ngủ ngon hơn nếu uống lượng trà xanh hợp lý

Tác động xấu khi uống trà xanh vào buổi tối

Dù đem lại nhiều lợi ích, nhưng uống quá nhiều trà xanh vào buổi tối, trước khi đi ngủ có thể khiến bạn gặp một số bất lợi như:

Trà xanh khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ

Trà xanh có chứa caffeine, giúp tăng cường tinh thần và giảm mệt mỏi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một cốc trà xanh (240 ml) cung cấp khoảng 30 mg caffeine, tương đương 1/3 lượng caffeine trong cà phê. Tác động của caffeine phụ thuộc vào độ nhạy của cá nhân với chất này.

Uống trà xanh chứa caffeine vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vì tác dụng của caffeine mất khoảng 20 phút để hấp thu và 1 giờ để đạt hiệu quả tối đa. Mặc dù theanine trong trà xanh có thể giảm tác dụng kích thích của caffeine, nhưng những người nhạy cảm với caffeine vẫn có thể gặp vấn đề với giấc ngủ tùy thuộc vào lượng trà xanh họ tiêu thụ.

Điều này khiến việc uống trà xanh vào buổi tối có thể thúc đẩy trạng thái hưng phấn, tỉnh táo khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.[1]

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Trà xanh chứa nhiều caffein khiến bạn khó đi vào giấc ngủ

Trà xanh có thể làm tăng thức giấc vào ban đêm

Uống bất kỳ chất lỏng nào trước khi đi ngủ đều khiến bạn tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm. Đặc biệt là khi tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chứa caffein do chúng có khả năng làm tăng sản xuất nước tiểu.

Trà xanh có chứa caffein, nên uống trà trước khi đi ngủ có thể khiến bạn phải thức giấc đi tiểu vào ban đêm. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi sáng hôm sau.[1]

Đi tiểu vào ban đêm thường xuyên xảy ra khi bạn uống nước khoảng hai giờ trước khi đi ngủ và tiêu thụ đồ uống chứa caffeine hoặc cồn, những loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu và có thể làm tăng sản xuất nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: 4 triệu chứng thận hư giúp bạn nhận biết bệnh chính xác

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Uống nhiều trà xanh trước khi đi ngủ là nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm

Thời điểm tốt nhất để uống trà xanh

Trái ngược với tác hại khi uống trà xanh vào buổi tối, nếu bạn lựa chọn thời điểm thích hợp để uống trà xanh có thể giúp nâng cao sức khỏe và hiệu quả làm việc. Những khoảng thời gian uống trà phù hợp trong ngày gồm:

Buổi sáng

Một tách trà xanh ấm nóng vào buổi sáng có thể thức tỉnh hệ thần kinh, giúp bạn tỉnh ngủ nhanh chóng. Đặc biệt, sự kết hợp giữa caffein và L-theanine trong trà xanh có thể giúp thư giãn đầu óc, mang đến năng lượng tích cực cho một ngày mới tràn đầy niềm vui.[2]

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Bạn nên uống trà xanh vào buổi sáng để khởi động ngày mới

Trước khi tập thể dục

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc uống trà xanh trước khi tập thể dục có thể nâng cao hiệu quả của buổi tập như:

  • Giúp tăng cường đốt cháy chất béo và hỗ trợ giảm cân.
  • Thúc đẩy khả năng hồi phục các cơ bắp sau khi tập luyện với cường độ cao. Từ đó, hỗ trợ làm giảm cảm giác đau nhức toàn thân.[2]

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Uống trà xanh trước khi tập luyện có thể giúp hỗ trợ giảm cân

Lưu ý khi sử dụng trà xanh

Bên cạnh việc không nên uống trà xanh vào buổi tối, bạn cũng nên lưu ý một số thời điểm khi uống trà xanh để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Không uống trước giờ đi ngủ: để giữ giấc ngủ tốt giúp tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau, tránh uống trà xanh quá gần giờ ngủ. Nếu muốn thưởng thức, hãy uống trà ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Không uống khi bụng đói: do trà xanh chứa caffein có thể tăng tiết acid dạ dày nên uống khi đói có thể làm tổn thương cho hệ tiêu hóa, tăng tình trạng đau hoặc viêm loét dạ dày.
  • Không uống ngay sau khi uống thuốc: do các hoạt chất trong trà xanh có thể tương tác và làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Không uống ngay sau bữa ăn: Uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa do chất tanin trong trà. Nó kích thích tiết axit nhiều hơn từ dạ dày, gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
  • Không uống trong bữa ăn: do uống trà xanh khi ăn có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin B1 (thiamin), gây thiếu hụt và có thể dẫn đến tình trạng tê phù.
  • Không uống trước bữa ăn: vì trà xanh chứa chất kích thích khiến dạ dày sản xuất nhiều acid hơn, làm mất cảm giác ngon miệng và giảm ham muốn ăn. Điều này có thể dẫn đến việc ăn ít hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng kém hiệu quả.
  • Không dùng trà xanh để uống thuốc: việc dùng trà xanh để uống thuốc có thể làm biến đổi tính chất hóa học trong thuốc dẫn đến rối loạn chuyển hóa và gây độc cho gan.
  • Không uống khi sức khỏe yếu: trong trà xanh có chứa hoạt chất tanin gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt của đường tiêu hóa. Điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu máu, mệt mỏi và làm sức khỏe giảm sút nhanh hơn.
  • Không uống trà xanh quá nóng: Chỉ nên uống trà xanh khi nhiệt độ dưới 60 độ C để tránh tổn thương niêm mạc dạ dày và giảm nguy cơ loét dạ dày. Nhiệt độ lý tưởng là từ 45–50 độ C.
  • Không uống trà xanh quá đặc: trà quá đặc không tốt vì chứa nhiều cafein và tanin. Sử dụng trà quá đặc tăng nguy cơ đau đầu và mất ngủ do hấp thu cao hàm lượng chất này.

Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

Bạn không nên uống trà xanh khi đói để bảo vệ dạ dày

Hi vọng qua bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức về lợi ích và tác động nếu uống trà xanh vào buổi tối. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được thời điểm uống trà xanh thích hợp để vừa thư giãn tinh thần vừa có giấc ngủ ngon sẵn sàng cho một ngày mới!

  • Is There a Best Time to Drink Green Tea?

    https://www.healthline.com/nutrition/best-time-to-drink-green-tea

  • Xem thêm Uống trà xanh trước khi đi ngủ có thực sự tốt không?

    >>>>>Xem thêm: Người bị ho có ăn được thịt gà không? Chế độ dinh dưỡng khi bị ho

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *