Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Rate this post

Tiêm ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp chủ động giúp phòng tránh bệnh và mang lại hiệu quả cao. Hãy đọc ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi nhé!

Bạn đang đọc: Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Bệnh thuỷ đậu

Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?

Mọi đối tượng đều có thể mắc phải thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng hay chưa bao giờ bị thủy đậu. Đặc biệt là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não,… có thể tử vong.

Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu hay chưa tiêm phòng đều nên tiêm vắc xin thuỷ đậu để ngăn ngừa bệnh thủy đậu và không để bệnh tiến triển sang mức độ nghiêm trọng nếu mắc phải.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Mọi đối tượng, lứa tuổi đều nên tiêm phòng thủy đậu

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm vắc xin thủy đậu không?

Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 đến 20 tuần đầu, mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật cho thai nhi như dị dạng ở sọ, mắc chứng đầu nhỏ, đa dị tật ở tim,…

Nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong những ngày sắp sinh, con bị mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng da. Vì vậy, tiêm chủng vắc xin thủy đậu là rất quan trọng đối với phụ nữ trước khi mang thai để ngăn ngừa bệnh cho cả mẹ và thai nhi.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Phụ nữ mang thai tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Bị thủy đậu rồi cần tiêm phòng vắc xin nữa không?

Nếu bạn được chẩn đoán đã mắc thủy đậu thì bạn không cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa vì cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không chắc chắn mình đã từng bị nhiễm bệnh hay chưa do nhầm lẫn với các bệnh khác như tay chân miệng thì bạn vẫn nên tiêm phòng thủy đậu để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Nếu đã từng mắc thủy đậu thì bạn không cần đi tiêm phòng vắc xin

Có mấy loại vắc xin thủy đậu

Vắc xin Varivax (Mỹ)

Varivax là một vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu sống, đã giảm độc lực và được sử dụng bằng cách tiêm dưới da. Vắc xin được chỉ định cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên mà chưa có miễn dịch.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Vắc xin Varivax của Mỹ

Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)

Varicella là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu sống, đã giảm độc lực được chỉ định cho trẻ em trên 12 tháng tuổingười lớn chưa có miễn dịch.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Vắc xin Varicella của Hàn Quốc

Vắc xin Varilrix (Bỉ)

Varilrix là vắc xin đông khô của virus thủy đậu sống, đã giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus ở trong môi trường nuôi cấy và được sử dụng bằng cách tiêm dưới da.

Chỉ định: Trẻ em từ 9 tháng tuổingười lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh thủy đậu.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Vắc xin Varilrix của Bỉ

Vắc xin thủy đậu tiêm bao nhiêu mũi?

Số mũi tiêm vắc xin thủy đậu tùy từng độ tuổi cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ nhỏ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi hay trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi, chưa từng mắc bệnh thủy đậu: tiêm 1 mũi vắc xin và nhắc lại mũi 2 sau mũi một 3 tháng hoặc lúc 4 đến 6 tuổi.
  • Trẻ trên 13 tuổi hoặc người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 đến 8 tuần.
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai: ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi hoàn thành lịch tiêm thủy đậu.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Số mũi tiêm vắc xin thủy đậu tùy thuộc vào từng độ tuổi

Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu của Mỹ và Hàn Quốc:

  • Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi có thể bắt đầu tiêm mũi thứ nhất và được khuyến cáo tiêm mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 4 tuổi thì nên tiêm mũi thứ nhất vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 4 đến 6 tuổi.
  • Đối với trẻ từ 13 tuổi và người lớn có thể bắt đầu tiêm mũi thứ nhất và nên tiêm mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu của Bỉ:

  • Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi có thể bắt đầu tiêm mũi thứ nhất và nên tiêm mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Đối với trẻ từ 13 tuổi và người lớn nên bắt đầu tiêm mũi thứ nhất và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (tuyệt đối không tiêm khi chưa đủ 4 tuần trong bất kỳ hoàn cảnh nào).

Tìm hiểu thêm: Điểm G của phụ nữ thường ở đâu? 3 cách tìm điểm G của nàng

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu tùy thuộc vào loại vắc xin và độ tuổi

Tác dụng phụ có thể gặp

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu:

  • Vị trí tiêm bị sưng đỏ, ngứa, tụ máu hay nổi cục cứng.
  • Những người có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vắc xin sẽ có triệu chứng sốt, kèm theo phát ban dạng nốt phỏng trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi tiêm.
  • Một vài trường hợp có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng. Tuy nhiên, đây là các tác dụng phụ hiếm gặp, nếu tình trạng này xảy ra, bố mẹ hãy đưa trẻ hoặc người bệnh đến các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin thủy đậu

Những ai không nên hoặc hoãn tiêm vắc xin

Người hạn chế tiêm vắc xin thủy đậu

  • Người đang bị sốt hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Người mắc bệnh mãn tính (lao phổi, viêm thận,…).
  • Đã tiêm phòng các vắc xin sống khác (vắc xin bại liệt, sởi, quai bị, rubella và lao) trong vòng 1 tháng gần đây.
  • Người sử dụng huyết thanh globulin miễn dịch (có vai trò chống lại tức thì việc bị nhiễm siêu vi trùng) trong vòng 90 ngày gần đây.
  • Người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm cả corticosteroid liều cao).

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Người hạn chế tiêm vắc xin thủy đậu

Người không nên tiêm vắc xin thủy đậu

  • tiền sử quá mẫn (mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù mạch,…) với bất cứ thành phần nào của vắc xin hoặc có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó.
  • Người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, cơ thể giảm hoặc không còn khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân từ môi trường bên ngoài như người mắc phải hội chứng HIV/AIDS, người đang trong quá trình xạ trị,…
  • Người bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bệnh bạch cầu tế bào lympho T, U lympho hay các khối u ác tính ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
  • Chống chỉ định tiêm vắc xin thủy đậu (bao gồm Varivax, Varilrix, Varicella) cho phụ nữ đang có thai và vắc xin Varicella cho người bị suy dinh dưỡng.
  • Người đã có miễn dịch do từng mắc thủy đậu.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Người không nên tiêm vắc xin thủy đậu

Một số lưu ý khi tiêm vắc xin thủy đậu

Tiền sử dị ứng

Nếu bạn dị ứng trầm trọng với các thành phần có trong vắc xin hoặc sau một liều vắc xin trước đó thì không nên tiêm vắc xin thủy đậu.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Không nên tiêm phòng cho trẻ nếu trẻ bị dị ứng với thành phần nào của vắc xin

Thời gian sau khi tiêm phòng

  • Sau khi tiêm xong, bạn sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Nếu cơ thể bạn không có gì bất thường thì sẽ được cho về nhà, tuy nhiên bạn cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ tại nhà.
  • Nếu đang có ý định mang thai, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng, tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm phòng.
  • Trong vòng 6 tuần sau khi tiêm vắc xin, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh thủy đậu như: trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người suy giảm hệ miễn dịch và người chưa có miễn dịch thủy đậu.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Sau khi tiêm cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi

Dời lịch tiêm phòng với một số trường hợp đặc biệt

  • Đang điều trị bằng các thước kháng vi rút như: acyclovir, famciclovir hoặc valacyclovir (ngừng sử dụng các thuốc này trước khi tiêm vắc xin 24 giờ và không được tiếp tục sử dụng trong 14 ngày sau khi tiêm ngừa vắc xin thủy đậu).
  • Nếu bạn đang bị bệnh như: sốt, đau đầu, cảm cúm,… thì nên dời lịch tiêm cho đến khi khỏi bệnh.
  • Trong vòng 11 tháng gần đây, bạn điều trị bằng các sản phẩm máu có chứa kháng thể.

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

Dời lịch tiêm phòng với một số trường hợp đặc biệt

Một số trung tâm tiêm chủng vắc – xin

  • Tại TP. HCM: Bệnh viện Nhân dân 115, Trung tâm tiêm chủng VNVC, Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Vắc xin thủy đậu phải tiêm bao nhiêu mũi và nên tiêm khi nào?

>>>>>Xem thêm: Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

Trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC

Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết,… Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên đi tiêm vắc xin phòng thủy đậu tại các trung tâm y tế. Nếu quý đọc giả cả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!

[1]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *