Ngoài tác dụng điều chỉnh và hỗ trợ quá trình đông máu, vitamin K còn đảm nhiệm nhiều vai trò khác trong các hoạt động sinh lý của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của vitamin K qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Vai trò của vitamin K đối với sức khỏe bạn nên biết
Contents
Nguồn cung cấp vitamin K
Thức ăn
Hàm lượng vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày là 120 mcg đối với người trưởng thành. Với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nguồn thực phẩm tự nhiên có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K của cơ thể.
Hàm lượng vitamin K trong một số loại thực phẩm được ước lượng như sau: [3]
Thực phẩm | Hàm lượng vitamin K (mcg) | Nhu cầu vitamin K hàng ngày (%) |
85g Natto (đậu tương lên men) | 850 | 708 |
1 cốc cải xoăn | 113 | 94 |
1 cốc bông cải xanh | 220 | 183 |
1 cốc đậu nành rang | 86 | 72 |
1 ly nước ép cà rốt | 38 | 32 |
1 muỗng canh dầu đậu nành | 25 | 21 |
1 cốc bí ngô | 40 | 33 |
1 ly nước ép lựu | 25 | 21 |
1 cốc việt quất | 28 | 23 |
1 cốc xà lách | 14 | 12 |
85g thịt gà | 13 | 11 |
28g hạt điều | 10 | 8 |
85g tôm | 0,3 | 0,25 |
1 quả trứng luộc | 4 | 3 |
1 ly sữa | 1 | 0,8 |
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết
Thực phẩm bổ sung
Nhiều người không có khả năng chuyển hóa và hấp thu các dạng vitamin K từ tự nhiên cần phải sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Dạng vitamin K tổng hợp có khả năng hỗ trợ vào quá trình làm đông máu gấp 2 lần vitamin K tự nhiên, tuy nhiên chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như tổn thương tế bào gan.
Vitamin K nhân tạo có trong hầu hết các sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp, đa khoáng chất. Ngoài ra, một số loại thực phẩm chức năng tổng hợp nhiều thành phần bổ sung canxi, vitamin D, magie… cũng thường ó chứa cả vitamin K.
Nhóm vitamin K1 được tổng hợp dưới dạng phylloquinone hoặc phytonadione, trong khi vitamin K2 được tổng hợp dưới dạng menaquinone MK-4 hoặc menaquinone MK-7. Các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, phytonadione và MK-7 đều được hấp thu tốt nhưng MK-7 có thời gian bán hủy dài hơn (tác dụng chậm và kéo dài). [3]
Vitamin K nhân tạo có khả năng làm đông máu gấp 2 lần vitamin K tự nhiên
Vai trò của vitamin K đối với sức khỏe
Hỗ trợ quá trình đông máu
Một trong những công việc quan trọng nhất của vitamin K là tạo ra 4 trong số 13 loại protein cần thiết cho quá trình đông máu. Tuy nhiên, với những ai đang sử dụng các thuốc chống đông máu như warfarin, không nên bổ sung nhiều vitamin K vì chúng có thể cản trở hiệu quả của thuốc. [1]
Vitamin K giúp tạo ra 4 trong số 13 loại protein cần thiết cho quá trình đông máu
Tăng cường sức khỏe xương
Vitamin K điều hòa quá trình hấp thu canxi, hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương, răng. Chúng tham gia vào quá trình tổng hợp osteocalcin – một loại protein tạo xương, cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương. [1]
Vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp osteocalcin, cải thiện mật độ xương
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt Gla-protein (MGP) ngăn chặn quá trình vôi hóa mạch máu (chất khoáng lắng đọng trong thành động mạch và tĩnh mạch). Qua đó cho thấy, vitamin K đã tham gia vào quá trình bảo vệ mạch máu khỏi vôi hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, vitamin K còn hỗ trợ điều chỉnh sự co mạch và giãn mạch, từ đó đảm bảo áp lực trong lòng mạch luôn được duy trì ở mức ổn định, góp phần hỗ trợ huyết áp ổn định. Điều này rất tốt cho hệ tim mạch. [4] [5]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Australian pharmaceutical của nước nào? Có tốt không?
Vitamin K kích hoạt Gla-protein (MGP) ngăn chặn quá trình vôi hóa mạch máu
Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin K
Một số đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin K cao như:
- Trẻ sơ sinh và thai nhi: Việc vận chuyển vitamin K qua nhau thai tương đối kém, làm tăng nguy cơ thiếu vitamin K ở thai nhi. Ngoài ra ở trẻ em, do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ kém hấp thu vitamin K. [3]
- Người bị rối loạn hấp thu: Những người mắc bệnh suy tụy hoặc bệnh đường tiêu hóa dẫn đến giảm hấp thu hoặc kém hấp thu chất béo – môi trường để hòa tan vitamin K trong cơ thể (ví dụ: bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm ruột, cắt bỏ ruột,…). [5]
- Dùng một số loại thuốc làm giảm hấp thu vitamin K: Sử dụng thuốc chống co giật như phenytoin và dilantin trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin K ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thuốc giảm cholesterol gây cản trở hấp thu chất béo, thuốc kháng sinh phổ rộng tiêu diệt nguồn lợi khuẩn sản xuất vitamin K tự nhiên trong cơ thể. Vì vậy cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu dùng chung các thuốc này. [6]
Người có vấn đề về đường ruột thường kém hấp thu vitamin K
Một số lưu ý khi dùng vitamin K
Liều dùng vitamin K theo khuyến cáo
- Từ 0-6 tháng: 2,0 mcg
- Từ 7-12 tháng: 2,5 mcg
- Từ 1-3 tuổi: 30 mcg
- Từ 4-8 tuổi: 55 mcg
- Từ 9-13 tuổi: 60 mcg
- Từ 14-18 tuổi: 75 mcg
- Người lớn: nam 120 mcg, nữ 90 mcg
- Phụ nữ mang thai và cho con bú (>19 tuổi): 90 mcg [3]
Liều dùng vitamin K cần dựa theo khuyến cáo của chuyên gia
Tương tác với một số thuốc
- Warfarin và các thuốc chống đông máu khác có cơ chế tác dụng ngược lại với vitamin K làm đông máu. Những thay đổi đột ngột về lượng vitamin K hấp thụ có thể làm thay đổi tác dụng chống đông máu của thuốc.
- Thuốc kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất vitamin K trong đường ruột.
- Chất cô lập axit mật bao gồm cholestyramine và colestipol. Chúng ngăn chặn sự tái hấp thu axit mật, cuối cùng làm giảm nồng độ cholesterol và giảm nồng độ vitamin K, đặc biệt nếu dùng trong vài năm.
- Orlistat (thuốc giảm cân) làm giảm hấp thu chất béo khiến vitamin K là chất tan trong dầu không có môi trường để hòa tan. [5]
>>>>>Xem thêm: Lưu ý về các loại thuốc điều trị bệnh viêm gan C
Một số loại thuốc có thể làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu vitamin K trong cơ thể
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu thêm về vai trò của vitamin K đối với sức khỏe. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!