Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp nhưng không phải ai cũng biết ăn uống đúng cách để điều trị và phòng ngừa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn tốt nên lưu ý
Contents
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Nước
Uống đủ nước là một trong những điều tốt nhất cho hệ tiết niệu và tiêu hóa của bạn. Điều này giúp cơ thể được thanh lọc, thải trừ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Bạn có thể thêm vào một chút trái cây, lát dưa chuột hoặc một nhánh bạc hà tươi để tăng thêm hương vị, từ đó kích thích bạn uống nhiều nước hơn trong ngày.
Uống đủ nước sẽ rất tốt cho người viêm đường tiết niệu
Quả mọng
Quả nam việt quất, quả việt quất, quả mâm xôi chứa nhiều proanthocyanidin và các chất chống oxy hoá, giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như bảo vệ niêm mạc đường niệu trước các loại vi trùng.
Một cách để bổ sung một lượng lớn quả mọng vào chế độ ăn uống của bạn là sinh tố. Các loại quả mọng tươi hoặc đông lạnh mang đến một lựa chọn ngon miệng bất kể là vào mùa nào.
Quả mọng là những loại trái cây có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu
Sữa chua
Ăn sữa chua và các sản phẩm từ sữa được nuôi cấy khác thường xuyên có thể làm giảm tới 80% nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Sữa chua có chứa lợi khuẩn, giúp ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sữa chua còn là thực phẩm tốt hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả.
Sữa chua giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều omega-3, có thể giúp giảm viêm do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài cá hồi, người bệnh còn có thể bổ sung dầu cá qua các loại thực phẩm chức năng, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cá hồi chứa omega-3 giúp giảm viêm
Rau xanh
Rau bina, cải xoăn và bông cải xanh là những lựa chọn đặc biệt tốt, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa, rau xanh là nguồn chất xơ dồi dào. Việc thiếu chất xơ sẽ làm giảm nhu động ruột, gây áp lực lên đường tiết niệu và chặn dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. [1]
Các loại rau lá xanh hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Tỏi
Mặc dù chưa có nghiên cứu sâu rộng về chủ đề mối liên hệ giữa tỏi và nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng tỏi có đặc tính kháng khuẩn, từ đó có thể giúp chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hằng ngày thậm chí còn giúp tăng cường sức khoẻ tổng quát hiệu quả cho người bệnh.
Tỏi có tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển
Vitamin C
Vitamin C làm nước tiểu có tính acid cao hơn, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong hệ thống đường tiết niệu. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm.
Một số thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên (cũng như các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm) bao gồm:
- Cam quýt (cam, kiwi, chanh, bưởi).
- Ớt chuông.
- Dâu tây.
- Cà chua.
- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng).
- Khoai tây.
Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý không nên bổ sung quá nhiều vitamin C vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,…
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C hạn chế vi khuẩn phát triển
Thực phẩm giàu kali
Cơ thể nếu có mức kali thấp có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Theo một số nghiên cứu, hạ kali máu (nồng độ kali thấp) có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. [2]
Thực phẩm giàu kali người bệnh có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của mình như:
- Trái cây sấy khô (nho khô, mơ).
- Khoai tây.
- Cải bó xôi, bông cải xanh.
- Củ cải xanh.
- Bơ.
- Chuối.
Tìm hiểu thêm: Chất khoáng là gì? Vai trò của chất khoáng với cơ thể
Thực phẩm giàu kali tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu nên kiêng gì?
Thực phẩm có tính axit
Mặc dù chứa nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch, nhưng các loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh, chanh vàng và bưởi có thể gây kích ứng bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Để tránh ảnh hưởng, tốt nhất bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng. [3]
Người bệnh viêm đường tiết niệu tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính acid
Thức ăn cay
Giống như thực phẩm có tính axit, ăn thức ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc bàng quang và làm tăng cảm giác khó chịu. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các thức ăn cay như ớt, tiêu đen,… khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Thức ăn cay làm tăng kích ứng và khó chịu cho người bệnh
Cafein
Cafe là thức uống ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải là loại đồ uống được khuyến nghị cho người đang bị viêm đường tiết niệu. Trong cà phê chứa rất nhiều cafein – một hợp chất có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ uống hơn 2 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với người bình thường.
Thực phẩm chứa cafein dễ gây tình trạng tiểu buốt ở người bệnh
Thức ăn nhiều đường
Đường không hoàn toàn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng nó có thể nuôi sống vi khuẩn khi đang trong tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kết luận chính xác về chủ đề này, nhưng việc cắt giảm lượng đường cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như trái cây hay nước ép, giúp bổ sung thêm nước cho cơ thể nhưng không quá lo về hàm lượng đường.
Thức ăn và đồ uống có đường nuôi sống vi khuẩn ở đường tiết niệu
Rượu
Uống rượu không làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu, nhưng nó có thể gây kích ứng thêm cho bàng quang của bạn trong thời gian nhiễm trùng và làm tăng nặng tình trạng này.
Tương tự như caffeine, rượu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, điều này có thể làm tăng cường độ và tần suất các triệu chứng của bệnh.
Rượu
Thay đổi lối sống để phòng ngừa viêm đường tiết niệu
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh nhằm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu.
Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như:
- Tập thể dục đều đặn và thường xuyên.
- Uống đủ nước.
- Hạn chế nhịn tiểu.
- Có cuộc sống quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh.
- Thăm khám ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện. [4]
>>>>>Xem thêm: Vắc xin và sinh phẩm (IVAC) có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Tập thể dục là một phương pháp tốt để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu
Trên đây là bài viết khái quát về viêm đường tiết niệu và những thực phẩm nên ăn hay nên kiêng khi mắc căn bệnh này. Nếu bạn thấy bài viết hay và có ích thì hãy chia sẻ những thông tin này đến với những người xung quanh của mình bạn nhé!