Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Rate this post

Viêm họng hạt là một bệnh lý thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Thế nhưng viêm họng hạt có lây không và lây lan bằng cách nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về con đường lây lan của viêm họng hạt và cách phòng ngừa nhé!

Bạn đang đọc: Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Viêm họng hạt có lây không?

Viêm họng hạt là bệnh mắc phải do nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus pyogenes, còn được gọi là liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Vi khuẩn liên cầu rất dễ lây lan. Một người khỏe mạnh có thể lây bệnh nếu tiếp xúc với các giọt bắn từ đường hô hấp của người bị viêm họng hạt.

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Con đường lây lan của viêm họng hạt

Viêm họng hạt sẽ lây lan thông qua giọt bắn từ đường hô hấp khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu không may tiếp xúc với các giọt nước này sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt, bạn có thể bị mắc viêm họng hạt.

Ngoài ra, sự lây lan có thể xảy ra khi:

  • Dùng chung thức ăn, đồ uống với người bị viêm họng hạt.
  • Tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như vòi nước hoặc tay nắm cửa.

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Triệu chứng viêm họng hạt

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng hạt thường là:

  • Đau cổ họng đột ngột.
  • Đau khi nuốt.
  • Amidan đỏ và sưng, có thể xuất hiện các mảng hoặc vệt trắng có mủ.
  • Xuất hiện các đốm đỏ li ti trên khu vực phía sau vòm miệng.
  • Có các hạch bạch huyết sưng, mềm ở cổ.
  • Sốt đột ngột.
  • Đau đầu.
  • Nôn và buồn nôn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Nhức mỏi khắp cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Công dụng, liều dùng và một số lưu ý khi sử dụng vitamin B1

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng hạt

Vì viêm họng hạt rất dễ lây lan, nên hãy phòng ngừa bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên. Đảm bảo sử dụng chất khử trùng tay có cồn hoặc xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
  • Che miệng khi ho bằng tay hoặc khăn giấy.
  • Lau sạch các bề mặt trong nhà nếu có người bị viêm họng hạt, vì vi khuẩn có thể tồn tại trong thời gian ngắn trên các vật dụng gia đình như tay nắm cửa và mặt bàn.
  • Tránh tiếp xúc với người bị viêm họng cho đến khi họ đã dùng kháng sinh ít nhất 24 giờ.
  • Không dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc dụng cụ ăn uống với người khác. Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân, đặc biệt là bàn chải đánh răng.

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây:

  • Đau họng kèm theo các hạch bạch huyết sưng, mềm.
  • Đau họng kéo dài hơn 2 ngày.
  • Sốt cao đột ngột.
  • Đau họng kèm theo phát ban.
  • Đau khi thở hoặc nuốt.
  • Nếu viêm họng hạt đã được chẩn đoán nhưng tình trạng vẫn chưa cải thiện sau khi dùng kháng sinh trong 48 giờ.

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

Chẩn đoán

Để xác định chính xác viêm họng hạt, sau khi thăm khám và tìm hiểu về các triệu chứng cũng như thời gian khởi phát, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nhanh kháng nguyên: Đây là xét nghiệm được thực hiện thông qua việc tìm kiếm các mẫu kháng nguyên của vi khuẩn liên cầu trong dịch cổ họng của bạn.
  • Xét nghiệm phân tử: Tương tự như xét nghiệm kháng nguyên, thử nghiệm này cũng được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu gạc hoặc tăm bông chứa dịch từ cổ họng.
  • Nuôi cấy cổ họng: Nếu các xét nghiệm trên cho kết quả âm tính nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, nuôi cấy cổ họng có thể được chỉ định ngay sau đó. Mẫu dịch tiết được lấy sau khi dùng miếng gạc chà sát lên phần sau cổ họng và amidan sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tìm sự hiện diện của vi khuẩn. Thời gian nhận kết quả có thể mất từ 1 – 2 ngày.

Viêm họng hạt có lây không? Con đường lây lan và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: EPA là gì? 8 tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của EPA đối với cơ thể bạn cần biết

Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

Viêm họng hạt có thể dễ dàng lây lan khi tiếp xúc với người bệnh, vì vậy hãy nắm vững các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân cũng như tránh lây lan cho người khác nếu không may mắc phải. Hãy trao đổi với Kenshin nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

Nguồn: mayoclinic, healthline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *