Hiện nay, bệnh lý viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày của người bệnh. Việc điều trị viêm loét dạ dày ngoài chữa trị bằng thuốc thì chế độ ăn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì, hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Xem ngay 10 loại thực phẩm dưới đây
Contents
Trái cây
Trái cây là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Do đó, không quá khi nói rằng trái cây là loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bị viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, cần lưu ý ở người viêm loét dạ dày rất nhạy cảm với sự tăng acid dạ dày, từ đó kích thích dạ dày gây đau bụng. Vì vậy, phải hạn chế sử dụng các loại trái cây làm tăng acid dạ dày như cam, quýt, khế,…
Rau
Ngoài trái cây ra thì rau xanh cũng là một lựa chọn hợp lý trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là đối với những người bị viêm loét dạ dày. Ăn trái cây thường xuyên giúp bổ sung dồi dào chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa, từ đó giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, chất xơ bên trong rau củ quả còn giúp đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể.
Protein nạc
Một số thực phẩm như thăn bò, cá hồi, cá thu, cá mòi, đậu phụ, trứng là những thực phẩm giàu protein và omega – 3. Chúng rất phù hợp với những người bị viêm loét dạ dày do chúng có đặc tính làm giảm viêm và ngăn ngừa tiến triển của các vết loét bên trong dạ dày.
Sữa lên men
Trong sữa chua có chứa nhiều probiotic và các men vi sinh giúp hỗ trợ hệ vi khuẩn đường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Sữa chua là một loại thực phẩm lý tưởng cho người bị viêm loét dạ dày do sữa chua giúp tăng cường lớp đệm cho bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm kích thích dạ dày, hạn chế cơn đau.
Bánh mì và ngũ cốc
Bánh mì và ngũ cốc là một lựa chọn cho bữa sáng vô cùng tiện lợi, dễ chế biến và phù hợp với người Việt Nam. Ở người bị viêm loét dạ dày, ăn bánh mì và ngũ cốc giúp bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cao như protein, chất xơ, sắt, canxi,…
Ngoài ra, bánh mì có đặc tính khô và hút nước nên chúng có thể trung hòa acid dịch vị, từ đó niêm mạc dạ dày ít bị ăn mòn và phá hủy bởi pepsin và acid.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ tuy không được cơ thể tiêu hóa và hấp thu nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng nhuận trường, chống táo bón, nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, thúc đẩy việc giảm cân hiệu quả, giảm lượng đường trong máu và đào thải cholesterol có hại ra ngoài.
Các thực phẩm giàu chất xơ phù hợp với người bị viêm loét dạ dày như:
- Quả lê.
- Quả bơ.
- Quả táo.
- Cà rốt.
- Củ cải đường.
- Bông cải xanh.
Tìm hiểu thêm: 11 dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ không nên bỏ qua
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A ngoài tác dụng giúp cải thiện thị lực, tốt cho đôi mắt thì còn một tác dụng ít được biết đến là kích thích tăng sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Sở dĩ dạ dày có thể chịu được độ pH acid từ dịch vị mà không bị ăn mòn là nhờ một phần sự bài tiết chất nhầy giúp phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn cách niêm mạc dạ dày khỏi pH dịch vị.
Do đó, bất kỳ thực phẩm nào làm tăng sản sinh chất nhầy sẽ giúp hạn chế các cơn đau gây ra do viêm loét dạ dày.
Trà xanh
Hiện nay có đến khoảng hơn 50% dân số trên thế giới nhiễm Helicobacter pylori (HP), chúng là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, một phác đồ điều trị đặc hiệu HP ngoài sử dụng thuốc ra thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để góp phần diệt HP và trà xanh là một thực phẩm lý tưởng.
Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa và catechin giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, vì vậy uống trà xanh thường xuyên mang lại hiệu quả diệt HP ở những người viêm loét dạ dày.
Thực phẩm giàu flavonoid
Không phải ngẫu nhiên mà flavonoid đóng vai trò chính trong các chế độ ăn dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa và tim mạch. Chúng mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng như chống viêm nhiễm, tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và phòng ngừa ung thư.
Những thực phẩm giàu flavonoid dành cho người bị viêm loét dạ dày như:
- Trái cây: táo, nho, đào,…
- Rau củ: cải bó xôi, bắp cải trắng, rau diếp cá,…
Nghệ
Nghệ ngoài hiệu quả làm lành vết thương, giúp mờ sẹo mờ thâm ở những người bị mụn trứng cá thì còn có tác dụng chống viêm, giảm bài tiết dịch vị dạ dày và kiềm hóa acid dịch vị. Vì vậy, nghệ là một thực phẩm không thể bỏ qua ở người bị viêm loét dạ dày, hạn chế được cơn đau dạ dày và ngăn ngừa quá trình viêm loét dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Hạt hạnh nhân có tác dụng gì? 12 tác dụng của hạt hạnh nhân bạn cần biết
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về những thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày nên dùng. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Very well health, MedicineNet